‘Hố t:;ử th;;ần’ bất ngờ n:;uốt ch:;ửng xe tải, sau 3 ngày vẫn chưa thể c;;ứu tài xế, chính quyền kêu gọi hàng ngàn người tạm thời không t:ắm
Đến hôm nay 31-1, miệng ‘hố tử thần’ đã mở rộng tới 40m và sâu khoảng 15m. Lực lượng cứu hộ đang chạy đua cứu tài xế.
Báo Tuổi trẻ đưa tin “‘Hố tử thần’ nuốt chửng xe tải gần Tokyo, sau 3 ngày vẫn chưa thể cứu tài xế”:
‘Hố tử thần’ xuất hiện tại nút giao ở thành phố Yashio, quận Saitama, Nhật Bản ngày 28-1-2025 – Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ngày 31-1, lực lượng cứu hộ Nhật Bản tiếp tục nỗ lực dọn dẹp đống đổ nát trong “hố tử thần” ngày càng mở rộng với hy vọng cứu sống được tài xế lái xe tải bị mắc kẹt khi thời gian sống sót quan trọng 72 giờ đầu tiên đã trôi qua.
Theo báo cáo mới nhất, miệng hố sụt lún đã liên tục mở rộng kể từ ngày 28-1 khi bất ngờ xuất hiện tại một giao lộ ở Yashio, tỉnh Saitama. Đến nay, miệng “hố tử thần” đã mở rộng lên tới 40m và sâu khoảng 15m.
Lực lượng cứu hộ đang chạy đua với thời gian, triển khai đào một đường dốc dài 30m từ bãi đỗ xe một nhà hàng gần đó nối với hố trên để đưa máy móc xuống dọn dẹp trong lòng và tiếp cận tài xế xe tải 74 tuổi.
Tuy nhiên, thời gian hoàn thành nhiệm vụ này sẽ mất từ 2 đến 3 ngày và việc nhân viên cứu hộ có thể vào hố sụt lún sớm hơn tùy thuộc vào tình hình cụ thể.
Hiện chính quyền địa phương cũng đang xử lý các nguy cơ tiềm ẩn do nước sông chảy ngược vào “hố tử thần” từ một đường ống nước thải sinh hoạt bị vỡ.
“Hố tử thần” đầu tiên xuất hiện vào sáng 28-1, nuốt chửng một xe tải. Lực lượng cứu hộ sau đó đã kéo được thùng xe tải lên mặt đất, song khoang lái của xe tải có tài xế bên trong vẫn mắc kẹt trong hố.
Sau đó thêm một hố thứ hai xuất hiện liền kề và tạo ra một “hố tử thần” khổng lồ. Cư dân của các ngôi nhà gần đó đã được yêu cầu sơ tán để đảm bảo an toàn.
Chính quyền tỉnh Saitama bước đầu xác định được nguyên nhân là do vỡ đường ống nước thải sinh hoạt, gây sụt lún đất xung quanh. Đây là đường ống thoát nước có đường kính 4,75m, được xây dựng từ năm 1983 và đóng vai trò thu gom nước thải sinh hoạt cũng như nước thải sản xuất từ 12 thành phố, quận dân cư của tỉnh để đưa về một nhà máy xử lý trước khi đưa ra môi trường.
Do không có triển vọng khôi phục đường ống nước này nên đêm 29-1, chính quyền tỉnh Saitama đã quyết định xả khẩn cấp nước thải có pha thêm clo khử trùng từ đường ống vào sông Shinkata gần đó. Song song đó, chính quyền kêu gọi người dân và doanh nghiệp hạn chế xả nước thải vào đường ống cống để phục vụ công tác khắc phục sự cố.
Để ứng phó với nguy cơ có thể xảy ra sự cố tương tự, Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản đã yêu cầu chính quyền 7 địa phương tiến hành kiểm tra khẩn cấp đường ống nước dẫn nước thải đến các nhà máy xử lý quy mô lớn, tập trung vào hệ thống đường ống nước thải tại Tokyo và Osaka.
1,2 triệu người bị ảnh hưởng do ‘hố tử thần’
Hiện tại lực lượng cứu hộ không thể liên lạc được và cũng không rõ tình trạng an toàn của tài xế lọt xuống ‘hố tử thần’. Từ tối 29-1 đến sáng 30-1, lực lượng cứu hộ đã cố gắng mở rộng hố để tạo độ dốc đưa máy móc vào bên trong nhưng không thể thực hiện được do kết cấu bê tông phía dưới mặt đường quá chắc.
Trước đó cần cẩu cũng đã được huy động nhưng cũng không tiếp cận được vị trí người gặp nạn do vướng đường dây điện và cáp viễn thông.
Đại diện chính quyền tỉnh Saitama cho biết vì cần thêm thời gian để khắc phục sự cố nên dự kiến khoảng 1,2 triệu người xung quanh khu vực này sẽ bị ảnh hưởng.
Theo công ty viễn thông NTT East chuyên cung cấp dịch vụ cho khu vực phía đông của Nhật Bản, hiện có khoảng 1.300 đường dây điện thoại và Internet cùng 400 thuê bao điện thoại cố định bị ngắt kết nối do sự cố này.
Báo Tiền Phong đưa tin “Nhật Bản: ‘Hố tử thần’ xuất hiện giữa đường, chính quyền kêu gọi 1,2 triệu người hạn chế tắm rửa” với nội dung:
Các quan chức thành phố Yashio cho biết, hố sụt xuất hiện ngày 28/1 tại một ngã tư, nghi do vỡ đường ống.
Ban đầu, hố có đường kính khoảng 5 m. Nhưng sau đó, hố sụt thứ hai xuất hiện ngay bên cạnh hố đầu tiên. Đến nay, miệng hố đã mở rộng lên tới 40 m.
Miệng hố ban đầu có đường kính khá nhỏ. (Ảnh: Reuters)
Sau đó mở rộng lên đến 40 m. (Ảnh: Reuters)
“Đây là tình thế cực kỳ nguy cấp”, người đứng đầu cơ quan cứu hộ địa phương Tetsuji Sato nói. “Chúng tôi đang có kế hoạch lắp ráp một con dốc để tiếp cận hố sụt từ một vị trí an toàn hơn và đưa thiết bị hạng nặng vào”.
Ông cho biết thêm, rằng nước ngầm đang tiếp tục rò rỉ và “hố tử thần” đang tiếp tục sụp xuống, hiện sâu khoảng 10 m.
Lực lượng cứu hộ không thể liên lạc với tài xế mắc kẹt dưới hố từ khoảng giữa trưa ngày 28/1. Chiếc xe tải hiện đã được kéo lên, nhưng trong cabin không có người.
Chính quyền địa phương đã kêu gọi khoảng 1,2 triệu dân ở 12 thành phố và thị trấn phía đông hạn chế giặt giũ và tắm rửa để tránh tình trạng nước thải rò rỉ, khiến hoạt động cứu hộ trở nên khó khăn hơn.
Chiếc xe tải được kéo lên, nhưng không tìm thấy tài xế trong cabin. (Ảnh: EPA – EFE)
Đường ống bị vỡ có đường kính 4,75m, được làm bằng bê tông. Đường ống được sử dụng từ năm 1983. Thông thường, tuổi thọ của bê tông là 50 năm.
Kiểm tra trực quan được tiến hành 5 năm/lần. Lần kiểm tra gần đây nhất vào năm 2021 cho thấy đường ống “không cần sửa chữa ngay lập tức”.
Chính quyền tỉnh tin rằng hydro sunfua (H2S) là nguyên nhân gây vỡ đường ống.
Nước thải chảy qua đường ống cống chứa các chất hữu cơ như phân và chất thải nhà bếp.
“Khi xảy ra tình trạng ứ đọng trong đường ống cống, nếu không có oxy, hoạt động của vi khuẩn sẽ tạo ra hydro sunfua từ chất hữu cơ”, Tiến sĩ Hiroaki Morita, giáo sư Khoa Kỹ thuật Xây dựng Đại học Nihon, chuyên gia về hệ thống thoát nước thải cho biết.
Hydro sunfua chuyển thành axit sunfuric khi tiếp xúc với không khí trong đường ống và có thể ăn mòn bê tông.
Tình trạng sụt lún xảy ra thường xuyên trên khắp Nhật Bản. Theo cơ quan chức năng, có khoảng 10.000 trường hợp sụt lún đường xảy ra trên cả nước mỗi năm.