Từ 1/1/2025, nếu vi phạm giao thông bỏ xe không đóng phạt sẽ bị trừ lương, trừ tiền tài khoản

Từ 1/1/2025, nếu vi phạm giao thông bỏ xe không đóng phạt sẽ bị trừ lương, trừ tiền tài khoản
Từ 1/1/2025, nếu vi phạm giao thông bỏ xe không đóng phạt sẽ bị trừ lương, trừ tiền tài khoản

Ngày 02/1/2025, Báo Mới đưa tin “Từ 1/1/2025, nếu vi phạm giao thông bỏ xe không đóng phạt sẽ bị trừ lương, trừ tiền tài khoản” với nội dung như sau: 

Nếu vi phạm giao thông không đóng phạt, bỏ xe sẽ bị bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng các hình thức: trừ lương, trừ tiền tài khoản…

Chính phủ ban hành Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, có hiệu lực từ 1/1/2025.

Đại diện Cục CSGT (Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168 được xây dựng trong bối cảnh tình hình trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực, tai nạn được kiềm chế.

Về tổng thể tình hình giao thông còn nhiều vấn đề đặt ra như hạ tầng giao thông phát triển chưa tương ứng với nhu cầu, tổ chức giao thông còn nhiều bất cập; lượng phương tiện tăng cao mỗi năm với gần 500.000 ô tô cùng khoảng 2 triệu xe máy… Ý thức một số người tham gia giao thông chưa cao, tình trạng vi phạm còn diễn ra phổ biến.

“Để lập lại trật tự đòi hỏi việc thực thi pháp luật phải nghiêm minh, chế tài đủ tính răn đe, tương xứng với vi phạm, nhất là các hành vi cố ý xâm phạm trật tự an toàn giao thông. Đặc biệt, việc tăng mức xử phạt để kiềm chế tai nạn giao thông”, đại diện Cục CSGT nói.

Bài viết liên quan  Người phụ nữ vừa lái ô tô vừa hát karaoke: Vì sao chưa xử phạt?

Mức phạt theo Nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025

Với mức xử phạt vi phạm giao thông khá cao theo Nghị định 168, có nhiều cá nhân khi bị xử lý vi phạm đã tìm cách trốn tránh nghĩa vụ nộp phạt, thậm chí bỏ lại phương tiện và rời khỏi hiện trường.

Trả lời ANTĐ, luật sư Lê Hồng Vân (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết, căn cứ theo Điều 74 của Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, thời gian thi hành quyết định xử phạt là 1 năm, kể từ ngày ban hành quyết định. Tuy nhiên, nếu quá thời hạn này thì quyết định xử phạt không còn hiệu lực thi hành, trừ khi có yêu cầu tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

Trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn thì thời hiệu nói trên được tính kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn. Do đó, nếu người vi phạm trốn tránh không nộp phạt mà bỏ xe lại thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt tính từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, trì hoãn.

Trường hợp hết thời hạn trên mà cá nhân vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình thì có thể bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt bằng các hình thức:

– Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của người vi phạm;

Bài viết liên quan  Hóa ra mọt gạo sợ nhất là “nó”, bỏ một ít vào túi gạo để cả năm không lo sâu mọt

– Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá;

– Thu tiền, tài sản khác của người bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do người khác đang giữ trong trường hợp người vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

– Buộc khắc phục hậu quả theo quy định.

Như vậy, nếu cá nhân vi phạm giao thông cố tình không nộp phạt, bỏ lại xe vẫn phải đóng phạt theo quyết định xử phạt hành chính, nếu không chấp nhận quyết định xử phạt thì có thể bị cưỡng chế.

Về việc xử lý phương tiện của người vi phạm hết thời hạn tạm giữ mà không đến nhận, theo Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, hết thời hạn 1 tháng, kể từ ngày thông báo lần 2 nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính…