Cúng ông Công ông Táo có nhát thiết phải cúng cá chép không

Cúng ông Công ông Táo có nhát thiết phải cúng cá chép không
Cúng ông Công ông Táo có nhát thiết phải cúng cá chép không

Cúng ông Công ông Táo có nhất thiết phải cúng cá chép không? Nếu không cúng cá chép thì sao? Đây có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người. Mình vừa đọc trên báo có bài viết lý giải về vấn đề này rất hay, mình chia sẻ lại chi tiết dưới đây cho mọi người cùng biết nhé!

Theo tục lệ dân gian, phóng sinh cá chép ngày 23 tháng Chạp đã có từ lâu. Mọi người quan niệm Táo Quân sẽ cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình để báo cáo lại tất cả việc làm của con người trong một năm.

Vì vậy, vào ngày ông Công ông Táo, mỗi gia đình thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem những con cá này phóng sinh ở sông, ao, hồ… nghĩa là để đưa ông Táo về trời.

Theo quan niệm dân gian, cá chép nên thả trước giờ Ngọ (12h trưa 23 tháng Chạp) để Táo quân có đủ thời gian lên chầu trời.

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, ngày 23 tháng Chạp có khi rơi đúng ngày các gia đình phải đi làm, không chuẩn bị được thời gian để cúng đúng giờ Ngọ. Vì vậy, không nhất thiết phải cúng ông Công ông Táo vào lúc giữa trưa, mà có thể cúng vào bất kỳ lúc nào thuận tiện và trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc Hoàng, tức là trước 12h trưa 23 tháng Chạp, không được làm lễ sau giờ này.

Vậy cúng ông Táo không có cá chép được không?

Theo TS Lý Tùng Hiếu (giảng viên khoa Văn hóa học, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) chia sẻ với Znews – Tạp trí Tri thức, việc cúng cá chép trong lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo không phải là nghi thức bắt buộc. Trong các sự tích về ông Công, ông Táo không đề cập về việc phải cúng và thả cá chép.

Bài viết liên quan  Sếp chuyển 200 triệu sau khi có thai, tưởng được mồi ngon nhưng lại ‘ngồi trên đống lửa’ nghe anh thú nhận điều chấn động

TS Hiếu cho biết, nghi thức cúng cá chép được hình thành từ cổ tục và mang tính tín ngưỡng dân gian, nhằm tạo thêm màu sắc cho lễ cúng. Mặt khác, nó cũng có thể là sự kết hợp với niềm tin của một vài tôn giáo.

Đôi khi, việc thả cá chép được người dân gửi gắm niềm tin phóng sinh theo đạo hiếu sinh của nhà Phật. Vì vậy, những người không có niềm tin vào việc “cá chép hóa rồng” để Táo quân về trời hoàn toàn không nhất thiết phải thực hiện nghi thức này.

TS Hiếu nhận định, việc thả cá chép không phải là yêu cầu bắt buộc trong lễ cúng ông Táo. Tuy nhiên, nếu gia đình lựa chọn thực hiện nghi thức này, nên sử dụng cá chép vàng, số lượng và kích thước có thể tùy ý theo ý muốn của gia chủ.

“Không tài liệu nào quy định phải thả bao nhiêu cá chép và kích thước của cá chép ra sao trong ngày cúng đưa tiễn ông Công, ông Táo về trời. Nhưng gia chủ không nên mua và phóng sinh loại cá khác vì chỉ có cá chép mới gắn liền với ngày Táo quân”, TS Hiếu nói.

Sự thích Táo Quân có từ đâu?

Táo Quân (ông Công ông Táo) có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hóa sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc.

Bài viết liên quan  6 dấu hiệu đột quỵ sau khi tắm: Nhiều người không biết vẫn lên giường ngủ rồi mãi mãi không dậy nữa

Cụ thể, tích của người Việt kể rằng, Thị Nhi có chồng là Trọng Cao. Tuy ăn ở mặn nồng tha thiết với nhau, nhưng mãi không có con. Vì vậy, Trọng Cao hay kiếm chuyện xô xát dằn vặt vợ.

Một hôm, chỉ vì một chuyện nhỏ, Cao gây thành chuyện lớn, đánh Thị Nhi và đuổi đi. Nhi bỏ nhà, lang thang đến một xứ khác và sau đó gặp Phạm Lang. Phải lòng nhau, hai người kết thành vợ chồng. Phần Trọng Cao, sau khi nguôi giận thì quá ân hận, nhưng vợ đã bỏ đi xa rồi. Day dứt và nhớ quay quắt, Cao lên đường tìm kiếm vợ.

Ngày này qua tháng nọ, tìm mãi, hết gạo hết tiền, Trọng Cao phải làm kẻ ăn xin dọc đường. Cuối cùng, may cho Cao, tình cờ tìm xin ăn đúng nhà của Nhi. Nhi sớm nhận ra người hành khất đúng là người chồng cũ. Nàng mời vào nhà, nấu cơm mời Trọng Cao. Đúng lúc đó, Phạm Lang trở về. Nhi sợ chồng nghi oan, nên giấu Cao dưới đống rạ sau vườn.

Chẳng may, Phạm Lang nổi lửa đốt đống rạ để lấy tro bón ruộng. Thấy lửa cháy, Nhi lao mình vào cứu Cao ra. Thấy Thị Nhi nhảy vào đống lửa, Phạm Lang thương vợ cũng nhảy theo. Cả ba đều chết trong đám lửa.

Thượng đế thương tình thấy 3 người sống có nghĩa có tình nên phong cho làm vua bếp hay còn gọi là Định phúc Táo Quân và giao cho người chồng mới là Thổ Công trông coi việc trong bếp, người chồng cũ là Thổ Địa trông coi việc trong nhà, còn người vợ là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa.

Bài viết liên quan  Nhà tiên tri mù Vanga đã dự đoán đúng những gì năm 2024, nói về 2025 thế nào

Không những định đoạt may, rủi, phúc họa của gia chủ, các vị Táo còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư, giữ bình yên cho mọi người trong nhà.

Theo thông tin từ VTC News, thả cá chép đúng cách là một phần quan trọng trong nghi lễ cúng ông Công, ông Táo. Để đảm bảo cá chép có cơ hội sống sót, người thực hiện cần tuân thủ một số nguyên tắc.

Trước hết, khi thả cá, hãy làm từ từ và nhẹ nhàng. Dùng tay từ từ nghiêng miệng bao đựng cá xuống dưới mặt nước để cá có thể tự bơi ra. Không chạm vào cá bằng tay, vì việc này có thể làm mất lớp nhầy bảo vệ trên vảy cá, khiến cá dễ bị nhiễm trùng và chết.

Tuyệt đối không đứng trên cầu hoặc các vị trí cao ném cá xuống nước, điều này sẽ làm cá dễ bị tổn thương và khó có cơ hội sống sót. Kông thả cá ở những nơi có môi trường ô nhiễm, bởi cá sẽ không thể sinh tồn trong môi trường đó.

Sau khi thả, hãy quan sát xem cá đã bơi xa chưa. Tránh tình trạng cá mắc kẹt, bơi ngược dòng hoặc bị sóng đẩy vào bờ. Thả cá chép đúng cách không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn giúp bảo vệ sự sống cho loài cá này.

Thông tin bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm!

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/goc-chia-se-thong-tin/cung-ong-cong-ong-tao-co-nhat-thiet-phai-cung-ca-chep-khong