4 kiểu trẻ sẽ bị ‘bỏ lại phía sau’ nếu không thay đổi khi học THCS, cha mẹ đặc biệt lưu ý

4 kiểu trẻ sẽ bị 'bỏ lại phía sau' nếu không thay đổi khi học THCS, cha mẹ đặc biệt lưu ý
4 kiểu trẻ sẽ bị 'bỏ lại phía sau' nếu không thay đổi khi học THCS, cha mẹ đặc biệt lưu ý

Mình vừa đọc trên báo tháy có nội dung này rất hay và hữu ích nên chia sẻ lại. Những cha mẹ nào có con đang ở độ tuổi cấp 2 thì nhất định nên đọc nhé vì nó thật sự có thể giúp chúng ta thay đổi tương lai con của mình đấy! Nội dung cụ thể như sau:

Bước vào giai đoạn cấp 2, trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực, từ sự thay đổi về lượng kiến thức đến những biến đổi tâm sinh lý tuổi mới lớn. Chính vì vậy, rất dễ xảy ra tình trạng mất tập trung gây ảnh hưởng đến kết quả học tập.

Ở giai đoạn THCS, có 4 kiểu trẻ này sẽ dễ bị “tụt hậu” so với bạn bè cùng lớp. Nếu cứ tiếp tục như vậy thì tương lai con sẽ dễ bị bạn bè ‘bỏ lại phía sau’ và cơ hội thành công sẽ ngày càng thu hẹp lại.

1. Những đứa trẻ thiếu tự chủ (rời bố mẹ ra là lúng túng, không thể tự hoàn thành được nhiệm vụ của bản thân mình)

Khi còn học tiểu học, các em đã quen với việc học tập dưới sự hướng dẫn chặt chẽ và sắp xếp rõ ràng của giáo viên. Do đó, khi lên cấp hai, với lượng kiến thức tăng vọt cũng như phương pháp học tập đổi mới hoàn toàn đã khiến nhiều bạn bỡ ngỡ. Việc tự lập kế hoạch, quản lý thời gian và hoàn thành bài tập trở nên khó khăn hơn bao giờ hết, khiến không ít trẻ cảm thấy lạc lõng và chật vật, dẫn đến việc học tập kém hiệu quả.

Bài viết liên quan  Bật mí: Mẹo làm sạch ɡạch meп sáпg bóпɡ ṭạі пhà, kɦôпɡ ṭốп 1 ᵭồпɡ

Để cải thiện tình trạng này, cha mẹ nên khuyến khích con lập kế hoạch học tập cụ thể. Việc tự lên lịch và thực hiện theo đúng kế hoạch sẽ giúp trẻ giảm sự phụ thuộc vào người lớn, rèn luyện tính tự chủ và trách nhiệm. Đồng thời, cha mẹ có thể chia các nhiệm vụ lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn và đưa ra phần thưởng khi trẻ hoàn thành mỗi nhiệm vụ. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy hứng thú và có động lực hơn trong việc học tập.

2. Trẻ chưa biết cách quản lý cảm xúc

Bước vào cấp hai, các em học sinh không chỉ đối mặt với khối lượng kiến thức tăng lên mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh lớn. Điều này khiến nhiều bạn cảm thấy lo lắng, căng thẳng và dễ rơi vào trạng thái trầm cảm. Khi không kiểm soát được cảm xúc, các em có thể có những hành vi tiêu cực như cáu gắt, chán nản, thậm chí là mất đi hứng thú với việc học và cả hứng thú trong cuộc sống nữa.

Để giúp trẻ vượt qua giai đoạn này, cha mẹ cần xây dựng cho con một lối sống lành mạnh. Việc thường xuyên tập thể dục và thưởng thức âm nhạc không chỉ giúp con giải tỏa căng thẳng mà còn giúp cải thiện tâm trạng và tăng cường khả năng tập trung. Bên cạnh đó, việc lắng nghe và chia sẻ với con cũng rất quan trọng, giúp con cảm thấy được hỗ trợ và an tâm hơn.

Bài viết liên quan  Giá vàng hôm nay 22/11/2024 vẫn leo thang, miếng SJC và nhẫn tăng dựng đứng

Môi trường nhiều thay đổi khi lên THCS khiến một số trẻ không kiểm soát được cảm xúc

3. Trẻ thiếu kỹ năng xã hội

Tính cách của mỗi người là khác nhau, có những bạn học sinh hướng ngoại, hòa đồng nhưng cũng có những bạn khá rụt rè, ít nói. Những bạn thuộc nhóm thứ hai thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác với người khác. Việc thiếu kỹ năng xã hội khiến các em khó khăn trong việc tham gia các hoạt động nhóm, đặc biệt là các hoạt động thảo luận học tập, từ đó ảnh hưởng đến kết quả học tập của bản thân.

Để giúp con phát triển các kỹ năng giao tiếp hiệu quả, cha mẹ cần đóng vai trò là những người thầy đầu tiên. Việc dạy con quan tâm chân thành đến mọi người xung quanh sẽ giúp con xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên làm gương cho con bằng cách ứng xử đúng mực trong mọi tình huống.

4. Trẻ thiếu động lực học tập

Học tập là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng. Động lực nội tại chính là yếu tố giúp chúng ta vượt qua những khó khăn và đạt được thành công. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, không phải học sinh nào cũng có thể tìm thấy động lực học tập. Nhiều bạn trẻ cảm thấy việc học tập là một gánh nặng và không thấy được ý nghĩa của việc học. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn hạn chế cơ hội phát triển của bản thân trong tương lai.

Bài viết liên quan  Khi tiếp xúc với gia đình thông gia, bạn nên tránh nói về những điều пày, càng nói nhiều mọi người sẽ càng coi thường bạn

Để khơi dậy động lực học tập cho con, cha mẹ cần cùng con đặt ra những mục tiêu học tập rõ ràng, cả ngắn hạn và dài hạn. Việc thảo luận về ý nghĩa của những mục tiêu này sẽ giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc học và có động lực để cố gắng. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn con lập kế hoạch nghề nghiệp ngay từ sớm sẽ giúp trẻ định hướng được tương lai và có động lực học tập lâu dài.

Tạo cho trẻ động lực học tập là điều vô cùng quan trọng

Cấp 2 là giai đoạn chuyển tiếp vô cùng quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ. Đây là lúc các em trải qua nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tâm lý. Vì vậy, vai trò của cha mẹ trong việc đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn này là vô cùng quan trọng. Nếu nhận thấy con mình gặp khó khăn trong học tập hoặc các vấn đề khác, cha mẹ cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những hỗ trợ cần thiết để giúp con phát triển toàn diện.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-lam-me/4-kieu-tre-se-bi-bo-lai-phia-sau-neu-khong-thay-doi-khi-hoc-thcs-cha-me-dac-biet-luu-y