Chi tiết 5 ga hàng hoá trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam quy mô 67 tỷ USD

Chi tiết 5 ga hàng hoá trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam quy mô 67 tỷ USD
Chi tiết 5 ga hàng hoá trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam quy mô 67 tỷ USD

Dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ đi qua 20 tỉnh, thành phố trên cả nước, có 23 ga hành khách và 5 ga hàng hoá.

Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, các quy hoạch của TP Hà Nội và quy hoạch ngành đường sắt xác định ga Ngọc Hồi là đầu mối phía Nam của hệ thống đường sắt khu vực Hà Nội. Trước đây, ga hàng hóa được dự kiến đặt trong tổ hợp Ngọc Hồi tại huyện Thanh Trì.

Ga Thường Tín – Kết nối các tuyến đường “huyết mạch”

Tuy nhiên, theo Báo cáo cuối kỳ quy hoạch chi tiết mạng lưới đường sắt đầu mối khu vực TP Hà Nội và quy hoạch Thủ đô đang thẩm định, định hướng mới đặt ga hàng hóa Thường Tín ngoài vành đai 4. Vì vậy, trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, tư vấn dự kiến bố trí ga hàng hóa tại huyện Thường Tín. Nhà ga này sẽ kết nối với các tuyến đường sắt quốc gia, cảng biển Hải Phòng, và tuyến liên vận quốc tế qua Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn.

Ga Vũng Áng – Trung tâm vận tải chiến lược tại Hà Tĩnh

Ga Vũng Áng dự kiến đặt tại xã Kỳ Hoa, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Theo Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu kinh tế Vũng Áng là trung tâm động lực tăng trưởng của tỉnh.

Bài viết liên quan  Sông Hồng cạn trơ đáy, lộ cả móng cầu nghìn tỷ nối Hà Nội – Phú Thọ

Nhà ga Vũng Áng sẽ kết hợp vận tải hành khách và hàng hóa, tập trung kết nối khu kinh tế với các mặt hàng chủ lực như pin và linh kiện điện tử. Ga này cũng sẽ đảm nhiệm liên vận quốc tế qua tuyến đường sắt Mụ Giạ – Vũng Áng – Viêng Chăn, hỗ trợ hợp tác kinh tế với Lào.

Ga Chu Lai – Động lực phát triển khu kinh tế Quảng Nam

Tại tỉnh Quảng Nam, ga Chu Lai dự kiến đặt tại xã Tam Hiệp và Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, gần tuyến đường ĐT.617. Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Nam, khu kinh tế Chu Lai sẽ trở thành động lực phát triển của tỉnh.

Ga hàng hóa Chu Lai kết nối các khu công nghiệp, cảng biển Kỳ Hà, Dung Quất, và sân bay Chu Lai, định hướng thành trung tâm logistics trung chuyển hàng hóa quốc tế.

Chi tiết 5 ga hàng hoá trên tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam quy mô 67 tỷ USD

Ga Vân Phong – Hạt nhân kinh tế biển của Khánh Hòa

Ga Vân Phong được dự kiến xây dựng tại xã Ninh An, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Theo quy hoạch, khu vực vịnh Vân Phong sẽ trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, thúc đẩy phát triển Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Nhà ga này sẽ kết nối các cảng hàng hóa, trung tâm logistics và tuyến đường sắt Bắc Nam hiện tại. Khu vực xung quanh ga cũng được quy hoạch để kết nối với đường sắt đô thị và các trung tâm kinh tế khác của Khánh Hòa.

Bài viết liên quan  Ngày mai, Biển Đông khả năng đón bão số 10

Ga Trảng Bom – Cửa ngõ kết nối miền Đông Nam Bộ

Ga Trảng Bom dự kiến đặt tại xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai, nhằm kết nối mạng lưới đường sắt khu vực TP HCM. Từ đây, hệ thống đường sắt có thể liên vận quốc tế với Campuchia qua các tuyến TP HCM – Lộc Ninh, TP HCM – Mộc Bài, đồng thời kết nối với miền Tây qua tuyến TP HCM – Cần Thơ.

Bộ Giao thông vận tải dự báo, đến năm 2050, tuyến đường sắt Bắc Nam hiện hữu sẽ vận tải khoảng 18,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, chủ yếu là hàng nặng và hàng rời. Trong khi đó, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ ưu tiên vận tải hành khách, hàng nhẹ, và hàng thương mại điện tử giá trị cao.

Tùy theo nhu cầu, tuyến đường sắt tốc độ cao có thể điều chỉnh lịch trình để vận chuyển hàng hóa nặng, phục vụ an ninh, quốc phòng và các mục đích cần thiết khác.

Việc triển khai các nhà ga mới không chỉ giúp tối ưu hóa vận tải mà còn góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế vùng và kết nối giao thương quốc tế.

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam sẽ bắt đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội) và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP HCM), chiều dài tuyến khoảng 1.541km, đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố. Tuyến đường sắt sẽ có 23 ga hành khách và 5 ga hàng hoá.

Bài viết liên quan  Túi bóng chống sóc đâu chỉ để bọc hàng, có 4 công dụng quý, người vứt đi sẽ tiếc hùi hụi

Dự án được đầu tư xây dựng mới với quy mô đường sắt đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, tốc độ thiết kế 350 km/h và tải trọng 22,5 tấn/trục. Công trình này được thiết kế chủ yếu để vận chuyển hành khách, nhưng vẫn đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, và có thể vận chuyển hàng hóa khi cần thiết.

Phương án đầu tư công là đề xuất chính thức cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, với tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 1.713.548 tỷ đồng (tương đương 67,34 tỷ USD).