Giá đỗ ngâm hóa chất, chỉ xử phạt thôi không đủ sức răn đe

Giá đỗ ngâm hóa chất, chỉ xử phạt thôi không đủ sức răn đe
Giá đỗ ngâm hóa chất, chỉ xử phạt thôi không đủ sức răn đe

Cơ sở sản xuất 750kg giá đỗ ngâm hóa chất 6-Benzylaminopurine ở Huế chỉ bị đề xuất phạt hành chính 45 triệu đồng mà không bị khởi tố.

Liên tiếp phát hiện các cơ sở sản xuất giá đỗ bằng hóa chất độc hại (6-Benzylaminopurine) ở Huế và Đắk Lắk những ngày qua khiến dư luận phẫn nộ.

Tại Huế, thời điểm cơ quan chức năng phát hiện là 750 kg và chỉ “sắp đưa ra thị trường”. Nhưng ở Đắk Lắk, hàng nghìn tấn giá đỗ độc hại đã được tiêu thụ, thậm chí len lỏi vào các siêu thị lớn với nhãn mác “Không hóa chất”, “Vì sức khỏe cộng đồng” – một sự dối trá trắng trợn.

6-Benzylaminopurine là hóa chất không nằm trong danh mục được phép sử dụng cho thực phẩm, bị các cơ sở sản xuất sử dụng để kích thích giá đỗ mọng nước, ngắn rễ và bắt mắt hơn.

Tuy nhiên, vẻ ngoài hấp dẫn đó đang âm thầm đầu độc người tiêu dùng, có thể gây ngộ độc cấp tính, tổn thương da, viêm kết mạc và lâu dài, dẫn đến tổn hại nghiêm trọng cho các cơ quan hô hấp và nội tạng.

Hành vi người Việt tự “đầu độc” người Việt như thế này là lối làm ăn phi pháp, thiếu đạo đức, đặt lợi nhuận lên trên sức khỏe đồng bào mình!

Thực phẩm nhiễm hóa chất độc hại, như giá đỗ ngâm hóa chất 6-Benzylaminopurine là một trong những tác nhân qua đường ăn uống góp phần gia tăng tỉ lệ ung thư tại Việt Nam.

Bài viết liên quan  Bᴀ̆́т զᴜᴀ̉ тɑпɡ 3 ᴄᴀ̣̆ρ ᴆᴏ̂ɪ ‘ᴠᴜɪ ᴠᴇ̉’ тгᴏпɡ ᴋһᴀ́ᴄһ ѕᴀ̣п ᴏ̛̉ Ðᴀ̆́ᴋ Ⅼᴀ̆́ᴋ: ‘Сһᴀ̂п Ԁᴀ̀ɪ’ 𝖴50 Ьᴀ́п Ԁᴀ̂ᴍ ɡɪᴀ́ 500.000 ᴆᴏ̂̀пɡ/ʟưᴏ̛̣т

Theo thống kê mới nhất của WHO, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ mắc ung thư cao nhất thế giới, với hơn 182.000 ca mắc mới và 122.690 ca tử vong mỗi năm.

Tuy nhiên, việc xử lý các hành vi phi đạo đức này, như đề xuất chỉ xử phạt 45 triệu đồng thay vì khởi tố cơ sở sản xuất giá đỗ ở Huế, với lý do “giá trị hàng hóa chưa đủ 10 triệu đồng”, đã đặt ra câu hỏi lớn về hiệu quả và tính nghiêm minh của pháp luật.

“Giá trị hàng hóa chưa đủ 10 triệu đồng” rõ ràng là một kẽ hở pháp luật. Bởi 45 triệu đồng tiền phạt không đủ sức răn đe và chẳng thấm tháp gì so với những hệ lụy lâu dài mà nó gây ra cho sức khỏe cộng đồng.

Để ngăn chặn triệt để các hành vi tương tự, luật cần được sửa đổi để phù hợp với tính chất nguy hại của từng vụ việc.

Đối với hành vi sử dụng hóa chất độc hại trong thực phẩm, cần bổ sung các chế tài nghiêm khắc hơn, ngay cả khi giá trị hàng hóa dưới 10 triệu đồng.

Phải nghiêm khắc, như Đà Nẵng, hôm 27.12 đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Phạm Xu Tý (40 tuổi; trú Tổ 45, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê) khi phát hiện cơ sở sản xuất chả của ông này có gần 1 tấn chả các loại (chả bò, chả heo, chả da heo, chả quết) dương tính với hàn the (natri borat).

Bài viết liên quan  TIN CỰC VUI: Xuân Son ph::ẫu thu::ật thành công, có thể tập đi ngay ngày 7/1…

Đồng thời, cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát và minh bạch hóa thông tin để người dân có thể nhận diện, cảnh giác với thực phẩm bẩn.

Người dân cũng cần được trang bị kiến thức để nhận biết thực phẩm an toàn, đồng thời nâng cao ý thức tẩy chay những sản phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng.

Chúng ta cần thái độ quyết liệt hơn, từ hành động thực tế đến các chế tài xử lý nghiêm khắc, để chặn đứng thực phẩm bẩn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tương lai của thế hệ sau.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/su-kien-binh-luan/gia-do-ngam-hoa-chat-chi-xu-phat-thoi-khong-du-suc-ran-de-1441778.ldo