3 trường hợp di chúc không có hiệu lực thực hiện

3 trường hợp di chúc không có hiệu lực thực hiện
3 trường hợp di chúc không có hiệu lực thực hiện

Thông tin này được đăng tải trên chuyên trang Arttime ngày 10/1/2025. Bài viết có tiêu đề: “3 trường hợp di chúc không có hiệu lực thực hiện, người dân cần biết”. Nội dung cụ thể như sau:

Liệu có trường hợp nào, mặc dù di chúc đã được lập di chúc nhưng lại không có hiệu lực, người thừa kế không được nhận di sản không?

Trong cuộc sống, di chúc là một tài liệu pháp lý quan trọng để chuyển giao tài sản, quyền sở hữu hoặc người thừa kế sau khi người lập di chúc qua đời. Tuy nhiên, không phải di chúc nào cũng được coi là hợp pháp và có hiệu lực thực hiện. Dưới đây là 3 trường hợp di chúc không có hiệu lực, người dân cần biết:

1. Di chúc không đáp ứng điều kiện về hình thức

Di chúc phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về hình thức theo quy định của pháp luật. Một số yêu cầu cơ bản bao gồm:

– Di chúc bằng văn bản: Phải có chữ ký của người lập di chúc và được công chứng hoặc chứng thực, trừ khi di chúc tự viết không có người lập.

– Di chúc miệng: Chỉ được coi là hợp pháp khi người lập di chúc đang ở trong tình trạng nguy kịnh và phải có sự xác nhận của từ hai người làm chứng trở lên.

Nếu di chúc không đáp ứng đáng kể về hình thức, nó sẽ bị coi là không hợp pháp và không được thực hiện.

2. Nội dung di chúc vi phạm pháp luật hoặc đạo đức xã hội

Di chúc phải phù hợp với quy định pháp luật và không được đề ra những nội dung mà:

– Vi phạm quyền lợi chính đáng của người khác (như chiếm đoạt tài sản hoặc quyền lợi hợp pháp).

Bài viết liên quan  Hà Nội sẽ xây gì trên khu ‘đất vàng’ chung cư Ngọc Khánh của quận Ba Đình?

– Trái với đạo đức xã hội (như bắt buộc thực hiện hành vi trái đạo đức hoặc phi pháp).

– Nếu nội dung di chúc không phù hợp, pháp luật sẽ không công nhận hiệu lực thực thi của di chúc.

3. Người lập di chúc không đủ năng lực hành vi dân sự

Di chúc chỉ có hiệu lực khi người lập di chúc đang ở trong tình trạng tinh thần minh mẫn, đủ năng lực hành vi dân sự. Các trường hợp sau sẽ khiến di chúc không hợp pháp:

– Người lập di chúc bị mất năng lực hành vi dân sự theo pháp luật.

– Người lập di chúc đang ở trong tình trạng mất minh mẫn (như ảnh hưởng bởi bê lố, đ.e dọ.a hoặc l.ừa dối). Trường hợp này, di chúc bị coi là không hợp pháp và không được thực thi.

Di chúc hợp pháp không có hiệu lực trong trường hợp nào?

Theo phân tích ở trên, nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên, di chúc sẽ hợp pháp. Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự về hiệu lực của di chúc, 3 trường hợp di chúc không có hiệu lực mặc dù trước đó di chúc được lập hợp pháp:

– Người thừa kế có tên trong di chúc c.hết trước/c.hết cùng thời điểm với người lập di chúc. Trong trường hợp này, khi người lập di chúc c.hết đồng nghĩa là thời điểm mở thừa kế. Nếu người thừa kế trong di chúc c.hết trước hoặc cùng thời điểm với thời điểm mở thừa kế thì di chúc sẽ không có hiệu lực.

– Cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế: Bên cạnh cá nhân là người thừa kế theo di chúc thì cơ quan, tổ chức cũng là đối tượng được hưởng thừa kế theo di chúc.

Bài viết liên quan  Trụ cột ĐT Việt Nam bị gạch tên, HLV Kim Sang-sik tiết lộ về đội hình ở chung kết AFF Cup 2024

Tuy nhiên, nếu tại thời điểm mở thừa kế, cơ quan, tổ chức không còn tồn tại thì di chúc sẽ không có hiệu lực.

– Di sản để lại theo di chúc không còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế.

Hiểu rõ những quy định pháp luật về di chúc sẽ giúp người dân bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và người thừa kế. Trong trường hợp cụ thể, nên tư vấn luật sư để được hỗ trợ kịp thời.

Di chúc viết tay có giá trị pháp lý không?

Xin chào luật sư. Bố tôi có để lại cho tôi di chúc viết tay về tài sản là nhà và đất ở. Di chúc bố tôi viết có điểm chỉ và ký tên, có 3 người làm chứng. Thời điểm làm di chúc bố tôi không ở quê nên không có xác nhận của địa phương, chính quyền. Nay bố tôi mất được 8 tháng rồi mà anh em tôi về chiếm đất thì tôi cần làm gì ạ? Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi.

Luật sư trả lời: 

– Theo Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc hợp pháp phải có điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật …..

– Nội dung của di chúc phải đảm bảo có các nội dung cơ bản sau:

Bài viết liên quan  Trưng cầu giám định hình ảnh tài xế điều khiển ô tô tông cháu bé tử vong

a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;

b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;

c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;

d) Di sản để lại và nơi có di sản ….. 

– Cũng theo Bộ luật Dân sự, di chúc không có người làm chứng được công nhận là hợp pháp theo quy định sau:

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.

Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật này.

Như vậy, trong trường hợp của bạn, di chúc do bố bạn lập tuy không được công chứng, chứng thực nhưng vẫn có thể được công nhận là di chúc hợp pháp nếu tại thời điểm lập, bố của bạn đáp ứng đủ điều kiện về người lập di chúc quy định như trên. Ngoài ra, di chúc có chỉ điểm và chữ ký của bố bạn, do vậy theo những quy định trên, di chúc đó là hoàn toàn hợp pháp. Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn đã mất được 8 tháng, mà theo quy định của pháp luật, thời điểm di chúc có hiệu lực là thời điểm mở thừa kế tức thời điểm người để lại di sản thừa kế c.h.ết, do vậy trường hợp này di chúc đã có hiệu lực đồng nghĩa với việc bạn có các quyền và nghĩa vụ đối với di sản thừa kế.

Việc anh, em của bạn về chiếm đất là trái pháp luật, do đó bạn có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án để yêu cầu giải quyết đòi lại tài sản của mình.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/cong-dong-hieu-luat/3-truong-hop-di-chuc-khong-co-hieu-luc-thuc-hien