3 điều không nên nói khi giao tiếp với họ hàng, anh em lâu ngày không gặp mặt

3 điều không nên nói khi giao tiếp với họ hàng, anh em lâu ngày không gặp mặt
3 điều không nên nói khi giao tiếp với họ hàng, anh em lâu ngày không gặp mặt

Bạn có bao giờ cảm thấy việc giao tiếp với họ hàng không hề dễ dàng và chỉ cần sơ ý 1 chút là có thể mắc phải sai lầm khiến bạn khốn đốn không. Thực tế không chỉ riêng ai mà đó là vấn đề của rất nhiều người. Vậy thì bài viết dưới đây chính là dành cho bạn đấy nhé!

Làm người phải biết dè dặt, bình thản qua ngày, không cần thiết kì kèo hay so đo. Nước trong quá thì không có cá, người quá thanh liêm lại ít có tri kỉ. Con người không ai có thể đi cùng nhau đến hết đời, có một vài chuyện chỉ nên để trong lòng là được’, tác giả Diệc Thư (nhà văn Trung Quốc) đã viết như thế trong cuốn “Bong bóng tường vi”.

Ngẫm lại, đó là cách đối nhân xử thể khôn ngoan. Ngốc nghếch một chút đôi khi lại giúp bản thân vui vẻ thêm vài phần. 

Và trong mối quan hệ nào cũng vậy, nhất là quan hệ với người nhà hay cụ thể là họ hàng – những người gần cũng gần lắm, mà xa cũng xa vô tận,  hững người tưởng thân thuộc nhưng lại khó đoán và khó hài lòng về bạn nhất.

Vậy, trong giao tiếp với họ hàng cần cẩn trọng, dè dặt điều gì để họ vui mà mình cũng vui. Dưới đây là 3 điều có thể tham khảo.

Khi được hỏi về thu nhập, chuyện kinh tế trong nhà: Nói ít thôi, không nói càng tốt

Đi làm ăn xa, 1 năm mới trở về quê, gia đình cùng họ hàng tụ họp vui vẻ, khó mà tránh được những câu hỏi: “Năm nay các con làm ăn có khá không? Thưởng Tết bao nhiêu?”, “Ra trường lương khởi điểm bao nhiêu?”, “Nhà con năm nay ăn Tết to chắc công việc của mấy đứa  tốt lắm nhỉ?”… 

Bài viết liên quan  Nam tài xế mắc kẹt trong cabin sau tai nạn trên cao tốc

Tóm lại, là chuyện tiền nong, kinh tế trong gia đình. Có câu “đèn nhà ai người ấy rạng”, cũng hàm ý nhắc nhở trong mối quan hệ họ hàng nên giữ lề lối, việc trong nhà mình chỉ có mình tỏ, nói ra được khen ngợi trước mặt, hoặc, được cảm thông ngay lúc đó… nhưng chưa chắc họ hàng thật sự có ý muốn chia sẻ với bạn những điều đó. 

Câu hỏi han đôi lúc cũng chỉ là 1 hình thức đưa chuyện làm quà. Vì thế, trong giao tiếp với họ hàng, tiền bạc là một vấn đề nhạy cảm nói ít thôi, không nói lại càng tốt. 

Chuyện buồn của bản thân, bí mật trong gia đạo: Im lặng thì tốt hơn

“Năm nay sao thấy chồng cái Lan không về ăn Tết, liệu gia đình nó có vấn đề gì không?”, “Thằng đấy tôi thấy nó sống không biết điều”; “Con dì 2 mới ly hôn, đúng là bây giờ vợ chồng đừng tính chuyện trăm năm, ở được với nhau được ngày nào hay ngày nấy”, “Đợt cưới thấy hoàng tráng lắm mà” … 

Những câu chuyện họ hàng thì thầm với nhau dưới gian bếp nhà ông ngoại buổi chiều làm cơm tất niên khiến bất cứ ai cũng phải suy ngẫm. 

Họ hàng quan tâm nhau thì ít mà soi cuộc sống của nhau thì nhiều. Ở 1 góc độ nào đó, quan tâm cuộc sống của nhau quá chưa hẳn là điều tốt.

Bài viết liên quan  5 loại thực phẩm cực tốt cho gan được bác sĩ Mỹ khen ngợi hết lời: Toàn thứ quen thuộc

Ai cũng có những chuyện buồn, gia đình nào cũnag có bí mật nhưng một khi tiết lộ những sóng gió của mình ra cho người khác, đặc biệt là họ hàng, câu chuyện sẽ càng trở nên phức tạp và drama hơn nhiều. Mỗi người góp 1 câu, là thành to chuyện!

Thế nên, đừng bao giờ tiết lộ ra ngoài những câu chuyện vốn dĩ có nhiều người biết cũng không thể thay đổi được gì. 

Đừng quá thật thà người chịu thiệt sẽ cũng lại là bạn. Đừng tìm sự đồng cảm từ bên ngoài, người thân là những người ruột thịt với bạn, còn lại, cũng chỉ nên giữ ở mức xã giao mà thôi. 

Suy nghĩ của bản thân về những người khác trong dòng họ: Nói thật ra là có chuyện lớn

Và điều thứ 3, trong giao tiếp với họ hàng, nhớ tránh việc đem suy của mình về 1 ai đó trong dòng họ mà bộc bạch với người khác. Nói ra cảm nhận của mình chẳng có ích gì ngoài việc sẽ đem đến những phiền toái cho bản thân về sau. 

Nhìn chung, làm người phải biết tìm đường lui cho mình. Nếu bạn cứ mãi chống chế cho vấn đề khiến mình tổn thương, thì lời nói của đối phương sẽ là nhát dao chí mạng. 

Giữ im lặng, không trả lời, thậm chí bạn có thể nở nụ cười lịch sự rồi tránh xa. Hãy biết rằng: Nếu bạn không thấy ngại, thì người ngại không phải là bạn.

Bài viết liên quan  Nửa đêm nghe tiếng gõ cửa, tôi chạy ra thì thấy một đứa đứa bé mồ côi cha mẹ người ướt sũng, khóc nấc xin được ở nhờ một đêm. Thương quá nên tôi nhận làm con nuôi, đến ngày con lên 10, vừa lên phòng nhận mở tủ thấy tờ giấy rơi ra tôi đ-iếng ng-ười

Những lưu ý khi giao tiếp với anh em họ hàng lâu ngày không gặp nhau

– Thái độ niềm nở, cởi mở

Hãy bắt đầu bằng nụ cười thân thiện và lời chào hỏi chân thành. Điều này giúp tạo bầu không khí thoải mái, xóa bỏ sự ngại ngùng do khoảng cách thời gian.

– Không hỏi những vấn đề riêng tư nhạy cảm

Tránh các câu hỏi liên quan đến hôn nhân, tài chính, hoặc công việc nếu bạn không chắc chắn về tình hình của họ. Những câu hỏi này có thể vô tình khiến đối phương khó chịu hoặc tổn thương.

– Lắng nghe và chia sẻ phù hợp

Hãy chú ý lắng nghe câu chuyện của họ thay vì chỉ nói về bản thân. Đặt những câu hỏi nhẹ nhàng để thể hiện sự quan tâm, nhưng không cần quá tò mò.

– Giữ sự tôn trọng và tránh so sánh

Tránh so sánh cuộc sống, thành tích của bản thân với họ. Mỗi người có con đường riêng, và sự tôn trọng sẽ giúp duy trì mối quan hệ tốt đẹp.

– Tận dụng cơ hội gắn kết

Hãy cùng nhau ôn lại kỷ niệm cũ, chụp ảnh lưu niệm hoặc lên kế hoạch gặp gỡ thường xuyên hơn. Điều này giúp mối quan hệ thêm gắn bó, thân thiết.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/ngam-chuyen-doi/3-dieu-khong-nen-noi-khi-giao-tiep-voi-ho-hang-anh-em-lau-ngay-khong-gap-mat