Cây đu đủ tía ( cây thầu dầu) có tác dụng và lưu ý gì khi sử dụng.

Cây đu đủ tía ( cây thầu dầu) có tác dụng và lưu ý gì khi sử dụng.
Cây đu đủ tía ( cây thầu dầu) có tác dụng và lưu ý gì khi sử dụng.

Thầu dầu hay đu đủ tía là một vị thuốc Nam thường được sử dụng để điều trị trĩ ngoại. Tuy nhiên, vị thuốc này có chứa một lượng độc tính nhất định. Do đó, tìm hiểu một số thông tin cơ bản về vị thuốc để có cách sử dụng an toàn.. Đặc biệt, loại cây này còn được biết đến như một loại thuốc quý. Tuy nhiên, một số người lại nghi ngờ loại cây này có chứa độc tố. Vậy đu đủ tía có độc hay không và có thể chữa được những bệnh gì?

1. Đặc điểm cây đu đủ tía

Đây là loại cây rất phổ biến ở nước ta và còn gọi là thầu dầu. Dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của đu đủ tía:


Cây đu đủ tía phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới
– Cây có thể phát triển và cao lên tới 4m.

– Cành và thân của loại cây này có màu đỏ tía hoặc đôi khi là màu xanh lục, bề mặt nhẵn và có hình trụ. Những cành cây khi còn non thường có màu phấn trắng.

– Lá đu đủ tía xẻ sâu, mép có răng cưa. Bề mặt lá nhẵn, cuống lá dài và thường mọc so le.

– Mùa hoa đu đủ tía vào tháng 3 đến tháng 6. Hoa thường mọc từ kẽ lá hay ngọn cây và thường mọc thành chùm.
– Mùa quả thường từ tháng 8 đến tháng 10. Quả đu đủ tía có dạng quả nang, có gai mềm và màu lục hay tím.

– Hạt đu đủ tía có hình bầu dục, có những đốm đen, xám và bề mặt hạt thường trơn nhẵn.

– Loại cây này thường ưa sống ở những nơi thoáng, có nhiều ánh sáng, không gian rộng rãi. Mỗi loài khác nhau sẽ có thể thích nghi với những điều kiện thời tiết khác nhau. Chẳng hạn những loại cây đu đủ tía được trồng ở Trung Á có khả năng chịu lạnh tốt.

– Cây đu đủ tía được tìm thấy tại nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ,… Loại cây này cũng khá phổ biến ở Việt Nam, nhất là một số tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, sông Đuống,..

Bài viết liên quan  Mẹ ruột lên chơi thì bị mẹ chồng coi thường còn bảo ‘lên chi cho chật nhà’ nhưng khi mẹ tôi đáp lời thì mẹ chồng tái xanh mặt

Lá Thầu dầu vị cay, hơi ngọt, tình bình, ít độc có tác dụng tiêu thũng, bạt độc, chống ngứa.

Rễ Thầu dầu nhạt, vị hơi cay, tính bình thường được dùng để khư phong hoạt huyết, hỗ trợ giảm đau, trấn tĩnh, định thần.

Hạt Thầu dầu có vị ngọt, cay, tinh bình, chứa độc. Hạt thường được dùng để bạt độc, tiêu thũng, bài nung.

Dầu Thầu dầu có mùi khó chịu có thể không nôn ngay lập tức mà không kích thích hệ tiêu hóa. Ngoài ra, dầu Thầu dầu còn có tác dụng nhuận tràng thông tiện.

2. Cây đu đủ tía chữa được bệnh gì?

Theo y học cổ truyền và y học hiện đại, cây đu đủ tía có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý. Cụ thể như sau:

– Tác dụng của đu đủ tía trong y học cổ truyền

+ Hạt của cây có vị ngọt, tính bình, giúp tiêu thũng bài nung. Dầu được ép từ loại hạt này giúp nhuận tràng và không gây kích thích ống tiêu hóa, mang lại hiệu quả rất tốt chỉ trong thời gian ngắn.

+ Lá đu đủ tía có tác dụng chống ngứa.


Cây đu đủ tía giúp giảm đau hiệu quả
+ Rễ cây có tính bình, vị nhạt, cay nhẹ, có tác dụng giảm đau hiệu quả.
– Trong y học hiện đại, loại cây này có một số tác dụng như sau:

+ Hỗ trợ điều trị táo bón.

Đu đủ tía điều trị táo bón cho bà bầu
+ Hạt của loại cây này có thể dùng trong điều trị các bệnh lý trực tràng, sa tử cung, đẻ khó, viêm mủ da,…

+ Lá đu đủ tía rất hiệu quả trong việc điều trị một số vấn đề về da như viêm da, mẩn ngứa hay điều trị viêm đau khớp. Ngoài ra, loại lá này còn giúp tiêu diệt bọ gậy,…
+ Rễ cây có thể được dùng trong điều trị đau khớp, động kinh,…

3. Cây đu đủ tía có độc không?

Nhiều người lo ngại khi dùng cây đu đủ tía vì sợ rằng loại cây này có chứa nhiều độc tố. Thực tế, trong hạt đu đủ tía có chứa ricin – đây được đánh giá là một chất độc. Độc tố của nó tương tự với độc tố của một số loại vi khuẩn. Chất độc này cũng có thể tạo ra miễn dịch. Nếu cho gia súc ăn nhiều lần với liều nhỏ thì khi ăn liều cao chúng sẽ không bị chết.

Bài viết liên quan  Tăng lương hưu, trợ cấp: Giải pháp an sinh cho người cao tuổi

Hơn nữa, độc tố ricin ở nhiệt độ cao cũng sẽ bị phá hủy. Do đó, nếu mang hạt đi phơi khô hoặc sấy nóng thì sẽ không còn lo ngại về vấn đề ngộ độc khi ăn. Ngược lại, nếu không được xử lý đúng cách, mức độ độc tố của ricin là rất cao. Chỉ với 180 mg theo đường uống đã có thể gây nôn mửa. 3 đến 4 hạt đu đủ có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ và khoảng 14 hạt có thể gây tử vong ở người trưởng thành.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ cây đu đủ tía

Dưới đây là một số bài thuốc điều trị bệnh từ cây đu đủ tía:

– Bài thuốc chữa bệnh sa tử cung và trực tràng: Chỉ cần lấy hạt giã ra và đắp lên đầu:

– Chữa sót nhau: Giã nát hạt, sau đó đắp vào lòng bàn chân. Ngay sau khi sinh hoặc khi nhau đã bong ra thì cần bỏ thuốc ra ngay tức thì và rửa sạch vị trí vừa đắp thuốc.
– Chữa liệt thần kinh mặt: Thực hiện đập nát hạt cây đu đủ tía và đắp vào nửa mặt đối diện.

– Chữa bệnh trĩ: Rửa sạch phần lá cây, sau đó đun với nước đến khi đặc lại thì tắt bếp. Khi hỗn hợp này nguội thì dùng để rửa hậu môn.

Bạn cũng có thể thực hiện xông hơi hậu môn để điều trị trĩ như sau:

+ Dùng khoảng 150g lá đu đủ tía và một nửa thìa muối tinh.

+ Trước hết đem lá đi rửa sạch với nước.

+ Đun lá cây cùng với muối tinh với nước sạch.

+ Khi nước sôi thì cho lửa nhỏ lại và đun thêm khoảng 10 phút.

+ Sau đó, cho nồi xuống và xông hơi hậu môn. Khi nước đã nguội thì ngâm hậu môn và rửa lại bằng nước sạch. Thực hiện mỗi ngày một lần.

Bài viết liên quan  Bà Phương Hằng khóc nức nở cầu xin được ly dị, tìm vợ mới cho chồng

Ngoài ra, cây đu đủ tía kết hợp với lá vông nem cũng được đánh giá là bài thuốc chữa bệnh trĩ khá hiệu quả.

+ Bạn cần dùng 3 lá đu đủ tía, 3 lá vông cùng với một chút muối tinh.

+ Rửa sạch những nguyên liệu này và ngâm chúng với nước muối pha loãng trong vòng 20 phút.

+ Sau đó, để lá vông và lá đu đủ tía ráo nước, rồi đem đi giã nát cùng muối tinh.

+ Gói tất cả những nguyên liệu này với một miếng vải sạch, buộc kín.

+ Hơ nóng và đắp lên vùng hậu môn, búi trĩ. Thực hiện 1 đến 2 lần trong một ngày. Đây là cách giúp giảm phù nề hậu môn, giảm ngừa và teo búi trĩ.

Chữa phong thấp, viêm khớp, tay chân tê mỏi, bị thương đau nhức, bại liệt

Rễ Thầu dầu 30g, dây Đau xương 20g, Lõi thông 20g. Sắc uống trong ngày, chia làm 3 lần uống.

Chữa hen suyễn

Lá Thầu dầu 12g, Phèn phi 8g, đem giã nhỏ, rồi trộn với thịt heo băm, tất cả gói trong lá sen non, đun lửa nhỏ nấu chín.

5. Những lưu ý khi dùng cây đu đủ tía để chữa bệnh

Phần lá và hạt của cây đu đủ tía đều có chứa độc tố, trong đó hạt là chứa nhiều độc tố nhất. Chỉ hơn 10 hạt là đã đủ để gây chết người trưởng thành. Cũng chính vì lý do đó mà tất cả những bài thuốc từ hạt đu đủ tía chỉ dùng để đắp ngoài và tuyệt đối không dùng theo đường uống.


Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng đu đủ tía
Trên đây là thông tin về tác dụng của cây đu đủ tía cùng với một số bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, những thông tin này chỉ mang tính tham khảo. Bạn không nên tự ý sử dụng khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh gặp phải những hậu quả đáng tiếc.