Vụ án đòi đất ở Cà Mau: Bà Phước lo mình chết trước khi vụ án giải quyết xong

Vụ án đòi đất ở Cà Mau: Bà Phước lo mình chết trước khi vụ án giải quyết xong
Vụ án đòi đất ở Cà Mau: Bà Phước lo mình chết trước khi vụ án giải quyết xong

(PLO)- Vụ án bà Phước đòi đất ở Cà Mau lại bị huỷ án và sẽ được xét xử lại lần thứ 5. Nó đã kéo dài 6 năm nên bà Phước hay nói với Toà mình lo chết trước khi giải quyết xong vụ án.

Ngày 24-12, Toà án tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm (lần 2) vụ án bà Phước ở thành phố Hồ Chí Minh kiện đòi đất các cháu ở Cà Mau. Sau một ngày xét xử, Toà đã tuyên huỷ án sơ thẩm của Toà án huyện Đầm Dơi để xét xử lại từ đầu.

Bà Phước lo sức khoẻ không cho phép theo đuổi đến cùng vụ kiện kéo dài lê thê này. Ảnh: TRẦN VŨ

Nguyên nhân huỷ án là có vi phạm tố tụng khi không đưa vợ của một bị đơn vào tham gia tố tụng. Đồng thời, phía bà Phước lại vừa đưa ra một chứng cứ mới quan trọng nhưng nó chưa được kiểm chứng.

Sau 6 năm giải quyết lại về… điểm xuất phát

Vụ án bà Phước khởi sự từ năm 2019, sau khi những nỗ lực giải quyết tranh chấp trong dòng họ bất thành.

Theo bà Phước (Nguyễn Thị Mỹ Phước, 75 tuổi, ngụ TP.HCM), thửa đất bà đang đòi là của ông bà mình khai phá trước 1945. Sau đó ông bà đã tặng cho lại cha mình và rồi cha mình đã tặng cho mình vào năm 1994. Năm 1997 bà được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn Thị Mỹ Phước. Năm 2015, giấy hết hạn bà đã đổi giấy và được Nhà nước cấp lại rồi, có giá trị pháp lý đến ngày nay.

Do điều kiện công tác, năm 1996, sau khi cha bà Phước mất, bà cùng chồng về sống và làm việc ở TP.HCM, thửa đất tạm giao lại cho mẹ ruột là cụ Loan quản lý, sử dụng. Năm 1998, cụ Loan có làm hợp đồng cho một trong các bị đơn thuê, thời hạn 1 năm.

Bà Phước quả quyết, quá trình thuê đất, các bị đơn đã thông đồng, gạt mẹ ruột bà để chiếm luôn thửa đất đến ngày nay.

Bài viết liên quan  Đàп ȏпg tự пҺιȇп ιm lặпg, kҺȏпg muṓп пҺắп tιп, trò cҺuүệп gì пữa: CҺỉ có mộɫ lý do duү пҺấɫ tҺȏι

Còn phía các bị đơn (là các cháu gọi bà Phước bằng cô – bà con lòng vòng, không phải cô ruột) thì cho rằng mình đã mua thửa đất từ mẹ bà Phước, lúc trả tiền vàng có bà Phước chứng kiến. Họ phản tố yêu cầu hủy GCN QSDĐ của bà Phước và cấp GCN cho từng hộ.

Chứng cứ bà Phước đưa ra là các GCN QSDĐ đứng tên mình qua các thời kỳ và hợp đồng cho thuê đất do mẹ bà lập với bị đơn vào năm 1998, thuê một năm.

Chứng cứ phía bị đơn cung cấp là giấy biên nhận nhận vàng ngày 2-5-2001 do mẹ bà Phước, tức cụ Loan tự viết, thể hiện có nhận 24 lượng vàng 24K nhưng không ghi lý do nhận vàng. Bị đơn và những người liên quan đồng khẳng định là số vàng để mua thửa đất tranh chấp hôm nay.

Vụ án bà Phước là như vậy, nhưng Toà án hai cấp đã xét xử 4 lần, kéo dài trong 6 năm qua. Bà khởi kiện năm 2019, đến 17-10-2022 Toà án huyện Đầm Dơi xét xử sơ thẩm lần 1. Giữa năm 2023, Toà án tỉnh Cà Mau xử phúc thẩm do có kháng cáo, tuyên huỷ án sơ thẩm lần 1.

Tháng 6-2024, Toà án huyện Đầm Dơi xử sơ thẩm lần 2 và tiếp tục bị kháng cáo. Và hôm nay 24-12-2024, Toà án tỉnh Cà Mau đã xử phúc thẩm (lần 2), tuyên huỷ án, vụ án bà Phước lại bắt đầu lại từ đầu.

Vụ án bà Phước kéo dài không chỉ do Toà

Qua 4 lần xét xử, bà Phước thường bày tỏ sự nôn nóng vụ án được giải quyết mau chóng, khi bản thân tuổi cao, sức yếu. Ở 2 lần xét xử gần đây, vào tháng 6-2024 và hôm nay 24-12-2024, bà Phước đều bày tỏ nỗi lo sẽ không còn sống để theo đuổi vụ án. Bà nói trước toà: “Tôi già cả, bệnh tật nhiều. Tôi yêu cầu Toà phải giải quyết cho nhanh vụ án này. Nó đã 6 năm rồi. Tôi lo là tôi sẽ chết trước khi giải quyết xong vụ án”.

Bài viết liên quan  Lau nhà cho thêm thứ пàყ, nhà sạch bong như mới, cả tuần không bám bụi
Các đương sự lúc giải lao chờ nghe tuyên án vụ án bà Phước đòi đất ở Cà Mau. Ảnh: TRẦN VŨ

Tuy nhiên, theo diễn biến cho thấy, vụ án bà Phước kéo dài không chỉ do phía Toà án. Bản án sơ thẩm lần đầu của Toà án huyện Đầm Dơi bị Toà án tỉnh Cà Mau xử phúc thẩm tuyên huỷ vì đã bỏ ngoài vụ án một người con nuôi của cha mẹ bà Phước.

Bà Phước khai là đứa con đẻ duy nhất của cha mẹ mình, tức cụ Bình và cụ Loan, nên được cha mẹ cho tặng toàn bộ tài sản là thửa đất tranh chấp gần 50.000m2. Toà phúc thẩm thấy rằng còn một người tên là Nguyễn Hiền Năng được biết đến là con nuôi của cụ Bình, cụ Loan. Nhưng cấp sơ thẩm đã không đưa người này tham gia tố tụng, nên vi phạm tố tụng, từ đó phải huỷ án sơ thẩm.

Hôm nay, Toà xét xử phúc thẩm (lần 2) lại phát hiện cấp sơ thẩm đã bỏ sót người có quyền lợi liên quan là vợ của bị đơn – ông Khôn. Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng hơn dẫn đến việc phải huỷ án lần 2 là phía bà Phước vừa đưa ra chứng cứ mới. Đó là các giấy tờ từ năm 1997 thể hiện đất tranh chấp là của cụ Bình, cụ Loan đã cho tặng bà Phước.

Chủ toạ nhận định, những chứng cứ mới này nếu đúng là thật thì đường lối giải quyết vụ án sẽ thay đổi lớn. Từ đó phải huỷ án để cấp sơ thẩm làm rõ những chứng cứ này và đưa vợ ông Khôn vào vụ án.

Chủ toạ cũng lý giải cho các đương sự về việc dù vụ án có kéo dài, nhưng nếu không khắc phục lỗi tố tụng cũng như không xem xét toàn diện mọi chứng cứ thì bản án sẽ có nguy cơ bị cấp giám đốc thẩm huỷ án. Khi đó thì vụ án còn kéo dài hơn nữa.

Bài viết liên quan  Mẹ chồng đưa 500k bảo làm 2 mâm cỗ sang sang đãi khách, tôi cầm tiền xong tặc lưỡi bảo ‘dễ ợt, chỗ này ăn cả tôm hùm cũng đủ’… đến khi dọn mâm lên thì cả nhà cho-á-ng vá-ng

Vụ án khó xử

Thửa đất tranh chấp có diện tích gần 50.000m2, đất nuôi trồng thuỷ sản ở xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau, được định giá khoảng gần 3,5 tỷ đồng. Bà Phước có giấy tờ hợp pháp quyền sử dụng đất, nhưng hiện trạng là gia đình của 4 bị đơn đang sinh sống, canh tác hơn 20 năm qua.

Toà án huyện Đầm Dơi qua 2 lần xét xử sơ thẩm đều tuyên cùng một đường lối, rằng đất là của cha mẹ bà Phước, nhưng chỉ riêng cha bà Phước đứng ra tặng cho bà Phước, còn mẹ bà Phước chưa cho bà Phước nên mẹ bà Phước có quyền bán 1 nửa thửa đất cho các bị đơn. Từ đó tuyên các bị đơn trả lại cho bà Phước 1 nửa số đất nhưng bằng tiền, mức 70.000 đồng/m2. Phía bà Phước trả ngược lại cho các bị đơn 1/2 số vàng mà cụ Loan, mẹ bà Phước đã làm biên nhận với các bị đơn (24 lượng vàng).

Phía các bị đơn không kháng cáo cả hai bản án sơ thẩm, bà Phước kháng cáo cả hai, với khẳng định đất tranh chấp là của mình, không còn của mẹ mình nên mẹ mình không có quyền bán nó. Và hôm nay bà đã trưng ra một số văn bản thể hiện cụ Loan đã từng cho mình toàn số đất của cụ Loan vào năm 1997. Trong khi biên nhận vàng các bị đơn trưng ra là năm 2001. Chủ Toạ nhận định chứng cứ này là thật thì đường lối giải quyết vụ án sẽ thay đổi lớn, nên cần làm rõ nó ở cấp sơ thẩm tới đây.

Tòa tuyên phải bán đất vì đã lớn tuổi mà còn ở xa đất

Cà Mau: Một vụ án đòi đất không khó về pháp lý nhưng dễ day dứt về tình

TRẦN VŨ

Nguồn: https://plo.vn/vu-an-doi-dat-o-ca-mau-ba-phuoc-lo-minh-chet-truoc-khi-vu-an-giai-quyet-xong-post826671.html