Thủ tướng dự công bố Nghị quyết của Chính phủ về trung tâm tài chính

Thủ tướng dự công bố Nghị quyết của Chính phủ về trung tâm tài chính
Thủ tướng dự công bố Nghị quyết của Chính phủ về trung tâm tài chính

Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế là một trong những đột phá về thể chế, giúp giải phóng các nguồn lực, nâng cao hiệu quả, năng lực cạnh tranh và đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Sáng 4/1, tại TPHCM, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp UBND TPHCM, UBND TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành kế hoạch hành động triển khai kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam.

Sự kiện có sự tham dự của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các địa phương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang tới dự hội nghị (Ảnh Q.Huy).

Phát biểu mở đầu buổi làm việc, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, thời gian qua, tình hình khu vực và thế giới có nhiều biến động, diễn biến phức tạp, khó lường. Hệ thống tài chính toàn cầu đang dần định hình lại, thế giới đang có nhu cầu phát triển các trung tâm tài chính mới, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tài chính đặc thù, phục vụ các thị trường ngách, khác biệt với những trung tâm tài chính truyền thống.

“Do đó, Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để tham gia cuộc chơi này, thông qua việc thiết lập hành lang pháp lý mở, ban hành các chính sách ưu đãi vượt trội, phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, TPHCM và Đà Nẵng đã hội tụ nhiều yếu tố nền tảng để phát triển một Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế”, ông Nguyễn Chí Dũng phân tích.

Video đang HOT

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và chủ trì hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (Ảnh: Q.Huy).

Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư chia sẻ thêm, việc xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế đã được Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ xác định là một trong những đột phá về thể chế, là quyết sách nhằm giải phóng các nguồn lực, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế. Trung tâm tài chính cũng góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả và năng lực cạnh tranh, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Bài viết liên quan  Chân dung đối tượng oánh người đàn ông Bình Dương

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 259 phê duyệt kế hoạch hành động triển khai xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam. Trong đó, Chính phủ phân công 49 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho 12 bộ, ngành, và các địa phương chủ trì triển khai, gắn với các sản phẩm đầu ra để hình thành khung pháp lý.

Các nhiệm vụ tập trung cho 5 trọng tâm gồm phát triển cơ sở hạ tầng, thu hút nhân tài quốc tế, thúc đẩy đổi mới tài chính, hội nhập quốc tế và bảo vệ an ninh tài chính.

Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương (Ảnh: Q.Huy).

Kết luận 47 của Bộ Chính trị đã đồng ý Thành lập Trung tâm tài chính quốc tế toàn diện tại TPHCM và Trung tâm tài chính khu vực tại TP Đà Nẵng. Các cơ quan để quản lý trung tâm tài chính cần được thành lập là cơ quan quản lý, điều hành; cơ quan giám sát; cơ quan giải quyết tranh chấp. Việc thành lập các cơ quan này triển khai thực hiện theo đúng quy định và thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Bộ Chính trị cơ bản đồng ý chủ trương cho phép áp dụng các chính sách xây dựng trung tâm tài chính và lộ trình thực hiện nêu trong đề án. Từ nay đến năm 2030, các việc cần làm là ban hành và tổ chức thực hiện ngay 8 nhóm chính sách phù hợp với thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện Việt Nam và cần áp dụng ngay.

Bài viết liên quan  Em gái Vũ Linh góp công gì mà được hưởng 15% tài sản của anh ruột?

Từ năm 2030 đến 2035, các cơ quan tổ chức thực hiện đầy đủ theo lộ trình các nhóm chính sách thông dụng tại các trung tâm tài chính lớn trên thế giới, phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam. Lộ trình khung này mang tính chất định hướng; quá trình thực hiện cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhanh nhất có thể, nếu thời cơ thuận lợi, điều kiện đã chín muồi, thì có thể làm ngay, nhanh hơn các bước tiếp theo, không chờ theo thứ tự.

Cơ quan chức năng sẽ có hướng dẫn chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm giao thông

Quy định cụ thể cùng hướng dẫn trong việc chi trả cho người cung cấp thông tin vi phạm và tiêu chí trả cho từng nội dung sẽ sớm được cơ quan chức năng đưa ra…

Cục CSGT cho biết, Nghị định 176/2024 của Chính phủ có hiệu lực từ 1/1/2025 cho phép Bộ Công an được chi hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin phản ánh hành vi vi phạm hành chính về TTATGT. Mức chi cho nội dung này là không quá 10% số tiề.n xử phạt vi phạm hành chính và tối đa 5 triệu đồng/vụ việc.

Người dân ghi hình vi phạm giao thông tại Hà Nội.

Theo đó, việc tiếp nhận thông tin, hình ảnh của người dân để xác minh, xử lý vi phạm trong lĩnh vực TTATGT đường bộ đã được thực hiện trong thời gian qua, lực lượng CSGT đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm từ thông tin, hình ảnh do quần chúng nhân dân, các tổ chức cung cấp. Về đầu mối tiếp nhận, mới đây nhất, thông tư 73/2024 của Bộ Công an có nêu nội dung này.

Bài viết liên quan  Đ.ánh ch.ết bạn vì nghi ngờ trộm ví

Theo đó, đơn vị CSGT có trách nhiệm thông báo công khai: Địa điểm, địa chỉ bưu chính, hộp thư điện tử, cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử, tài khoản mạng xã hội, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị để cá nhân, tổ chức biết cung cấp thông tin. Đồng thời tổ chức trực ban 24/24 giờ để tiếp nhận, thu thập dữ liệu của cá nhân, tổ chức cung cấp.

CSGT tiếp nhận tin báo của người dân và thông tin đến đơn vị địa bàn xử lý vi phạm.

Đơn vị CSGT thực hiện tiếp nhận, thu thập dữ liệu gồm: Cục CSGT; Phòng CSGT; Đội CSGT trật tự thuộc công an cấp quận/huyện. Ngoài ra, người dân cũng có thể cung cấp thông tin, hình ảnh về vi phạm thông cài đặt, sử dụng VneTraffic do Bộ Công an phát triển.

Theo Thông tư 73/2024, quy trình thu thập, sử dụng dữ liệu (thông tin, hình ảnh) do cá nhân, tổ chức cung cấp, được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 135/2021. Dữ liệu thu được cần đảm bảo: Không xâm phạm quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân và tổ chức theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phản ánh khách quan, chính xác, trung thực về hành vi vi phạm, thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm.

Đối với cơ chế chi trả tiề.n cho người cung cấp thông tin và tiêu chí xét chi trả cho từng nội dung và sẽ được các cơ quan liên quan sớm quy định cụ thể trong các văn bản hướng dẫn thực thi.

Do vậy những thông tin về việc cá nhân được nhận tiề.n thưởng từ cung cấp thông tin, hình ảnh vi phạm TTATGT trên mạng xã hội thời gian gần đây là không chính xác

Nguồn: https://vietgiaitri.com/thu-tuong-du-cong-bo-nghi-quyet-cua-chinh-phu-ve-trung-tam-tai-chinh-20250104i7352943/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwMTA0fDE4OjM0OjM3