Dưới đây là Mức phạt lỗi chạy xe chậm 2025 theo Nghị định 168, cụ thể như sau:
Đối tượng | Mức phạt | Hành vi |
Đối với ô tô | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
(Điểm o, p khoản 3 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) |
– Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.
– Điều khiển xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định. |
Đối với xe máy (TH1) | Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.
(Điểm k khoản 1 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) |
Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép. |
Đối với xe máy (TH2) | Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
(Điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) |
Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông. |
Đối với xe máy chuyên dùng | Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
(Điểm d khoản 3 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP) |
Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép. |
* Trên đây là Thông tin Lỗi chạy xe chậm 2025 bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
Lỗi chạy xe chậm 2025 bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168? (Hình từ Internet)
Từ 2025, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT có quy định về tốc độ khai thác tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc).
Theo đó, từ 1/1/2025, tốc độ tối đa của xe máy trong khu vực đông dân cư như sau:
– Đối với đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên: Tốc độ tối đa là 60km/h.
– Đói với đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới: Tốc độ tối đa là 50km/h.
Lưu ý: Tốc độ tối đa theo quy định trên không áp dụng với các loại xe cơ giới, trừ các xe được quy định tại Điều 7 và Điều 8 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT, cụ thể:
– Xe máy chuyên dùng, xe gắn máy và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông, tốc độ khai thác tối đa là 40 km/h.
– Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 30 km/h.
– Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 50 km/h.
Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ Điều 3 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định cụ thể như sau:
Điều 3. Nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ
1. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
3. Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
5. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
6. Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
7. Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, nguyên tắc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ như sau:
– Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Bảo đảm giao thông đường bộ được trật tự, an toàn, thông suốt, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường; phòng ngừa vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của cá nhân và tài sản của cơ quan, tổ chức.
– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
– Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và quy định khác của pháp luật có liên quan, có trách nhiệm giữ an toàn cho mình và cho người khác.
– Mọi hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
– Hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải công khai, minh bạch và thuận lợi cho người dân.
– Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.