Tiết kiệm cả năm được 90 triệu, riêng tiền đi lại về quê ăn Tết hết gần 50 triệu: Tôi thấy nản

Tiết kiệm cả năm được 90 triệu, riêng tiền đi lại về quê ăn Tết hết gần 50 triệu: Tôi thấy nản
Tiết kiệm cả năm được 90 triệu, riêng tiền đi lại về quê ăn Tết hết gần 50 triệu: Tôi thấy nản

Làm quần quật cả năm, về quê ăn Tết một chuyến tốn mấy chục triệu đồng đi lại, tiền tiết kiệm cả năm bay sạch, tôi thấy nản.

Bỏ qua chuyện quà cáp, lì xì ngày Tết… theo tôi vấn đề sau đây mới đáng lo với các gia đình người lao động cơ bản (bộ phận chiếm đại đa số người dân) khi quyết định về quê:

Một gia đình cơ bản, gồm bốn người (hai vợ chồng và hai đứa con) nếu muốn về quê ăn Tết thì vé máy bay rẻ nhất cũng 3 triệu đồng mỗi người một chiều, nếu đắt có thể lên tới 5 triệu đồng. Vậy là chi phí để di chuyển về quê và trở lại thành phố thôi cũng dao động tầm 24-40 triệu đồng. Đó là chưa kể tiền taxi bốn chiều cũng tốn kém. Tính đi tính lại thì có khi riêng tiền đi lại cũng hết khoảng 50 triệu đồng cho cả nhà.

Nếu chọn đi về bằng xe khách, tàu hỏa, thì gía vé có rẻ hơn một chút, nhưng thời gian di chuyển lại dài hơn, mệt mỏi hơn. Khi đó, kỳ nghỉ Tết vốn đã ngắn nay càng bị thu hẹp hơn do phần lớn thời gian là ở trên tàu, xe. Còn trường hợp đi xe máy cho đỡ tốn tiền thì tôi không bàn tới vì rất mất an toàn, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn.

Ảnh minh họa, nguồn: DSD

Với một gia đình làm công ăn lương, hai vợ chồng nuôi hai con nhỏ, một năm ở trên thành phố mà để dư ra được vài chục triệu như thế để về quê cũng là cả một sự cố gắng, nỗ lực phi thường. Nhưng cứ nghĩ tới cảnh Tết về quê được vài bữa rồi trở lại thành phố, công sức làm lụng quần quật cả năm bay mất sạch trơn, sau Tết lại bắt đầu lại từ đầu. Cái vòng lặp bất tận ấy cứ tiếp diễn năm này qua năm khác chẳng có lối thoát.

Bài viết liên quan  8 cách thoát khỏi say xe tức thì không cần thuốc: Đi xa vẫn khỏe re

Mà đó là còn chưa tính tới trường hợp xui rủi trong năm vợ chồng hoặc con cái có bệnh tật, tốn tiền nằm viện, thuốc men. Lúc đó, cuối năm vẫn muốn về quê ăn Tết sẽ lại phải vay mượn. Vậy là con người ta lại rơi vào một vòng luẩn quẩn bất tận khác, đó là vay mượn rồi trả nợ.

Cá nhân tôi cho rằng, Tết về quê hay không, chẳng có đúng – sai, chỉ có lựa chọn nào đáng để mỗi người đánh đổi mà thôi. Nếu ai kinh tế eo hẹp nhưng vẫn cố về quê bằng được thì phải chịu rủi ro, thế thôi. Cuộc sống vốn là những vòng luẩn quẩn không thể nào thoát ra được, gánh nặng cơm, áo, gạo, tiền cũng là một trong số đó. Nó sẽ càng thêm áp lực khi con cái ngày càng lớn, vợ chồng thêm bệnh khi lớn tuổi.

Vẫn biết cha mẹ ở quê ngày càng già yếu, thời gian bên con cháu không còn nhiều. Nếu mỗi năm về thăm được một lần dịp Tết thì họ cũng chỉ còn vài chục lần gặp mặt người thân. Đó cũng là một lý do để những đứa con tha hương về ăn Tết cùng cha mẹ. Nhưng người trẻ vẫn còn đó gánh nặng mưu sinh.

Cũng biết rằng cha mẹ chỉ cần con cháu về nhà ăn Tết, nhìn tất cả mạnh khỏe là đã mừng rồi, không cần tiền bạc, không cần quà cáp, nhưng thực tế cuộc sống đâu có dễ dàng như thế? Có nhiều thứ bản thân mỗi người không thể tự quyết định, đánh giá được.

Bài viết liên quan  Phát hiện 73 thithe và 600 cá sấu tại cơ sở thiền định: Chuyện gì đang xảy ra

Thôi thì lựa chọn của mỗi con người là khác nhau, không có đúng, cũng chẳng có sai. Ai về quê được thì cố mà về, còn khó quá không về ăn Tết được mỗi năm thì cũng nên chăm chỉ gọi điện thoại về hỏi thăm cha mẹ ở quê, bởi ít nhất tiền Internet để gọi video call, thấy được mặt người thân vẫn rẻ hơn nhiều so với vé tàu, xe, máy bay dịp Tết.

Việc về quê hay không, chi tiêu bao nhiêu cho một cái Tết trọn vẹn, hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh và sự lựa chọn của mỗi gia đình. Điều quan trọng nhất không phải là việc có về hay không, mà là cách chúng ta thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm với gia đình, dù ở gần hay xa. Ở đâu có sự chân thành, ở đó có Tết.

Tôi nói điều này ra có thể sẽ lại bị gach đá nhưng thôi đã nói đến đây rồi thì cứ nói cho hết suy nghĩ của mình.

Mọi người có nhận thấy điều này không: Tết là thời gian thiêng liêng, nhưng đi kèm với đó là những áp lực vô hình, nhất là với người con xa quê. Ngoài miệng ai cũng nói là thông cảm nhưng nếu thử con cháu mà không về quê thì chắc chắn bị cả gia đình, xóm làng, anh em bạn bè đều trách móc. Chắc chắn sẽ bị nói là không có nghĩa có tình, chỉ biết sống cho mình.

Bài viết liên quan  Ăn rau củ quả đông lạnh có thực sự tốt cho sức khỏe không?

Vậy nhưng với những hoàn cảnh như của tôi và nhiều người khác, dù có tình mà không có tiền thì cũng áp lực vô cùng. Cố gắng bằng mọi giá để về quê ăn cái Tết sum vầy nhưng ẩn sâu trong đó là bao nhiêu suy nghĩ, đắng cay cùng bon chen với đời chứ chẳng dễ dành gì. Cả năm đi làm đồng lương không đáng là bao, tiêu 1 cái Tết coi như tất cả đổ sông đổ bể. Có lẽ chỉ những người trong cuộc với điều kiện kinh tế khó khăn mới thực sự hiểu được những điều như thế này!

Lại một cái Tết nữa sắp tới rồi, mỉm cười nhưng lòng đầy mâu thuẫn!

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/tam-su-chuyen-doi/tiet-kiem-ca-nam-duoc-90-trieu-rieng-tien-di-lai-ve-que-an-tet-het-gan-50-trieu-toi-thay-nan