Danh sách 62 bệnh không cần giấy chuyển tuyến, được dân vẫn được hưởng BHYT 100%

Danh sách 62 bệnh không cần giấy chuyển tuyến, được dân vẫn được hưởng BHYT 100%
Danh sách 62 bệnh không cần giấy chuyển tuyến, được dân vẫn được hưởng BHYT 100%

Ngày 2/1/2025, báo Dân trí đăng tải thông tin này trong bài viết: “Danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến, được hưởng BHYT 100%”. Nội dung cụ thể như sau:

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), trong đó có quy định một số bệnh không cần giấy chuyển tuyến.

Thông tư ban hành kèm danh mục một số bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo, bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao được hưởng 100% mức hưởng theo quy định.

Theo thông tư, trong trường hợp mắc các bệnh thuộc danh mục này, người tham gia BHYT không phải thực hiện quy định về chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Cụ thể, người bệnh được hưởng quyền lợi sau khi đã được một cơ sở y tế chẩn đoán xác định mắc bệnh thuộc danh mục này.

Ví dụ 1, danh mục có bệnh u ác ở tụy mã bệnh C25, người bệnh được hưởng như sau:

– Người bệnh đã được bệnh viện A (thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hoặc cơ bản) chẩn đoán xác định mắc bệnh u ác ở tụy thì được hưởng quyền lợi theo quy định tại điều này khi tự đến khám bệnh, chữa bệnh u ác ở tụy tại bệnh viện B (thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu).

– Người bệnh tự đến khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện B (thuộc cấp khám bệnh, chữa bệnh chuyên sâu) và được chẩn đoán mắc bệnh u ác ở tụy thì được hưởng quyền lợi theo quy định tại điều này ngay trong lần khám bệnh, chữa bệnh này tại bệnh viện B.

Bài viết liên quan  Giá vàng chiều nay (22-12): Tăng mạnh

Trong trường hợp đến khám tại bệnh viện B, người bệnh phát hiện thêm bệnh khác thì cũng được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh khác hoặc bệnh kèm theo được phát hiện đó theo phạm vi được hưởng và mức hưởng quy định đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về BHYT.

Tuy nhiên, nếu người bệnh đề nghị khám bệnh, chữa bệnh thêm bệnh khác thì sẽ không được hưởng quyền lợi theo quy định tại điều này đối với việc khám bệnh, chữa bệnh khác đó tại Bệnh viện B.

Ngoài ra, nếu Bệnh viện B xác định người bệnh không mắc bệnh u ác ở tụy thì người bệnh vẫn được quyền lợi theo quy định tại điều này đối với lần khám bệnh, chẩn đoán đó tại bệnh viện B.

Một điểm đáng lưu ý là trường hợp bệnh tại các phụ lục có quy định điều kiện hoặc tình trạng bệnh, người bệnh chỉ được hưởng quyền lợi khi đáp ứng điều kiện hoặc tình trạng bệnh đó.

Danh mục một số bệnh được khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế cấp chuyên sâu gồm 62 bệnh, nhóm bệnh như sau:

Danh mục một số bệnh được khám, chữa bệnh tại cơ sở y tế cấp chuyên cơ bản gồm 105 bệnh, nhóm bệnh.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT nhằm điều chỉnh một số vướng mắc, bất cập, phát sinh. Ngày 27/11, Quốc hội bấm nút thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật BHYT.

Bài viết liên quan  Báo Anh: Ukraine có thể tạm từ bỏ một phần lãnh thổ để có hòa bình

Một trong những điểm mới của Luật là quy định mức hưởng BHYT khi thực hiện thông tuyến khám bệnh, chữa bệnh BHYT theo hướng không phân biệt địa giới hành chính theo tỉnh, giữ ổn định tỷ lệ mức hưởng BHYT theo quy định của Luật hiện hành và mở rộng với một số trường hợp.

Đặc biệt, trong một số trường hợp bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo…, người bệnh được lên thẳng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp chuyên sâu.

Theo đó, Bộ Y tế sẽ quy định danh mục các bệnh này, danh mục này không cố định mà được điều chỉnh tùy từng giai đoạn. Trường hợp này không cần giấy chuyển tuyến.

Đối tượng tham gia BHYT quy định trong luật này được giữ nguyên như luật hiện hành và bổ sung đối tượng nhân viên y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản, nhằm động viên, khích lệ và có chính sách thỏa đáng với đối tượng chăm sóc sức khỏe nhân dân ở vùng sâu, vùng xa.

Bên cạnh đó, luật mở rộng phạm vi hưởng BHYT với hình thức khám bệnh, chữa bệnh từ xa; hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh từ xa; khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình; khám bệnh, chữa bệnh tại nhà.

Lợi ích khi người dân tham gia bảo hiểm y tế

Tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) mang lại nhiều lợi ích thiết thực, không chỉ giúp giảm gánh nặng tài chính khi ốm đau, mà còn đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe cơ bản cho mọi người.

Bài viết liên quan  Hậu vệ Thái Lan: ‘Hãy hỏi xem Việt Nam có sợ chúng tôi không’

Đầu tiên, BHYT giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế với chi phí thấp hơn. Trong trường hợp khám chữa bệnh, người tham gia BHYT được chi trả một phần lớn chi phí y tế, từ tiền khám bệnh, thuốc men, đến chi phí điều trị nội trú và phẫu thuật. Điều này đặc biệt hữu ích khi đối mặt với các bệnh lý nghiêm trọng hoặc cần điều trị dài ngày, giúp gia đình tránh rơi vào cảnh khó khăn tài chính.

Thứ hai, BHYT là công cụ bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Với mức đóng phí hợp lý, người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế dự phòng như tiêm chủng, sàng lọc bệnh sớm, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nguy cơ mắc bệnh.

Cuối cùng, tham gia BHYT còn thể hiện trách nhiệm xã hội. Hệ thống BHYT hoạt động dựa trên nguyên tắc chia sẻ rủi ro, giúp những người khỏe mạnh hỗ trợ người bệnh, xây dựng một cộng đồng đoàn kết và bền vững.

Tham gia bảo hiểm y tế không chỉ là sự đầu tư cho sức khỏe cá nhân mà còn là đóng góp tích cực vào hệ thống y tế quốc gia.