Đến đón dâu, nhà trai thấy nhà gái dựng rạp đám tang: Khăn trắng rợp trời, mẹ cô dâu chỉ nói 1 câu

Đến đón dâu, nhà trai thấy nhà gái dựng rạp đám tang: Khăn trắng rợp trời, mẹ cô dâu chỉ nói 1 câu
Đến đón dâu, nhà trai thấy nhà gái dựng rạp đám tang: Khăn trắng rợp trời, mẹ cô dâu chỉ nói 1 câu

Tôi 23 tuổi. Cũng như bao cô gái khác, tôi cũng từng mơ về một tình yêu đẹp sẽ dẫn đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nhưng không ngờ hành trình đó lại đầy nước mắt và những quyết định đau lòng.

Tôi và anh yêu nhau từ thời đại học, mối tình kéo dài gần 3 năm đủ để tôi tin rằng mình đã gặp được người bạn đời. Anh hiền lành, yêu thương tôi thật lòng, tôi không có gì để phàn nàn về người đàn ông mình đã chọn nhưng có 1 vấn đề lớn nhất, đó chính là ‘mẹ của anh’, bà là rào cản khó bước qua trong tình yêu của chúng tôi!

Ngay từ lần đầu gặp mặt, mẹ anh đã tỏ rõ sự không thích tôi. Lý do bà đưa ra rất đơn giản: gia đình tôi không môn đăng hộ đối. Bà thường nói bóng gió: “Gái nhà nghèo thì phải chịu khổ, lấy vợ cũng phải nghĩ xa, không để ảnh hưởng đến tương lai.” Những lời đó làm tôi đau lòng, nhưng vì yêu anh, tôi nhẫn nhịn.

Mỗi lần thấy tôi buồn, anh thường an ủi: “Mẹ chỉ chưa hiểu em thôi, anh sẽ thuyết phục bà.”

Tuy nhiên, sự cấm cản ngày càng gay gắt hơn. Không còn cách nào khác, chúng tôi quyết định ‘có bầu’ trước đám cưới để buộc bà phải đồng ý cuộc hôn nhân này.

Khi tôi báo tin mình mang thai, mẹ anh miễn cưỡng chấp nhận tổ chức đám cưới. Nhưng điều đó không làm bà thay đổi thái độ. Trong suốt thời gian bàn bạc đám cưới với mẹ tôi, bà luôn tỏ ra vẻ ‘bề trên’, thái độ coi thường, không hề hỏi ý kiến mẹ tôi về bất cứ điều gì. Mọi thứ đều do bà quyết định, từ ngày cưới, cách bày biện lễ lạt, đến số lượng khách mời.

Bài viết liên quan  Đang bán hàng, bất ngờ phát hiện túi xách chứa 4 cây vàng

Mẹ tôi nhẫn nhịn nhiều, nhưng cái gì cũng có giới hạn của nó. Khi nhà trai chọn ngày cưới trùng với ngày giỗ của bố tôi, bà không thể im lặng. Bà nhiều lần gọi điện trực tiếp cho mẹ anh, nhẹ nhàng nói: “Chị ơi, ngày đó là ngày giỗ chồng tôi, cũng là bố đẻ ra cái H. hay mình xem xét chuyển sang ngày khác được không?

Cuối cùng, sự tử tế, nhẹ nhàng của mẹ tôi chỉ nhận được câu đáp lạnh lùng: “Giỗ thì dời được,chứ cưới là chuyện trọng đại, không phải cứ thích đổi là đổi. Giỗ năm nào cũng có, cưới thì cả đời chỉ 1 lần. Quan trọng là người sống, người đã mất rồi thì thế nào chẳng được

Câu nói đó như xát muối vào lòng mẹ tôi. Bà im lặng, nhưng tôi biết bà đã tổn thương sâu sắc. Tôi không dám nói gì vì sợ làm căng thẳng thêm, nhưng lòng đầy day dứt.

Ngày cưới đến, tôi bên ngoài vẫn cố gắng chuẩn bị mọi thứ nhưng trong lòng đầy ngổn ngang, tôi chỉ còn biết hy vọng mọi chuyện sẽ diễn ra suôn sẻ mà thôi.

Rồi ngày trọng đại cũng tới!

Nhà trai đến đón dâu lúc 5 giờ sáng. Khi xe vừa đến, họ bàng hoàng thấy trước mắt mình là chiếc rạp đen trắng – rạp dựng lên cho ngày giỗ. Mẹ tôi bước ra, trên đầu đội chiếc khăn trắng, không hề sợ hãi trước ánh mắt sững sờ của nhà trai.

Bài viết liên quan  Uống nước suối trên xe đi nhờ, nam thanh niên bị lừa bán sang Campuchia

Ảnh minh họa, nguồn: DSD

“Chào chị,” mẹ tôi mở lời, giọng nói trầm tĩnh nhưng đầy kiên quyết. “Hôm nay là ngày giỗ chồng tôi. Tôi đã nói từ trước, nhà tôi không thể làm giỗ và cưới cùng một ngày. Gia đình tôi quyết định làm giỗ, không làm đám cưới. Con gái tôi và cháu tôi, không ai có quyền ép buộc hay xem thường.”

Mẹ anh tức giận, lớn tiếng: “Cô làm vậy là không biết điều! Con gái cô có bầu, cô nghĩ thế là tốt à?”

Mẹ tôi bình thản đáp: “Con tôi có bầu thì sao? Chúng tôi vẫn nuôi được. Đám cưới này, gia đình tôi không cần.”

Nhà trai tức tối bỏ về. Tôi đứng bên trong, nhìn qua khe cửa, nước mắt tràn mi. Lòng tôi đau nhói, không chỉ vì mối quan hệ với anh đã đến hồi kết, mà còn vì sự bất lực của chính mình. Nhưng tôi cũng thấy tự hào về mẹ. Bà đã làm điều mà tôi không dám làm: giữ vững lòng tự trọng của gia đình.

Buổi giỗ hôm đó diễn ra trang nghiêm, như một cách mẹ tôi nhắn nhủ rằng: gia đình không bao giờ để ai coi thường. Khi khách khứa đã ra về, mẹ ôm tôi vào lòng. “Con gái à, mẹ biết con đau lòng, nhưng mẹ không thể để con bước vào một gia đình không tôn trọng mình. Con xứng đáng được hạnh phúc, nhưng phải là hạnh phúc thực sự.”

Bài viết liên quan  Nhúng rau пàყ vào nồi lẩu là độ c như “thạch tín”, ngon mấy cũng đừng cho vào

Tôi bật khóc, ôm lấy mẹ. Trong lòng tôi dậy lên nhiều cảm xúc lẫn lộn: buồn, giận, và cả sự nhẹ nhõm. Tôi hiểu rằng, nếu tiếp tục với người đàn ông ấy, tôi sẽ mãi bị gia đình họ coi thường.

Sau hôm đó, anh có gọi điện cho tôi. Anh xin lỗi, nói rằng muốn chịu trách nhiệm và sẽ thuyết phục mẹ thay đổi. Nhưng tôi đáp: “Anh không làm được trước đây, thì bây giờ cũng không cần nữa. Em sẽ sống tốt và nuôi con một mình.”

Quyết định đó không dễ dàng, nhưng tôi biết mình làm đúng. Tôi không thể để con mình lớn lên trong một gia đình đầy sự khinh miệt và áp lực. Tôi cũng không thể để bản thân chịu đựng thêm những ngày tháng đau lòng.

Dù biết con đường phía trước sẽ khó khăn, tôi tin mình đủ mạnh mẽ để làm mẹ đơn thân. Tôi sẽ dạy con mình biết yêu thương và tôn trọng, nhưng cũng phải biết giữ gìn lòng tự trọng. Tình yêu có thể đẹp, nhưng nếu không có sự tôn trọng, tình yêu ấy chỉ mang lại đau khổ. Và tôi chọn cách bảo vệ hạnh phúc của chính mình và con.

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/den-don-dau-nha-trai-thay-nha-gai-dung-rap-dam-tang-khan-trang-rop-troi-me-co-dau-chi-noi-1-cau