Đàn quạ đều đặn bay về Tử Cấm Thành lúc nửa đêm, báo hiệu điều tâm linh rùng rợn

Đàn quạ đều đặn bay về Tử Cấm Thành lúc nửa đêm, báo hiệu điều tâm linh rùng rợn
Đàn quạ đều đặn bay về Tử Cấm Thành lúc nửa đêm, báo hiệu điều tâm linh rùng rợn

Bí mật hậu cung của Tử Cấm Thành luôn là đề tài thu hút sự tò mò. Nhiều người thắc mắc về về những đàn quạ bay đến từ phía tây bắc vào mỗi buổi sáng, kể cả khi nơi đây không còn bóng người.

Theo lời người dân kể lại, những con quạ này sẽ luôn bay về phía đông nam, và sẽ có một số con trú ngụ trên các bức tường của Tử Cấm Thành. Buổi tối, những con quạ này sẽ bay về theo lộ trình cũ và sáng sớm hôm sau lại xuất hiện. Sự việc đã diễn ra 6 năm và chưa bao giờ bị gián đoạn.

Theo quan niệm truyền thống của Trung Quốc xưa, quạ chính là biểu tượng của vận xui, đen đủi, chế.t chóc. Chúng đều thích những nơi có âm khí nặng, vậy hóa chẳng ra Tử Cấm Thành là nơi tích tụ những điều xui rủi.

Một số ý kiến cho rằng quạ xuất hiện ở Tử Cấm Thành vì chúng đã ngửi thấy “mùi tàn” của nhà Thanh cách đây rất lâu và quạ thường hay xuất hiện ở những nơi có sự chế.t chóc.

Sở dĩ quạ hay “ghé qua” nơi đây vì trong cung có rất nhiều người đã phải bỏ mạng. Có rất nhiều lời đồn đại về sự kiện này. Tuy nhiên sự thật, quạ là loài vật tốt lành theo quan điểm của người Mãn Châu.

Tương truyền khi Nỗ Nhĩ Cáp Xích bị thua trận và bỏ chạy, khi ông sắp bị kẻ thù bắt được, lúc này trời vừa chập choạng tối, và một bầy quạ sà xuống che cho ông khỏi sự lùng sục của quân địch.

Vì vậy, để “tri ân” loài quạ, Tử Cấm Thành đã xây dựng một nơi đặc biệt cho quạ kiếm ăn. Sau hàng trăm năm, chúng đã hình thành thói quen ghé qua nơi này.

Bài viết liên quan  Đây là số điện thoại l:ừa đ:ảo đ:ánh c:ắp t iền: Tuyệt đối không nghe gọi, chặn số ngay!

Đó là một lý do, và còn có một lý do khác là do hiệu ứng đảo nhiệt của thành phố. Hiện tượng này xảy ra khi các thành phố thay thế lớp phủ đất tự nhiên bằng mật độ dày đặc của vỉa hè, tòa nhà và các bề mặt hấp thụ và giữ nhiệt khác. Do đó khu vực đô thị ấm hơn đáng kể so với các khu vực ngoại ô xung quanh.

Theo lời các chuyên gia, trong Tử Cấm Thành, mỗi sân sẽ có một bức tường riêng biệt. Chúng ngoài chức năng ngăn cách không gian còn có thể dùng để phòng cháy, đồng thời chống gió rét vào mùa đông. Ngoài ra, hầu hết các cung điện trong Tử Cấm Thành đều quay mặt về hướng Bắc và Nam, bản thân thiết kế này có lợi cho việc dựa vào ánh sáng mặt trời tự nhiên để sưởi ấm.

Tử Cấm Thành là nơi hoang vắng, nhiệt độ tương đối cao nên trở thành nơi trú ẩn cho chúng. Do vị trí nằm ở trung tâm thành phố, là nơi có nhiệt độ ngoài trời cao nhất Bắc Kinh cùng với số lượng lớn cây cối và các công trình kiến trúc cổ nên Tử Cấm Thành trở thành nơi trú ẩn lý tưởng cho đàn quạ.

Tóm lại, việc những đàn quạ thường xuyên xuất hiện ở đây chỉ là do một thói quen lâu ngày cộng với một số yếu tố địa lý đặc thù.

Ngoài câu chuyện về đàn quạ, một số địa điểm nhỏ tại Tử Cấm Thành có những bí ẩn ít được biết đến mà cho đến nay vẫn chưa ai có thể giải đáp.

Bài viết liên quan  Khách Tây kể 7 điều mà họ thấy khó chịu ở người Việt

Mũi tên trên tấm bảng của Long Tông Môn

Long Tông Môn là lối đi chính dẫn vào tiề.n điện và hậu cung, nhưng nếu nhìn lên, bạn sẽ thấy một mũi tên rỉ sét cắm trên tấm bảng ở cửa. Ai đã bắ.n nó?

Người ta kể rằng vào thời Gia Khánh, chính quyền nhà Thanh dần xuống dốc, cuộc nổi dậy của nông dân Bạch Liên giáo nổ ra. Trong cung có người cung cấp thông tin nên nhóm phản loạn biết Gia Khánh đế đã đến khu nghỉ dưỡng mùa hè, trong cung không có lính canh. Vì vậy, quân nổi dậy đã tiến thẳng đến Tử Cấm Thành.

Khi xông vào Long Tông Môn, họ đã bị Thái tử Miên Ninh (sau này là hoàng đế Đạo Quang) phòng thủ và phản công quyết liệt. Khi quân nổi dậy bị đán.h bại, nhà Thanh dọn dẹp hoàng cung và phát hiện mũi tên mắc kẹt trên cửa Long Tông Môn. Lúc này, Gia Khánh đế cũng trở về, không ra lệnh cho ai gỡ mũi tên mà giữ lại để cảnh báo con cháu sau này không được mất cảnh giác.

Tác phẩm điêu khắc đá Vân Long sau điện Bảo Hòa

Nếu thường xem các bộ phim truyền hình về cung đình nhà Thanh chắc hẳn bạn đã quen thuộc với những phiến đá điêu khắc rồng mây cực lớn trong Tử Cấm Thành. Phía sau điện Bảo Hòa có một phiến đá lớn được điêu khắc tinh xảo, nặng khoảng 200 tấn và là tác phẩm chạm khắc lớn nhất Trung Quốc. Làm thế nào mà một phiến đá lớn như vậy được vận chuyển tới đây?

Theo truyền thuyết, viên đá này được vận chuyển từ Phòng Sơn đến Bắc Kinh, cần hơn 10.000 nhân công cho việc này. Để vận chuyển phiến đá, những người thợ thủ công đã chọn một ngày lạnh giá vào tháng 3. Họ đào hàng trăm giếng nhỏ dọc đường đi, đến mùa đông làm cho đường ngập nước để tạo thành một lớp băng trên mặt đất. Như vậy, họ đã di chuyển được phiến đá vào hoàng cung.

Bài viết liên quan  Bán hàng không rõ xuất xứ, ‘hot girl’ livestream xin nộp tiền phạt để không phải khởi tố hình sự

Sư tử “che đũng quần” trên cầu Đoạn Hồng

Trước mỗi sảnh của Tử Cấm Thành đều có những con sư tử đá uy nghi, nhưng con sư tử đá trên cầu Đoạn Hồng thì khác. Nó ngồi xổm, gãi đầu và má, tay còn lại che “đũng quần”, biểu cảm đa.u đớ.n. Tại sao con sư tử đá này lại khác với tất cả những con còn lại trong Tử Cấm Thành?

Truyền thuyết về sư tử đá này liên quan đến hoàng đế Đạo Quang. Khi đó, ông có ý định phong con trai cả của mình là Dịch Vĩ làm người kế vị. Tuy nhiên, Dịch Vĩ thất học, ghét học hành, thậm chí có lần còn mâu thuẫn với thầy giáo của mình.

Khi Đạo Quang biết được, ông tức giận gọi Dịch Vĩ đến khiển trách. Không ngờ cú đá của Đạo Quang trúng vào háng Dịch Vĩ, vài ngày sau thì hoàng tử này qua đời.

Sau này, khi Đạo Quang đi qua cầu Đoạn Hồng, thấy con sư tử lấy móng vuốt che háng lại nhớ tới Dịch Vĩ. Ông sai người dùng vải đỏ che con sư tử đá lại để tránh nhớ tới chuyện buồn. Từ đó, người ta đồn rằng con sư tử đá này là hóa thân của Dịch Vĩ. Không ai dám lại gần hay chạm vào nó vì sợ xui xẻo.

Nguồn: https://vgt.vn/dan-qua-deu-dan-bay-ve-tu-cam-thanh-luc-nua-dem-bao-hieu-dieu-tam-linh-rung-ron-ihyes-20250119t7362840/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAzNi1IaW5oXzIwMjUwMTE5fDIyOjUyOjU5