4 thứ phải hạ gấp khỏi bàn thờ sau Tết kẻo mất hết lộc của gia đình trong năm mới

4 thứ phải hạ gấp khỏi bàn thờ sau Tết kẻo mất hết lộc của gia đình trong năm mới
4 thứ phải hạ gấp khỏi bàn thờ sau Tết kẻo mất hết lộc của gia đình trong năm mới

Quê mình ở vùng ngoại ô Hà Nội, theo tục lệ lâu nay cứ mồng 4 Tết là làm lễ hóa vàng hết Tết để tiễn các cụ tổ tiên ra đồng. Tuy nhiên, bàn thờ thì phải để lâu sau đó mới dọn dẹp, có gia đình để qua rằm tháng Giêng mới hạ các đồ cúng lễ trước đó xuống.

Thế nhưng cho đến gần đây sau khi tìm hiểu mình mới biết là không nên để như vậy đâu mọi người ạ. Có những thứ cần được hạ gấp xuống sau khi hết Tết kẻo mất hết lộc của gia đình. Mình chia sẻ cụ thể ở bên dưới để mọi người cùng tham khảo nhé!

Thứ nhất là cành vàng lá ngọc

Ảnh minh họa, nguồn: DSD

Nhiều người Việt Nam thường có thói quen đi lễ chùa đầu năm và hay mua những cành vàng lá ngọc, đồ hàng mã đẹp để dâng cúng, rồi lại xin lộc mang về trưng trên bàn thờ.

Tuy nhiên, việc làm này là hoàn toàn sai lầm. Mọi người không nên “xin lộc” cành vàng lá ngọc ở chùa để mang về bày trên ban thờ.

Lý giải về điều này, theo chuyên gia cho rằng: Vì những thứ cành vàng lá ngọc có nhiều điều khó nói như: Bày bán chỗ có sạch không, cất giữ thế nào, có bị ô uế hay không, mặt khác khi đã dâng cúng ở chùa những cành vàng lá ngọc này có thể sẽ có vong, rồi đủ thứ bám vào…

Bài viết liên quan  Khơi thông, trả lại dòng chảy vụ hàng nghìn m3 đất lấn suối

Chính vì vật, trước khi đặt lên bàn thờ bất cứ vật gì cũng nên suy xét thật kỹ lưỡng xem có đủ thanh tịnh hay không.

Thứ hai là bình hoa đã héo tàn

Vào ngày Tết, nhà nào cũng dâng cúng các bình hoa đẹp trên bàn thờ. Tuy nhiên, ai cũng biết các bình hoa này thường được dâng cúng từ trước Tết, khoảng 29, 30 nên khi hết Tết hầu hết đã không còn được tươi mới.

Đặc biệt các lọ hoa trên bàn thờ cũng thường ít được chú ý để thay nước thường xuyên nên việc lưu lại lâu trên bàn thờ không đảm bảo tính thanh khiết.

Đặc biệt, việc đặt những cánh hoa úa tàn, khô héo với nước trong chậu hoa bốc mùi là một trong những đại kỵ phong thủy khiến gia chủ đắc tội với bề trên, từ đấy gia đình bất hòa, xui xẻo ầm ầm kéo đến quấy nhiễu.

Thứ ba, hoa quả giả dâng cúng

Nhiều người vẫn dâng cúng hoa quả giả  mà không biết rằng về mặt phong thủy, hoa giả, hoa khô trên bàn thờ sẽ khiến gia chủ gặp nhiều xui xẻo, gia đình hay gây gỗ cãi cọ nhau.

Để ông bà tổ tiên có thể “ăn hương ăn hoa”, hưởng lộc con cháu gửi thì tốt nhất gia chủ nên cúng hoa quả thật. Còn nếu đã lỡ cúng hoa quả giả rồi thì nên bỏ ngay và thay bằng hoa và trái cây tươi nhé.

Bài viết liên quan  Lời Tổ Tiên dặn dò: ‘Năm mới đến, cần tránh đi chúc Tết nhà 3 kiểu người thân này’

Dẫu biết rằng dùng hoa giả vừa tiết kiệm chi phí, hoa luôn tươi tắn và không phải mất công thay nước, nhưng các chuyên gia phong thủy luôn khuyên bạn phải trưng hoa thật. Dù có đắt hơn hoa giả đôi chút, nhưng hoa thật thể hiện được sự chân thành của gia chủ.

Thứ tư là giấy tiền, vàng mã

Theo quan niệm tâm linh, ông bà tổ tiên đã khuất nhưng vẫn tiếp tục tồn tại ở thế giới bên kia. Vậy nên, con cháu sẽ thể hiện lòng thành bằng cách dâng cúng giấy tiền, vàng mã như một món quà gửi đến người quá cố. Tuy nhiên, thay vì đặt giấy tiền vàng mã lên bàn thờ cả năm, gia chủ cần lưu ý hai thời điểm nhất định phải hóa vàng chúng là 23 tháng chạp và mùng 3 tết.

Ngày 23 tháng chạp, khi ông Công ông Táo về chầu trời, gia chủ phải kịp hóa vàng số giấy tiền có trên bàn thờ. Ngày mùng 3 tết, sau những ngày mời ông bà về đón tết cùng con cháu, gia chủ sẽ có mâm cơm hóa vàng, tiễn ông bà về thế giới tâm linh.

Theo chuyên gia Văn hóa Việt Nam giải thích, bản chất của việc hóa vàng đó chính là đón thần tài, thần lộc về cho gia đình hy vọng một năm làm ăn thuận lợi, hanh thông. Đại đức Thích Giáng Nguyên (Nam Định) nói thêm, ngày lễ hóa vàng cũng là để bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đến chư Phật, thần linh, gia tiên… đã luôn yểm trợ, phù hộ gia chủ trong suốt một năm qua.

Bài viết liên quan  Chàng Việt kiều Canada hủy hôn với bạn gái Hà Nội, bán cả nhà riêng để chạy theo “tiếng sét ái tình” và cái kết

Ý nghĩa của lễ hóa vàng sau Tết mà nhiều người chưa biết

Trước kia, ngày hóa vàng “chuẩn” thường được chọn vào ngày mồng 3 hoặc mồng 7 tháng Giêng Âm lịch, tức mồng 3 hoặc mồng 7 tết.

Vào ngày hóa vàng, các gia đình thường sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng, mâm ngũ quả, hương, hoa, tiền vàng hay một số đồ dùng vàng mã. Khi cúng, gia chủ thắp 3 nén hương lên bát hương rồi đọc bài khấn riêng dành cho ngày hoá vàng. Nến hoặc đèn dầu, đèn điện trên ban thờ cần được thắp sáng trong suốt thời gian diễn ra lễ cúng ngày hoá vàng. Khi gần hết một tuần hương thì gia chủ có thể thực hiện lễ tạ và mang vàng mã đi hoá.

Tuy nhiên hiện nay, quan niệm này đã được thay đổi, linh động hơn, nhẹ nhàng hơn với các gia đình.

Tùy vào điều kiện và nhu cầu mà các gia đình sẽ lựa chọn ngày hóa vàng sao cho phù hợp, miễn sao vẫn nằm trong các mùng/mồng của dịp Tết Nguyên đán. Tốt nhất nên trước ngày “vía Thần Tài” mồng 10 tháng Giêng Âm lịch.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-chia-se-thong-tin/4-thu-phai-ha-gap-khoi-ban-tho-sau-tet-keo-mat-het-loc-cua-gia-dinh-trong-nam-moi