Doanh nhân 29 tuổi trúng đấu giá 2 mỏ cát trăm tỷ ở Quảng Ngãi

Doanh nhân 29 tuổi trúng đấu giá 2 mỏ cát trăm tỷ ở Quảng Ngãi
Doanh nhân 29 tuổi trúng đấu giá 2 mỏ cát trăm tỷ ở Quảng Ngãi

Một doanh nghiệp do nam doanh nhân sinh năm 1995, đến từ tỉnh Phú Thọ điều hành đã tham gia đấu giá và trúng 2 mỏ cát lớn ở Quảng Ngãi, với tổng diện tích 36,61ha, trữ lượng tài nguyên dự báo gần 757.00m3. Tổng số tiền trúng đấu giá tạm tính của hai mỏ lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Số mỏ cát thương mại ở Quảng Ngãi hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Theo đó, Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Quảng Ngãi (Sở Tư pháp tỉnh Quảng Ngãi) vừa có văn bản gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi nhằm chuyển hồ sơ đấu giá thành quyền khai thác đối với 8 điểm mỏ vừa đấu giá thành công.

Đây là kết quả của việc trong 2 ngày, 26 và 27/12 vừa qua, đơn vị đã tổ chức đấu giá 5 mỏ cát, 2 mỏ đất và 1 mỏ đá chẻ, thu hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh nộp hồ sơ tham gia.

Trong đó, tất cả các mỏ đều chưa được thăm dò trữ lượng, nhưng có tổng trữ lượng tài nguyên dự báo khoảng 2,8 triệu m3. Giá khởi điểm để đưa ra đấu giá (R) được xác định từ 3 đến 5% mức thu tiền cấp quyền khai thác đối với loại khoáng sản đưa ra đấu, bước giá từ 6 -10% giá khởi điểm. Cuộc đấu giá được thực hiện theo hình thức bỏ phiếu trực tiếp, phương thức trả giá lên.

Quảng Ngãi có thêm 2 mỏ cát “trăm tỷ” sau phiên đấu giá.

Qua đấu giá, đơn vị tổ chức đã xác định được tên các doanh nghiệp giành quyền khai thác các điểm mỏ, cụ thể:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại An Phát 19 (Số nhà 480, Khu 1, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) trúng đấu giá 2 mỏ, lần lượt là: Bãi cát thôn 3 và thôn 4, xã Đức Nhuận (huyện Mộ Đức), diện tích 11,44ha, tài nguyên dự báo 253.592m3, với giá trúng đấu giá là 149,9% giá khởi điểm và Mỏ cát thôn Diên Niên, xã Tịnh Sơn, huyện Sơn Tịnh; diện tích 25,17ha, tài nguyên dự báo 503.400m3, với giá trúng đấu giá là 159,2% giá khởi điểm.

Một điểm đáng chú ý là doanh nghiệp trúng đấu giá 2 mỏ cát nói trên do một doanh nhân sinh năm 1995, ở Phú Thọ điều hành, lần đầu tham gia đấu giá mỏ cát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Bài viết liên quan  Muốn biết đàn ông yêu thật lòng hay ”thương mồm” thì phụ nữ cứ nhìn vào 4 điểm пày khắc rõ

Quảng Ngãi đang tăng cường đấu giá mỏ để kéo giảm giá cát cát xây dựng.

Mỏ cát thôn Xuân Phổ Đông, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa có diện tích 22,74 ha, trữ lượng tài nguyên dự báo 682.000 m3 là điểm mỏ lớn nhất mà tỉnh Quảng Ngãi đưa ra đấu giá đợt này. Qua đấu giá, Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Lưu Nguyễn (Tổ 7, phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) đã giành được quyền khai thác khi đưa ra mức giá cao chót vót, lên đến 203,6% giá khởi điểm.

Công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác cát được Quảng Ngãi tăng cường.

Hai điểm bồi tụ có trữ lượng tài nguyên dự báo không lớn và nằm “trái đường” ở huyện miền núi Trà Bồng được Công ty TNHH Thương mại – Dịch Vụ Hoàng Huy Tuấn (71 Huỳnh Tấu, thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) đẩy lên rất cao và trúng đấu giá quyền khai thác.

Cụ thể, Mỏ cát thôn Bình Đông, xã Trà Bình (vị trí 2) có diện tích 2,31ha, tài nguyên dự báo 23.100m3 được doanh nghiệp trả giá 199% giá khởi điểm. Còn điểm bồi tụ cát thôn Bình Trung, xã Trà Bình; diện tích 1,58ha, tài nguyên dự báo chỉ 15.800m3 được doanh nghiệp ấn định ở mức 217% giá khởi điểm.

Mức giá trúng đấu giá các mỏ cát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi vẫn rất cao.

Nhìn chung, mức giá được các doanh nghiệp đưa ra để giành quyền khai thác các mỏ cát trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đợt này là khá cao. Với giá trúng đấu giá như trên, thì số tiền tạm tính theo tài nguyên dự báo mà các doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước để được khai thác sẽ dao động từ hàng chục đến cả trăm tỷ đồng, nếu “Tham số R” qua thăm dò trữ lượng và được phê duyệt không “biến thiên” quá mạnh.

Một số chuyên gia trong lĩnh vực nhẩm tính, giá thành mỗi mét khối cát thành phẩm khi đưa ra thị trường tại các điểm mỏ sẽ ở ngưỡng rất cao, sau khi cộng tất cả các loại thuế, phí và chi phí khai thác, vận hành mỏ, chi phí tài chính… Đây là bài toán mà các doanh nghiệp trúng đấu giá phải tính toán kỹ lưỡng.

Bài viết liên quan  Vụ sao nam mất tích ở biên giới Thái Lan: Đã được tìm thấy ở nơi không ai ngờ, tình trạng hiện tại gây hoang mang

Đợt này, Quảng Ngãi tổ chức đấu giá 2 mỏ đất san lấp.

Đợt này, Quảng Ngãi đưa ra đấu giá 2 mỏ đất đồi làm vật liệu san lấp. Trong đó, có một điểm đáng chú ý là Mỏ đất Núi Dự, thuộc thôn An Tân, xã Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa), diện tích 12ha, tài nguyên dự báo 1.080.000m3, trúng đấu giá ở mức lên đến 63,84% so với giá khởi điểm. Đây là mức giá cao bất thường đối với mỏ đất đắp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Doanh nghiệp trúng đấu giá mỏ đất nói trên là Công ty TNHH MTV Vận tải và Xây dựng Nguyên Khôi (Thôn Xuân Phổ Đông, xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi).

Trong khi đó, Mỏ đất thôn Trung, xã Trà Sơn (huyện Trà Bồng), diện tích 2,85ha, tài nguyên dự báo 151.050m3 được Công ty TNHH Đầu tư An Phúc Lộc (38 Phạm Tuân, phường Chánh Lộ, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) trả và trúng đấu giá ở mức chỉ 5,1% giá khởi điểm.

Cùng với đó, Công ty TNHH MTV Trường Giang 76 (Xóm Mỹ Lộc, thôn Diên Lộc, xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) trúng đấu giá Mỏ đá chẻ thôn Vĩnh Sơn, xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi (diện tích 2,84ha, tài nguyên dự báo 56.800m3) ở mức 22,8% giá khởi điểm.

Một mỏ đất đắp ở huyện Tư Nghĩa trúng đấu giá ở mức lên đến 63,84% so với giá khởi điểm.

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Xây dựng, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đợt đấu giá này, trung bình mỗi mỏ cát thu hút hơn 20 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia. Hiện tại, đơn vị đang hoàn thiện các bước cần thiết để trình UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt kết quả trúng đấu.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ngãi cũng cho biết thêm, thời điểm này chưa thể xác định cụ thể số tiền trúng đấu giá cho từng vị trí mỏ, bởi các điểm mỏ được đưa ra đấu giá đều chưa được thăm dò trữ lượng theo quy định.

Bài viết liên quan  Triệt xóa điểm mại dâm trá hình ‘tiệm hớt tóc’

Sau khi được phê duyệt kết quả trúng đấu giá, doanh nghiệp phải tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản tại khu vực mình trúng đấu giá. Sau đó, thuê đơn vị tư vấn tổ chức thi công Đề án thăm dò theo Giấy phép được cấp và lập Báo cáo kết quả thăm dò, trình UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt trữ lượng theo quy định; từ đó mới có thể xác định được chính xác số tiền doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước để được quyền khai thác tại điểm mỏ đó.

Giá cát ở Quảng Ngãi hiện vẫn neo cao.

Hơn 3 năm trở lại đây, Quảng Ngãi thay đổi phương thức cấp phép mỏ khoáng sản từ “xin – cho” qua đấu giá quyền khai thác. Từ đó tăng thu ngân sách, quản lý tốt hơn và tránh thất thoát tài nguyên… phần nào đã làm minh bạch thị trường, đưa giá các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có gốc tài nguyên về đúng giá trị thật.

Tuy nhiên, riêng với cát xây dựng, sau khi thay đổi cơ chế cấp phép, kiểm soát chặt “cát tặc” và tăng cường công tác quản lý khai thác sau cấp phép, cùng với đó là các điểm mỏ trúng đấu giá ở mức cao… đã lập tức làm mất cân đối cung – cầu và trực tiếp đẩy giá cát ở Quảng Ngãi tăng dựng đứng, từ mức chỉ 40-50.000 đồng/m3, lên 250 – 350.000 đồng/m3, thậm chí cao hơn và hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt; làm đội chi phí cấu thành công trình và gây khó cho cả người dân, doanh nghiệp và các công trình sử dụng nguồn vốn đầu tư công trên địa bàn.

Việc tăng cường đấu giá các điểm mỏ, ở hầu khắp các địa phương trên địa bàn được xem là giải pháp để tăng nguồn cung, tạo cơ chế thị trường tự điều tiết thông qua cạnh tranh lành mạnh giữa các mỏ, từ đó kéo giảm giá cát. Tuy nhiên, với kịch bản đấu giá như hiện tại, rất khó để giá cát ở Quảng Ngãi hạ nhiệt trong thời gian tới.

Lê Danh

Nguồn Xây Dựng: https://baoxaydung.com.vn/doanh-nhan-29-tuoi-trung-dau-gia-2-mo-cat-tram-ty-o-quang-ngai-391881.html