Nhiễm virus sau khi làm móng đón tết, cô gái 22 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Nhiễm virus sau khi làm móng đón tết, cô gái 22 tuổi phải nhập viện cấp cứu
Nhiễm virus sau khi làm móng đón tết, cô gái 22 tuổi phải nhập viện cấp cứu

Thông tin này được đăng tải trên báo Đời sống Pháp luật ngày 23/1/2025. Bài viết có tiêu đề: “Nhiễm trùng sau khi làm móng đón tết, cô gái 22 tuổi phải nhập viện cấp cứu”. Nội dung cụ thể như sau:

Cứ ngỡ làm đẹp đón Tết sẽ mang lại niềm vui, cô gái 22 tuổi không ngờ rằng việc làm móng lại khiến cô phải nhập viện.

Cô Ngô, 22 tuổi, đến từ Giang Tô, Trung Quốc, sau khi làm móng đã phát hiện những vết sưng nhỏ, trong suốt mọc lên giữa các ngón tay. Các vết sưng này không gây đau hay ngứa, nhưng ngày càng lớn, khiến cô lo lắng và phải đến bệnh viện khám. Bác sĩ da liễu chẩn đoán cô bị nhiễm virus HPV.

Theo Litchi News, bác sĩ giải thích rằng những mụn cóc mọc ở mép ngón tay của cô Ngô được gọi là “súp lơ”, thường xuất hiện ở khu vực quanh móng tay do nhiễm virus HPV. Tình trạng này tương tự như mụn cóc sinh dục do HPV gây ra ở c.ổ t.ử. c.u.n.g và cơ quan sinh dục ngoài, nhưng các hình thức nhiễm trùng, biểu hiện lâm sàng và hậu quả là khác nhau. Bác sĩ trấn an rằng những người thích làm đẹp không cần quá hoảng sợ, nhưng cần lưu ý để phòng tránh.

Bác sĩ cũng chỉ ra rằng các quy trình làm móng thông thường như cắt tỉa, loại bỏ da chết, đánh bóng, chiếu đèn, sơn móng tay, đính đá… đều có thể gây hại cho móng tay. Đặc biệt, sơn móng tay chứa formaldehyde, chất không tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người có hệ miễn dịch yếu.

Bài viết liên quan  Cháy chợ ở Trung Quốc, ít nhất 8 người chết, 15 người bị thương

Một yếu tố quan trọng khác được bác sĩ nhấn mạnh là vấn đề vệ sinh dụng cụ làm móng. Nếu các dụng cụ này không được khử trùng kỹ lưỡng, móng tay của khách hàng có vết xước hoặc tổn thương sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn, virus và nấm.

Mụn cóc sinh dục (HPV) thường được gọi là súp lơ, còn được gọi là “mụn cóc mu, mụn cóc sinh dục, mụn cóc hoa liễu”. Nó có thể có hình dạng giống như tinh thể hoặc giống súp lơ. Chúng thường phát triển dài hơn và to hơn theo thời gian, lây truyền qua tiếp xúc và một số ít người bị nhiễm bệnh qua tiếp xúc gián tiếp.

Trước đó, vào năm 2019, một phụ nữ ở Mỹ đã bị nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người” khi làm móng tay. Cụ thể, bà Jayne Sharp ở bang Tennessee, Mỹ đã đến tiệm làm móng Jazzy Nail Bar ở gần thành phố Knoxville, bang Tennessee, Mỹ. Trong quá trình làm móng, bà bị một vết cắt nhỏ ở ngón tay cái bên phải.

Trong khi làm móng, bà bị một vết cắt nhỏ ở ngón tay cái bàn tay phải. Ngay buổi tối hôm đó, vết cắt bắt đầu đau nhức. Ban đầu, bà nghĩ rằng tình trạng mệt mỏi của cơ thể là do cúm. Tuy nhiên, sáng hôm sau, tình hình trở nên tồi tệ hơn với vết thương sưng tấy và đau dữ dội. Bà đã phải tự đến bệnh viện cấp cứu. Kết quả xét nghiệm cho thấy bà đã nhiễm viêm cân mạc hoại tử hay còn gọi là nhiễm vi khuẩn “ăn thịt người”.

Bài viết liên quan  Giá vàng hôm nay, 14-12: Tiếp tục giảm mạnh

Bác sĩ Udit Chaudhuri, người trực tiếp điều trị cho bà Sharp, cho biết tình hình rất nghiêm trọng, bà có thể mất ngón tay hoặc thậm chí cả cánh tay nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Tình trạng bệnh của bà càng phức tạp hơn do bà mắc bệnh tiểu đường, một yếu tố làm suy yếu hệ miễn dịch và khả năng chống lại nhiễm trùng.

Viêm cân mạc hoại tử là một bệnh nhiễm trùng hiếm gặp nhưng vô cùng nguy hiểm. Vi khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể qua các vết cắt nhỏ, vết trầy xước, hoặc thậm chí là qua việc cạo râu, cạo lông. Khi xâm nhập, vi khuẩn sẽ giải phóng độc tố phá hủy các mô và da xung quanh, làm gián đoạn nguồn cung cấp máu đến khu vực bị nhiễm trùng. Nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng, buộc phải cắt cụt chi (tay hoặc chân) để ngăn chặn vi khuẩn lây lan đến các cơ quan quan trọng khác, đe dọa tính mạng.

Việc điều trị viêm cân mạc hoại tử đòi hỏi sự can thiệp y tế khẩn cấp. Các bác sĩ sẽ sử dụng kháng sinh mạnh để chống lại nhiễm trùng và phẫu thuật cắt bỏ các mô bị hoại tử. Theo Daily Mail, mỗi năm tại Mỹ có khoảng 500 đến 1.500 ca mắc bệnh này. Câu chuyện của bà Sharp là lời cảnh báo về sự nguy hiểm tiềm tàng của những vết thương nhỏ và tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe, đặc biệt đối với những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Bài viết liên quan  V:irus bí ẩn khiến nhiều bệnh viện ở Trung Quốc quá tải?

Những lưu ý khi đi làm móng tay để không lây nhiễm bệnh

Làm móng tay là một thói quen làm đẹp phổ biến, nhưng nếu không cẩn thận, bạn có thể đối mặt với nguy cơ lây nhiễm các bệnh về da, nấm móng, viêm nhiễm hoặc thậm chí là các bệnh lây qua đường máu. Để đảm bảo an toàn, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

1. Chọn tiệm làm móng uy tín

Nên ưu tiên các cơ sở làm móng có giấy phép hoạt động, vệ sinh sạch sẽ, có quy trình khử trùng dụng cụ đúng cách. Tránh những nơi có không gian chật chội, dụng cụ bẩn hoặc có dấu hiệu mất vệ sinh.

2. Kiểm tra dụng cụ làm móng

Hãy chắc chắn rằng dụng cụ như kềm, dũa, bấm móng được khử trùng trước khi sử dụng. Tốt nhất bạn nên mang theo bộ dụng cụ cá nhân để tránh lây nhiễm chéo.

3. Không làm móng khi có vết thương

Nếu móng hoặc vùng da xung quanh có vết xước, trầy, bạn nên chờ lành trước khi đi làm móng để tránh vi khuẩn xâm nhập.

4. Hạn chế cắt khóe sâu

Việc cắt khóe quá sâu có thể gây chảy máu, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển.

Nguồn : https://www.webtretho.com/f/nhat-ky-lam-dep/nhiem-virus-sau-khi-lam-mong-don-tet-co-gai-22-tuoi-phai-nhap-vien-cap-cuu