3 việc không nên làm sau khi cho người thân, bạn bè vay tiền, thực tế là nhiều người mắc phải

3 việc không nên làm sau khi cho người thân, bạn bè vay tiền, thực tế là nhiều người mắc phải
3 việc không nên làm sau khi cho người thân, bạn bè vay tiền, thực tế là nhiều người mắc phải

Thông tin này mình đọc được trên báo thấy rất hay và hữu ích nên chia sẻ lại trong bài viết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Ngày càng có nhiều người nói rằng chuyện vay tiền đôi khi làm rạn nứt tình cảm. Làm thế nào để từ chối việc cho vay tiền đã trở thành một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của người trưởng thành. Thế nhưng, nếu bạn không bao giờ cho người khác vay tiền, vậy khi bạn gặp khó khăn, ai sẽ sẵn lòng giúp bạn?

Tất cả các mối quan hệ đều cần sự qua lại, không thể chỉ đòi hỏi từ một phía. Vấn đề nằm ở chỗ, sau khi đã cho người thân hay bạn bè vay tiền, làm thế nào để giữ được tốt mối quan hệ, không làm rạn nứt tình cảm đồng thời lấy lại tiền đúng hạn. Sau khi cho người thân hay bạn bè vay tiền, chúng ta nên tránh làm 3 việc sau đây.

1. Vội vàng đòi lại, giục trả nợ

Nhiều người khi cho vay tiền thường cảm thấy bất an, lo lắng rằng đối phương sẽ quỵt nợ hoặc không có khả năng trả lại tiền khiến bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng.

Việc muốn nhanh chóng đòi lại tiền để đảm bảo lợi ích của mình là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nếu bạn suy nghĩ kỹ, bạn sẽ nhận ra rằng việc bạn sẵn lòng cho vay chứng tỏ “người đó” là một người rất quan trọng, là người mà bạn tin tưởng và hiểu rõ.

Những người bạn sẵn lòng cho vay thường là anh chị em, họ hàng thân thiết, bạn bè từng giúp đỡ nhiều lần.

Bài viết liên quan  Bé gái 2 tuổi ra đi mãi mãi lúc đang nằm ngủ, người mẹ gục ngã khi biết lỗi do mình

Nếu bạn bắt đầu đòi lại tiền ngay sau khi mới cho vay, đối phương chắc chắn không trả được và tình cảm giữa hai bên sẽ rạn nứt. Không vội vàng đòi tiền sẽ giữ lại sự tôn trọng và thể diện cho đối phương.

2. Giao tiếp không rõ ràng

Trên MXH, từng có người đặt câu hỏi: “Cho anh họ vay tiền, lúc trả nợ anh ấy tặng thêm phong bì, chị dâu lại không hài lòng. Tôi có nên trả lại không?”

Một người đã cho anh họ vay 30.000 NDT(khoảng 104 triệu đồng). Khi trả nợ, anh họ tặng thêm phong bì 800 tệ (khoảng 2,8 triệu đồng) để cảm ơn nhưng không bàn trước với vợ mình, dẫn đến mâu thuẫn. Bình luận được ủng hộ nhiều nhất là: Lỗi không ở chị dâu mà ở anh họ, do việc không nói rõ ràng với vợ.

Trả nợ đúng hạn sẽ giúp củng cố niềm tin, thậm chí mở ra cơ hội hợp tác sau này. Tuy nhiên, cần trao đổi rõ ràng với những người liên quan, đặc biệt khi khoản vay ảnh hưởng đến các mối quan hệ. Bằng cách này, sẽ không có sự hiểu lầm.

3. Đòi thêm lợi ích

“Rõ ràng về mặt tiền bạc” là một nguyên tắc nên được tuân thủ. Khi cho người thân hay bạn bè vay tiền, cả 2 bên đều phải nói rõ ràng về số tiền ngay từ đầu để tránh những hiểu lầm hay nghi ngờ không đáng có.

Thực tế, nhiều bạn bè vay tiền để đầu tư hoặc kinh doanh và nhờ số tiền vay đó mà đạt được thành công lớn. Trong trường hợp nếu người cho vay tiền thấy người vay thành công và giàu có, có thể nảy sinh suy nghĩ muốn đề xuất lấy thêm tiền ngoài dự định ban đầu. Đây là hành vi không nên, có thể khiến đối phương hiểu lầm về bạn.

Bài viết liên quan  Ngọc Thanh Tâm gây tranh cãi khi hát cải lương

Tiền là thước đo lòng người. Khi cho người thân hay bạn bè vay tiền, đừng để ảnh hưởng đến các mối quan hệ cũng đừng để bản thân bị lừa gạt.

Nhà văn William Shakespeare từng khuyên: “Cho vay tiền bạc là mất đi tình bạn. Tốt nhất là đừng biến mình thành con nợ, cũng đừng là chủ nợ của bạn bè”.

Vì vậy, trước khi cho vay, hãy tìm hiểu rõ tình hình, sự việc để tránh trường hợp đến khi tiền đã cho vay rồi lại gây ra những hiểu lầm không đáng có, rạn nứt mối quan hệ.

Trong cuộc sống, có 3 Đối Tượng Không Nên Cho Vay Tiền, Hãy Thẳng Thắn Từ Chối Để Tránh Rước Họa Vào Thân

Việc cho vay tiền là một hành động thường xuất phát từ lòng tốt và sự tin tưởng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cho vay cũng là điều đúng đắn, đặc biệt là với những đối tượng có khả năng mang đến rủi ro lớn. Dưới đây là ba đối tượng bạn nên cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định cho vay tiền.

– Người không rõ ràng về mục đích vay

Khi một người muốn vay tiền nhưng không thể hoặc không muốn giải thích rõ ràng lý do cần tiền, đó là dấu hiệu đáng ngờ. Những lời nói mơ hồ như “vay tạm một thời gian” hay “cần tiền gấp” nhưng không giải thích cụ thể thường dẫn đến những rắc rối sau này.

Bài viết liên quan  Xôn xao bữa ăn bán trú 1 trường tiểu học ở Hà Nội toàn đồ ăn sẵn: 2 miếng xúc xích, 8 miếng viên chiên!

Rủi ro: Họ có thể sử dụng số tiền vào những mục đích không lành mạnh như cờ bạc, tiêu xài hoang phí, hoặc đầu tư mạo hiểm. Khi khoản vay không sinh lợi ích thực sự, khả năng trả nợ cũng giảm đi đáng kể.

Hãy thẳng thắn từ chối nếu bạn không nhận thấy sự minh bạch trong lý do vay.

– Người có lịch sử vay nợ không tốt

Những người đã từng vay tiền nhưng không trả đúng hẹn, thậm chí né tránh trách nhiệm trả nợ, là đối tượng bạn cần cẩn trọng. Lịch sử tài chính của một người thường phản ánh thói quen và đạo đức của họ.

Rủi ro: Họ có thể lặp lại hành vi xấu, khiến bạn mất thời gian và công sức để đòi nợ. Trong nhiều trường hợp, bạn còn có nguy cơ mất trắng số tiền cho vay.

Việc nói “không” với những người này không chỉ bảo vệ tài sản của bạn mà còn giúp họ ý thức hơn về trách nhiệm cá nhân.

– Người thân hoặc bạn bè quá ỷ lại

Cho người thân hoặc bạn bè vay tiền là việc rất phổ biến, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt với những người luôn dựa dẫm và không có ý thức trả nợ.

Rủi ro: Tình cảm có thể bị ảnh hưởng nếu họ không giữ đúng cam kết. Bạn cũng dễ rơi vào tình huống khó xử, không biết nên đòi nợ hay tiếp tục chờ đợi.

Hãy thiết lập ranh giới rõ ràng trong mối quan hệ, đừng để lòng tốt bị lợi dụng.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/ngam-chuyen-doi/3-viec-khong-nen-lam-sau-khi-cho-nguoi-than-ban-be-vay-tien-thuc-te-la-nhieu-nguoi-mac-phai