Lọ hoa cúng trên bàn thờ nên đặt bên trái hay bên phải mới đúng

Lọ hoa cúng trên bàn thờ nên đặt bên trái hay bên phải mới đúng
Lọ hoa cúng trên bàn thờ nên đặt bên trái hay bên phải mới đúng

Từ xa xưa theo truyền  thống của người Việt Nam, bất cứ khi cúng tổ tiên hay lễ cúng nào dù là to hay nhỏ cũng cần phải có hoa. Việc dâng hoa cúng không chỉ là nét đẹp trong văn hóa tâm linh mà còn thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên và các vị thần linh. Vậy nên đặt bình hoa ở bên trái hay bên phải trên bàn thờ để đúng phong thủy và hợp lễ nghi.

Lọ hoa trên bàn thờ nên đặt bên trái hay bên phải?

Theo quan niệm truyền thống, vị trí đặt sẽ tùy thuộc vào số lượng bình hoa mà gia chủ sử dụng.

Khi chỉ có một bình hoa

Nếu chỉ có một bình hoa thì nên tuân theo nguyên tắc “đông bình, tây quả”, tức là bình hoa đặt phía đông, trái cây đặt phía tây. Đây là nguyên tắc bài trí bàn thờ được áp dụng từ xa xưa.

Cách sắp đặt này bắt nguồn từ nguyên tắc tự nhiên, mặt trời mọc đằng đông và lặn ở đằng tây, cây cối phải đơm hoa rồi mới kết trái. Vì vậy, trong thờ cúng, lọ hoa sẽ đặt ở phía đông, mâm ngũ quả đặt ở phía tây.

Cách xác định hướng trên bàn thờ như sau: Hướng từ trong bàn thờ nhìn ra, tức bên trái của ông bà (bên tả) được coi là phía đông. Bên đối xứng (bên hữu) sẽ là phía tây.

Bàn thờ gia tiên thường đặt ở giữa căn nhà theo hướng nam. Bình hoa đặt ở bên trái bàn thờ (phía đông). Khi có gió đông, đông nam thổi vào, hương thơm dịu nhẹ của hoa sẽ lan tỏa khắp không gian thờ cúng. Đĩa trái cây đặt ở bên phải (phía tây) sẽ tiện hơn cho việc bày biện.

Bài viết liên quan  Hà Nội: Ch/áy lớn nhà tập thể bị chuồng c:;ọp vây kín, rất nhiều người đã….

Khi có hai bình hoa

Nếu bàn thờ gia tiên rộng rãi, gia chủ có thể cân nhắc đặt hai bình hoa đối xứng ở hai bên. Khi đó, mâm ngũ quả sẽ được đặt ở giữa bàn thờ, phía trước bát hương. Điều này sẽ tạo nên sự cân đối, sang trọng cho bàn thờ.

Tuy nhiên, tùy vào diện tích, không gian của bàn thờ mà gia chủ lựa chọn bình hoa to hay nhỏ, hoa ít hay nhiều.

Ý nghĩa những loại hoa cúng trên bàn thờ mà bà con nên biết để tham khảo

Hoa hồng đỏ

Hoa hồng đỏ thường được biết đến với ý nghĩa tượng trưng cho tình yêu hạnh phúc, nhưng thực ra nó còn mang ý nghĩa cát tường. Hoa hồng thường có mùi thơm nhẹ, dễ chịu, rất thích hợp dâng cúng trên bàn thờ.

Hoa mai

Đây là loại hoa nở vào mùa xuân, được sử dụng nhiều trong dịp Tết Nguyên đán ở miền Nam. Nhánh mai vàng dâng lên bàn thờ gia tiên vừa giúp tri ân ông bà cha mẹ, vừa tạo không khí xuân về. Hoa mai vàng còn tượng trưng cho phú quý, giàu sang.

Hoa cúc vàng

Đây là một trong những loài hoa được sử dụng phổ biến nhất trong việc thờ cúng. Nó không chỉ có màu bắt mắt, tươi lâu mà còn mang ý nghĩa hể hiện lòng hiếu thảo, sự trường tồn vĩnh cửu.

Hoa sen

Hoa sen có vẻ đẹp sang trọng, mùi hương thanh khiết nên trở thành biểu tượng của Phật giáo, và cũng rất thích hợp dùng trong thờ cúng nói chung. Hoa sen mang ý nghĩa trong sạch, thuần khiết nhưng lại mang trong mình sức mạnh của ý chí, niềm tin và nghị lực kiên cường.

Bài viết liên quan  Tưởng mẹ chồng có 2 tỷ tiết kiệm, tôi đón về chăm 4 năm nay, giờ bà đi mới biết mình ăn quả lừa

Những loại hoa không nên đặt lên bàn thờ

Bàn thờ gia tiên là không gian linh thiêng trong mỗi gia đình Việt Nam, nơi thể hiện lòng kính trọng, biết ơn đối với tổ tiên. Việc chọn hoa đặt lên bàn thờ cũng đòi hỏi sự cẩn trọng, bởi không phải loại hoa nào cũng phù hợp. Một số loại hoa, dù đẹp, nhưng lại không nên sử dụng trên bàn thờ vì mang ý nghĩa không tốt hoặc không phù hợp với không gian tâm linh.

1. Hoa giả

Hoa giả, dù có vẻ đẹp lâu bền, không được xem là lựa chọn thích hợp cho bàn thờ. Theo quan niệm truyền thống, hoa giả không mang lại sự tươi mới, sinh khí cần thiết cho không gian linh thiêng. Đặt hoa giả trên bàn thờ được coi là không thành tâm, thiếu sự tôn kính đối với tổ tiên.

2. Hoa ly

Hoa ly, dù mang hương thơm quyến rũ và vẻ ngoài bắt mắt, lại không được ưa chuộng để dâng lên bàn thờ. Tên gọi “ly” dễ gợi lên ý nghĩa chia ly, ly tán, điều không may mắn và không phù hợp với ý nghĩa gắn kết gia đình trong không gian thờ cúng.

3. Hoa cúc trắng

Hoa cúc là loại hoa phổ biến trong thờ cúng, nhưng bạn cần tránh sử dụng hoa cúc trắng. Màu trắng thường gắn liền với tang lễ, biểu thị sự buồn bã và mất mát, không phù hợp với không khí trang nghiêm và ấm cúng trên bàn thờ gia tiên. Thay vào đó, hãy chọn hoa cúc vàng để mang lại cảm giác tươi sáng và may mắn.

Bài viết liên quan  Mẹ chồng ốm, tôi biếu 20 triệu nhưng bị đẩy ra cửa, quay lại lấy túi xách thì sững sờ

4. Hoa phù dung

Hoa phù dung tuy đẹp nhưng lại có đặc tính chóng tàn, không bền lâu. Loại hoa này cũng thay đổi màu sắc trong ngày, mang ý nghĩa về sự không ổn định, phù du, và không thích hợp để bày trên bàn thờ, nơi đề cao sự bền vững và trang nghiêm.

5. Hoa dâm bụt

Dâm bụt có màu sắc rực rỡ, nhưng theo quan niệm truyền thống, loại hoa này không mang ý nghĩa trang trọng. Nó thường được coi là biểu tượng của sự đơn sơ, thiếu nghiêm túc, và không phù hợp để sử dụng trong thờ cúng.

6. Hoa có màu sặc sỡ hoặc mùi quá nồng

Những loại hoa có màu sắc quá sặc sỡ hoặc mùi hương quá nồng, như hoa lan màu tím đậm hoặc các loại hoa ngoại nhập, thường không thích hợp để dâng lên bàn thờ. Hương thơm quá mạnh có thể làm mất đi sự thanh tịnh của không gian thờ cúng.

Chú ý: Thông tin trên bài chỉ mang tính chất tham khảo

Nguồn: https://www.webtretho.com/p/lo-hoa-cung-tren-ban-tho-nen-dat-ben-trai-hay-ben-phai-moi-dung