Phạt hơn 2 triệu nhưng người bán trà đá vỉa hè “không sợ”

Phạt hơn 2 triệu nhưng người bán trà đá vỉa hè "không sợ"
Phạt hơn 2 triệu nhưng người bán trà đá vỉa hè "không sợ"

Hà Nội – Vừa được tuyên truyền, giải tán xong, những hàng quán trà đá chiếm dụng vỉa hè trên đường Phạm Hùng lại tiếp tục tái phạm.

Điệp khúc giải tán – tái phạm

Tuyến đường Phạm Hùng (đoạn từ ngã tư Phạm Hùng – Dương Đình Nghệ đến cổng bến xe Mỹ Đình) tồn tại hàng loạt quán trà đá, bán đồ ăn vặt, mũ bảo hiểm chiếm dụng vỉa hè.

Theo ghi nhận của PV, một số quán trà đá còn trở thành điểm giao, nhận hàng của nhiều xe khách, hay nơi để khách chờ lên xe.

Hàng quán chiếm dụng vỉa hè được lực lượng chức năng yêu cầu giải tán. Ảnh: Thế Kỷ

Đặc biệt, tại khoảng đất trống dọc đường Phạm Hùng (cạnh dự án Cung thiếu nhi Hà Nội) có những quán trà đá để ghế cho khách ngồi chiếm hết vỉa hè. Bên cạnh đó, nhiều xe khách cũng trèo lên vỉa hè để dừng đỗ khiến khu vực này trở nên nhếch nhác, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.

Ngày 18.11, sau khi nhận phản ánh của PV báo Lao Động, Tổ công tác Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội), phối hợp với Công an quận Nam Từ Liêm đã tiến hành xử lý các xe khách vi phạm quy định dừng đỗ trên vỉa hè đường Phạm Hùng. Đồng thời, lực lượng chức năng cũng tiến hành giải tán các điểm bán trà đá, đồ ăn vặt đang chiếm dụng vỉa hè.

“Hôm nay, chúng tôi tuyên truyền, nhắc nhở mọi người. Nếu còn phát hiện tái phạm, chúng tôi sẽ lập biên bản xử lý theo quy định”, cán bộ Công an quận Nam Từ Liêm nhắc nhở các điểm bán trà đá.

Bài viết liên quan  Chỉ là thịt băm thôi nhưng làm theo cách này lại thơm ngon khó cưỡng đến vậy
Hình ảnh ghi nhận ngày 18.11. Ngay khi lực lượng chức năng có mặt, hàng quán được dọn dẹp. Ảnh: Thế Kỷ
Tuy nhiên đến ngày 19.11, việc buôn bán lấn chiếm vỉa hè lại tái diễn. Ảnh: Thế Kỷ

Thời điểm lực lượng chức năng tiến hành tuần tra, xử lý, các hàng quán đã dọn dẹp đồ đạc đi nơi khác, trả lại nguyên trạng vỉa hè cho người đi bộ.

Ngày 19.11, PV Báo Lao Động quay trở lại những điểm bán hàng mà lực lượng chức năng tuyên truyền, nhắc nhở trước đó, tình trạng chiếm dụng lại tái diễn.

Vì sao mức phạt nặng nhưng người dân “không sợ”?

Theo Khoản 5b Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cá nhân sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa… có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2 – 3 triệu đồng; từ 4 – 6 triệu đồng đối với tổ chức.

Ngoài bị xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.

Số tiền phạt trên không phải là nhỏ, tuy nhiên thực tế việc xử lý lại gặp không ít khó khăn.

“Hầu hết khi bị lập biên bản xử phạt, tịch thu phương tiện… những người bán hàng sẽ không lên nhận lại đồ hay chấp hành việc nộp phạt. Đặc biệt những quán trà đá, họ dùng những đồ không có giá trị nên khi bị lập biên bản tịch thu là họ bỏ luôn, không sợ bị xử phạt”, một cán bộ Công an quận Nam Từ Liêm chia sẻ.

Tình trạng chiếm dụng vỉa hè để bày bán, kinh doanh dịch vụ ăn uống… gần như xảy ra khắp các tuyến phố của các quận ở Hà Nội. Mặc dù lực lượng chức năng của thành phố đã nhiều lần triển khai các kế hoạch cao điểm xử lý, lập lại trật tự vỉa hè nhưng như “bắt cóc bỏ đĩa”.

Bài viết liên quan  Con dâu chăm mẹ chồng 8 năm, con trai không ai đoái hoài.Con dâu chăm mẹ chồng 8 năm, con trai không ai đoái hoài. Ngày bà qua đời, toàn bộ tài sản và đất đai được di chúc hết cho các con trai còn con dâu không có gì. 2 năm sau bất ngờ tìm thấy di thư bị giấu của bà, tôi cho::áng vá::ng không đứng vững…

Chia sẻ trên Báo Lao Động, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái – Khoa Vận tải Kinh tế (Trường Đại học GTVT) cho rằng, việc tái lấn chiếm, vi phạm, trách nhiệm thuộc chính quyền địa phương.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Thái, cần phải nhìn nhận vào thực tế của đô thị Việt Nam, để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa công việc kinh doanh trên hè phố và quyền lợi của người bộ hành. Trước hết, cần phải xây dựng quy hoạch khoa học, sau đó, việc xử lý vi phạm sẽ sử dụng máy móc thiết bị để hỗ trợ. Công tác tuyên truyền cần phải thực hiện thường xuyên, liên tục, sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân Thủ đô.

“Để một bộ phận người dân không còn lấn chiếm hè đường nữa thì cần mở ra cho họ một con đường sống mới, không còn phụ thuộc vào vỉa hè như bấy lâu”, GS-TS Nguyễn Hồng Thái cho hay.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/xa-hoi/phat-hon-2-trieu-nhung-nguoi-ban-tra-da-via-he-khong-so-1423524.ldo