Lời khai gây phẫ-n n-ộ của chủ mái ấm Hoa Hồng

Lời khai gây phẫ-n n-ộ của chủ mái ấm Hoa Hồng
Lời khai gây phẫ-n n-ộ của chủ mái ấm Hoa Hồng

Chủ mái ấm Hoa Hồng khai dùng cây lược, khay nhựa, chổi để đánh; dùng tay nắm áo, tay, chân xách và kéo các cháu; ôm ném các cháu khi tắm, ngủ.

Theo báo Đời sống & Pháp luật đưa tin, tất cả hình ảnh đe dọa, hành hạ, đánh đập các cháu của 2 đối tượng đều được camera ghi lại.

Ngày 3/1, Cơ quan CSĐT Công an TPHCM đã khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam Giáp Thị Sông Hương (sinh năm 1974, ngụ quận Gò Vấp, là chủ cơ sở Mái ấm Hoa Hồng tại quận 12) về tội “Hành hạ người khác”. Đồng thời, Công an cũng khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú với Trang Mỹ Nhanh (sinh năm 1953, ngụ Quận 12 là bảo mẫu tại Mái ấm Hoa Hồng) cùng về tội danh trên.

Tại cơ quan công an, cả 2 khai trong quá trình chăm sóc các cháu hằng ngày tại mái ấm Hoa Hồng đã có những hành vi đe dọa, đối xử tàn ác, đánh tất cả 30 cháu bé tại phòng 102 và lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong đó, Nhanh thường sử dụng cây lược, cây chổi, tay, chân, muỗng (loại sử dụng múc canh) để đe dọa, đánh các cháu.

Thậm chí Nhanh còn cho dầu gió vào miệng của một số cháu bé. Hương thì sử dụng bìa carton, cây lược, khay nhựa, chổi để đe dọa và đánh các cháu; dùng tay nắm áo, tay, chân; kéo và nắm các cháu khi tắm, ngủ. Hương cũng trực tiếp chứng kiến việc Nhanh đánh các cháu nhưng không ngăn cản. Tất cả hình ảnh đe dọa, hành hạ, đánh đập các cháu của 2 đối tượng đều được camera ghi lại.

Bài viết liên quan  Túi hút ẩm bạn thường bỏ đi lại có 6 công dụng “thần kỳ”: Cái tốt cho sức khoẻ, cái nâng tầm cuộc sống

Hương là chủ cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập Mái ấm Hoa Hồng được phép nuôi 39 trẻ từ ngày 7/7/2023. Trong quá trình hoạt động, Hương đã nhận bảo mẫu chưa có chứng chỉ về việc làm bảo mẫu để nuôi giữ trẻ, không phổ biến cho họ kiến thức về pháp luật trong việc nuôi giữ trẻ, và cũng không nhận đủ số lượng bảo mẫu theo quy định để chăm sóc nuôi giữ trẻ. Bản thân Hương trước khi được cấp phép mở mái ấm Hoa Hồng đã được bồi dưỡng về nghiệp vụ chăm sóc trẻ và bổ sung kiến thức về việc không được đe dọa, đánh các cháu được nuôi dưỡng tại mái ấm Hoa Hồng.

Theo Công an, hành vi đe dọa, đánh đập các cháu nhỏ trong mái ấm có mối quan hệ lệ thuộc, được lặp lại nhiều lần của Hương và Nhanh là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng và trái pháp luật. Trẻ em là đối tượng cần được yêu thương, bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Hành động bạo hành không chỉ gây tổn thương đến thể chất, mà còn để lại hậu quả tâm lý lâu dài, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ.

Trước đó, ngày 6/9/2024, Công an TPHCM đã khởi tố vụ án và bắt tạm giam hai bảo mẫu của Mái ấm Hoa Hồng gồm Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (sinh năm 1978) và Diệp Ngọc Tuyền (sinh năm 1977) về tội “Hành hạ người khác”.

Đưa tin về vụ việc, tháng 9/2024 báo Thanh Niên có bài viết: “Mái ấm Hoa Hồng vừa bạo hành trẻ em, vừa lợi dụng thiện nguyện”.

Bài viết liên quan  Mít nhà chín 3 trái, chồng dặn vợ biếu nhà nội quả 12kg, quả 8kg để ăn, quả 3kg cho nhà ngoại. Lúc này em cũng nói luôn t::ử t:ế với bố mẹ em thì em t::ử t:ế lại, còn không thì em cũng không cần, em mua hẳn quả to cho ông bà. Chồng mặt c:au c:ó chạy vào bếp cầm 1 cái thùng to để rồi ….

Liên quan loạt bài điều tra ‘Tội ác trong một mái ấm’ của Báo Thanh Niên, chiều 7.9.2024, tại họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi đã trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến việc xử lý cũng như giải pháp ngăn ngừa các vi phạm tại cơ sở thiện nguyện.

Theo ông Hồi, vụ việc Mái ấm Hoa Hồng ở Q.12 (TP.HCM) bước đầu được xác định là vụ bạo lực, bạo hành trẻ em. Thứ hai là cũng liên quan đến yếu tố lợi dụng việc từ thiện nhân đạo. Ngay sau khi Báo Thanh Niên phát hiện, Bộ LĐ-TB-XH đã phối hợp với UBND TP.HCM và các cơ quan, ban, ngành của TP.HCM vào cuộc, xử lý ngay vụ việc.

Lãnh đạo Bộ LĐ-TB-XH cũng thừa nhận: “Vụ việc ở Mái ấm Hoa Hồng có liên quan đến buông lỏng quản lý. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được”.

Qua vụ việc này, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát trên cả nước. Cơ sở nào chưa có giấy phép hoạt động thì dừng. Cơ sở nào chưa hội tụ đủ các tiêu chí, điều kiện thì khẩn trương hoàn thiện để tăng cường năng lực chăm sóc trẻ em.

Công an kiểm tra Mái ấm Hoa Hồng sáng 4.9 (ẢNH: UYỂN NHI)

Về giải pháp, ông Hồi đề nghị tăng cường công nghệ áp dụng trong việc giám sát thường xuyên, liên tục việc chăm sóc trẻ em tại các cơ sở, mái ấm. Thực hiện đúng quy định của Đảng, Nhà nước về quy định liên quan đến chăm sóc bảo vệ trẻ em, đặc biệt quy định mới nhất của Nghị định số 110/2024 của Chính phủ mới ban hành về công tác xã hội. Trong đó có một số nhóm quy định như hoạt động thiện nguyện, Nhà nước tạo cơ hội cho các tổ chức, cá nhân có thể giúp đỡ người khó khăn nhưng phải bảo đảm đúng quy trình, quy định, không được bóc lột lợi dụng, hành hạ, xâm hại các đối tượng… Bên cạnh đó là các chính sách liên quan đến các cơ sở dịch vụ chuyên nghiệp phải tuân thủ các tiêu chí, điều kiện và phải được phép hoạt động.

Bài viết liên quan  Khi cơm chín có cần rút phích cắm nồi cơm điện hay không: Câu trả lời thật bất ngờ

Trong diễn biến liên quan, sau khi, Báo Thanh Niên đã đăng loạt bài điều tra Tội ác trong một mái ấm, các cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt. Cho đến nay, Phòng LĐ-TB-XH quận 12 đã thu hồi giấy phép hoạt động của Mái ấm Hoa Hồng. Đồng thời, Phòng Nội vụ quận 12 sẽ tham mưu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức liên quan trong công tác quản lý nhà nước để xảy ra sai phạm tại Mái ấm Hoa Hồng.

Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 2 bảo mẫu là Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (46 tuổi, quê Đồng Nai) và Diệp Ngọc Tuyền (47 tuổi, quê Sóc Trăng) để điều tra về hành vi “hành hạ người khác”. Công an TP.HCM sẽ tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi của các đối tượng có liên quan để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.