Bao sái bàn thờ cuối năm nhớ tránh 3 sai lầm ĐẠI KỊ này kẻo tiền bạc ‘vỗ cánh bay đi’ hết: Điều thứ 2 nhiều nhà rất hay phạm phải mà không biết, đến lúc hối hận thì đã muộn

Bao sái bàn thờ cuối năm nhớ tránh 3 sai lầm ĐẠI KỊ này kẻo tiền bạc ‘vỗ cánh bay đi’ hết: Điều thứ 2 nhiều nhà rất hay phạm phải mà không biết, đến lúc hối hận thì đã muộn
Bao sái bàn thờ cuối năm nhớ tránh 3 sai lầm ĐẠI KỊ này kẻo tiền bạc ‘vỗ cánh bay đi’ hết: Điều thứ 2 nhiều nhà rất hay phạm phải mà không biết, đến lúc hối hận thì đã muộn

Khi bao sái bàn thờ dịp Tết, bạn cần tránh mắc phải 3 điều này để gia đình lúc nào cũng may mắn, thịnh vượng.

Xê dịch bát hương

Lau dọn và sửa sang khu vực thờ cúng luôn là một trong những nghi thức quan trọng trong gia đình giúp tăng sự ấm cúng, linh thiêng của bàn thờ. Vì vậy, khi thực hiện thao tác này, bạn cần làm với thái độ tôn kính và cẩn trọng. Tuỳ vào tập quán của mỗi vùng mà người ta có thể xê dịch bát hương hay không.

Thông thường, bát hương thường được đặt theo sự sắp xếp và tính toán phù hợp với bản mệnh của gia chủ để công việc thuận buồm xuôi gió, các thành viên trong nhà lúc nào cũng gặp may mắn. Vì thế, khi bao sái bàn thờ, bạn cần chú ý đến vị trí của bát hương. Việc di chuyển không cần thiết có thể khiến bát hương lệch khỏi vị trí phong thuỷ tốt lành và ảnh hưởng tiêu tiêu cực đến gia chủ.

Khi bao sái bàn thờ, bạn cần làm với thái độ tôn kính và cẩn trọng.

Không sử dụng đồ sạch bao sái bàn thờ

Khi bao sai bán thờ, bạn cần sử dụng đồ sạch và dùng đúng nước. Vì việc dọn dẹp bàn thờ xuất phát từ sự tôn kính con cái dành cho tổ tiên nên cần sử dụng đồ sạch dọn dẹp. Đầu tiên, bạn cần dùng khăn riêng bao sái bát hương và khăn riêng lau dọn các vật phẩm đặt trên bàn thờ. Không nên sử dụng những chiếc khăn đã bị bẩn hoặc giẻ lau bếp để bao sái.

Bài viết liên quan  4 bà cháu chết oan khuất dưới tay kẻ sát nhân vì một câu nói

Còn với nước bao sái bàn thờ, không nên sử dụng nước lã cũng như nước lấy từ ao hồ, sông ngòi. Thay vào đó, cần dùng nước đun sôi để nguội hoặc nước khoáng sạch bao sái bàn thờ, bát hương. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước ấm, nước rượu gừng pha loãng hoặc nước thảo mộc…

Không nên sử dụng những chiếc khăn đã bị bẩn hoặc giẻ lau bếp để bao sái.

Tỉa chân nhang sai cách

Theo thói quen, nhiều gia đình thực hiện việc bao sái bàn thờ và tỉa chân nhanh sau khi làm lễ cúng ông Công ông Táo. Thế nhưng nếu tỉa chân nhang sai cách, bạn có thể khiến “động bát hương”.

Theo đó, tỉa chân nhang là rút từ từ từng chân hương ra khỏi bát hương và vẫn để lại 3 đến 5 chân hương cũ trong bát. Ngoài ra, bạn không được nhấc bát hương lên rồi đổ hết tro ra ngoài vì có thể khiến vận khí bàn thờ bị ảnh hưởng, dẫn đến việc gia chủ hao hụt tiền bạc, may mắn.

Bát hương được đặt lâu trong nhà và cũng là nơi hội tụ tài khí, giúp gia tăng sự linh thiêng nên nếu “đổ ụp” tro trong bát hương ra ngoài sẽ khiến ảnh hưởng lớn đến vận khí của bàn thờ.

Do đó, khi tỉa chân nhang, bạn cần rút nhẹ nhàng ra bên ngoài rồi mang hoá đi. Phần tro tàn của chân nhanh sau đó mang đổ vào gốc cây sạch là được. Tỉa chân nhang chỉ đơn thuần là tỉa bớt phần chân nhang thừa, giúp bát hương sạch sẽ, thông thoáng để đón chào những may mắn năm mới.

Bài viết liên quan  Nếu cha mẹ có 3 biểu hiện này thì họ sắp ra đi, con cháu hãy ở bên cạnh nhiều hơn

khi tỉa chân nhang, bạn cần rút nhẹ nhàng ra bên ngoài rồi mang hoá đi.

Lưu ý khi bao sái bàn thờ

– Khi thấy bàn thờ bị hư hỏng, mối mọt hoặc các vật phẩm nứt vỡ khi bao sái, bạn cần thay mới ngay.

– Với những không gian bàn thờ hạn chế, bạn cần lưu ý tỉa chân nhang trong thời hạn nhất định chứ không cần chờ đến cuối năm. Như vậy sẽ giúp bàn thờ của gia đình lúc nào cũng gọn gàng, sạch sẽ và tránh được hoả hoạn.

– Sau khi bao sái bàn thờ, bạn nên thay nước bình hoa rồi cắm hoa mới và dâng chút lễ mọn, thắp 3 nén hương tạn ơn và mời gia tiên, thần linh.

Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm