Dạy thêm không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt 100 triệu đồng

Dạy thêm không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt 100 triệu đồng
Dạy thêm không đăng ký kinh doanh sẽ bị phạt 100 triệu đồng

Cá nhân, tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường mà không đăng ký kinh doanh có thể bị phạt hành chính từ 5 đến 100 triệu đồng.

Nhằm xóa bỏ triệt để tình trạng bắt ép học sinh tham gia các lớp học thêm do chính thầy cô giáo đứng lớp chính khóa giảng dạy, nhiều quy định mới được bàn hành để siết chặt công tác quản lý vấn đề này.

Dạy thêm không đăng ký kinh doanh bị phạt thế nào?

Khoản 1, Điều 62, Nghị định 122/2021 của Chính phủ áp dụng mức phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp phải đăng ký theo quy định. Đồng thời, mức phạt tiền trên cũng áp dụng với hành vi sau đây:

Cá nhân, các thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh nhiều hơn một hộ kinh doanh; Không được quyền thành lập hộ kinh doanh nhưng vẫn thành lập hộ kinh doanh; Không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Hoạt động dạy thêm, học thêm ngày càng phổ biến. (Ảnh minh họa)

Giáo viên cần lưu ý thêm khoản 2, Điều 4, Nghị định 122/2021 cũng quy định mức phạt 5 – 10 triệu đồng sẽ thực hiện đối với cá nhân. Còn với tổ chức, mức phạt tiền cao gấp 2 lần mức phạt tiền cá nhân.

Bài viết liên quan  11 tác dụng của rau má bạn không nên bỏ qua

Riêng trường hợp dạy thêm phải đăng ký thành lập công ty nhưng không thực hiện, mức xử phạt được áp dụng thep quy định tại khoản 4, Điều 46, Nghị định 122/2021 từ 50 – 100 triệu đồng với một trong các hành vi sau:

Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký;
Tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Bên vi phạm buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký.

Tổ chức có hành vi nêu trên còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp. Như vậy, nếu dạy thêm theo hình thức hộ kinh doanh không đăng ký thành lập hộ kinh doanh sẽ bị phạt 5 – 10 triệu đồng đối với cá nhân và phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với tổ chức.

Trường hợp hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 50 – 100 triệu đồng với tổ chức; cá nhân bị phạt từ 25 – 50 triệu đồng.

Bài viết liên quan  5 nhóm người tuyệt đối không được ăn măng dù thèm đến mấy kẻo hối không kịp

Điều kiện tổ chức dạy thêm ngoài nhà trường

Điều 6, Thông tư 29/2024 quy định, các tổ chức, cá nhân mở lớp dạy thêm ngoài trường học có thu tiền của học sinh phải đảm bảo các điều kiện sau:

Phải đăng ký kinh doanh để chịu sự quản lý theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
Phải công khai trên cổng thông tin điện tử của cơ sở dạy thêm hoặc niêm yết tại cơ sở dạy thêm về các môn học được tổ chức dạy thêm, học thêm;
Công khai thời lượng dạy thêm của từng môn học theo từng khối lớp;
Công khai địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm;
Công khai danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường cũng do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm. Việc thu, quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, tài sản, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Theo Anh Anh/VTCnews

https://vtcnews.vn/day-them-khong-dang-ky-kinh-doanh-se-bi-phat-100-trieu-dong-ar920701.html