Nội tạng động vật cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng, nhưng chỉ tốt cho sức khỏe nếu chúng ta ăn điều độ và đúng cách.
Dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe khi ăn nội tạng động vật
Thành phần dinh dưỡng của các loại nội tạng động vật có thể khác nhau dựa vào loại (tim, gan, thận, phổi…) và nguồn động vật. Nhưng nhìn chung, chúng đề cực kỳ bổ dưỡng. Với các chất dinh dưỡng nổi bật như: protein, các axit amin thiết yếu cho cơ thể, các vitamin nhóm B (nhất là B1, B9 và B12), vitamin các nhóm A – D – E – K, khoáng chất (kẽm, sắt, magie, selen…) cùng choline và các chất khác.
Ảnh minh họa
Nhờ vậy, ăn nội tạng động vật điều độ có thể mang tới nhiều lợi ích sức khỏe. Như cung cấp năng lượng, giúp no lâu, giảm thèm ăn và bổ sung protein chất lượng cao, hỗ trợ xây dựng cơ bắp. Nội tạng giàu sắt, choline, và vitamin B12, giúp cải thiện máu, tăng cường miễn dịch, và tốt cho não bộ. Đặc biệt, vitamin B2 và các chất béo trong nội tạng hỗ trợ hấp thụ vitamin tan trong dầu, đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số loại ung thư.
4 sai lầm khi ăn nội tạng động vật gây hại sức khỏe
Bên cạnh dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe, nội tạng động vật cũng ẩn chứa nhiều rủi ro sức khỏe. Nhất là nếu bạn mắc phải 4 sai lầm dưới đây:
Ăn quá nhiều nội tạng động vật
Dù thích đến mấy, bạn cũng không nên ăn nội tạng động vật quá thường xuyên, đặc biệt là ăn quá nhiều trong một lần. Người trưởng thành chỉ nên ăn nội tạng 2 – 3 lần/tuần (mỗi lần khoảng 50 – 70g), trẻ em ăn 2 lần/tuần (khoảng 30 – 50g mỗi lần). Bởi vì chúng chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol không tốt cho sức khỏe, dễ tăng cân, tăng nguy cơ bệnh tim mạch… Rối loạn chuyển hóa do quá nhiều chất, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc và ngộ độc vitamin (thường là vitamin D và vitamin A).
Làm sạch chưa kỹ
Ảnh minh họa
Nội tạng động vật dễ tiềm ẩn vi khuẩn (E.coli hay vi khuẩn tả, kiết lỵ, thương hàn, lao, bệnh than…) ký sinh trùng, giun sán cùng các độc tố tồn dư nếu không được sơ chế sạch sẽ. Điều này có thể dẫn đến các bệnh đường tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm hoặc nhiễm ký sinh trùng nguy hiểm. Bỏ qua bước làm sạch cẩn thận cũng làm tăng nguy cơ lây lan vi khuẩn. Nên rửa kỹ và khử mùi hôi trước khi chế biến để đảm bảo an toàn.
Mua nội tạng không rõ nguồn gốc, bị nhiễm độc
Đây là sai lầm phổ biến khi mua và ăn nội tạng động vật. Hãy nhớ rằng chỉ mua hoặc ăn nội tạng động vật tươi, khỏe mạnh và đủ tiêu chuẩn kiểm dịch hoặc nguồn gốc rõ ràng, uy tín. Không được ăn nội tạng của động vật chết vì bệnh tật hoặc không rõ nguyên nhân chết. Không ăn nội tạng có các dấu hiệu lạ về cả mặt ngoại quan, mùi, tính chất…
Cách chế biến không phù hợp
Ảnh minh họa
Các cách chế biến như chiên, rán nhiều dầu mỡ, hoặc ăn nội tạng tái, sống đều gây nguy cơ cho sức khỏe. Chiên rán dễ sinh ra các chất độc hại như acrylamide và càng làm tăng lượng calo, chất béo không tốt. Trong khi ăn tái, sống có thể dẫn đến nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng. Hãy ưu tiên chế biến nội tạng bằng cách luộc, hấp hoặc nấu chín kỹ để giảm rủi ro và bảo vệ sức khỏe. Nên chế biến nội tạng kết hợp với các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng. Tuyệt đối không ăn nội tạng đã nấu chín để qua đêm, dù bảo quản trong tủ lạnh.
Ngoài ra, có một số nhóm người không nên ăn nội tạng động vật như người già, người thừa cân, béo phì, bị rối loạn mỡ máu, rối loạn chuyển hóa như tiểu đường, huyết áp, gout hoặc mắc bệnh lý tim mạch. Phụ nữ có thai, trẻ em nên ăn ít.
4 nhóm người tuyệt đối không được ăn
– Người bị cảm, mệt mỏi
Các món từ nội tạng lợn thường chứa nhiều cholesterol khó tiêu hóa. Vì thế, người đang mệt mỏi, bị cảm không nên ăn các món như cháo lòng, lòng lợn vì khó tiêu. Ngoài ra, nội tạng lợn không được sơ chế đúng cách có thể chứa nhiều mầm bệnh có thể lây sang người ăn.
– Người có tiêu hóa kém
Ruột của động vật có thể chứa một lượng lớn vi khuẩn E.Coli và các vi khuẩn khác gây ra bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn. Người có đường tiêu hóa kém ăn phải các món làm từ lòng lợn nhưng không nấu chín kỹ hoặc bị nhiễm khuẩn chéo sang các loại thức ăn nước uống khác trong quá trình chế biến thì rất dễ bị các bệnh nguy hiểm như nhiễm ký sinh trùng sán dây, sán chó, giun xoắn, lao, than, lợn đóng dấu… Các bệnh này gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
– Người thừa cân, béo phì, mắc bệnh tim mạch
Nội tạng động vật chứa nhiều đạm nhưng cũng có rất nhiều chất béo. Đặc biệt, hàm lượng cholesterol trong loại thực phẩm này rất cao.
Người thừa cân, béo phì, người cao tuổi, người mắc bệnh chuyển hóa, xơ vữa động mạch, tiểu đường, gout… cần kiêng tuyệt đối các món chế biến từ nội tạng động vật.
– Phụ nữ mang thai
Các loại nội tạng động vật rất dễ nhiễm vi khuẩn, virus, giun, sán (đặc biệt là nội tạng động vật không rõ nguồn gốc) có thể lây bệnh cho con người.
Lợn nhiễm cầu khuẩn Streptococcus suis (kể cả lợn đã phát bệnh hay lợn mang trùng nhưng chưa có biểu hiện bệnh) trong máu, lòng, ruột và các nội tạng khác đều chứa một lượng vi khuẩn lớn có thể lây bệnh sang cho con người, đặc biệt nguy hiểm với sức khỏe của phụ nữ mang thai và thai nhi.
Một số lưu ý khi ăn lòng lợn
Dù bạn không thuộc nhóm những người phải hạn chế ăn lòng lợn và các loại nội tạng động vật thì cũng cần chú ý một số điều khi ăn loại thực phẩm này.
Theo các chuyên gia, người trưởng thành chỉ nên ăn lòng lợn từ 2-3 lần/tuần, mỗi lần ăn 50-70 gram. Trẻ nhỏ chỉ ăn lòng 30-50 gram mỗi lần và ăn không quá 2 lần/tuần.
Lòng lợn cần được làm sạch sẽ, nấu chín kỹ để tránh gây hại cho sức khỏe.
Nên hạn chế ăn nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, chưa chế biến kỹ. Ngay cả khi đã nấu chín và không sử dụng hết, phần thực phẩm còn thừa cần được bỏ đi. Nội tạng động vật để qua đêm rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc cho người sử dụng.
Nguồn và ảnh: QQ, Family Doctor