Ý nghĩa của việc trồng cây vạn tuế trước nhà

Ý nghĩa của việc trồng cây vạn tuế trước nhà
Ý nghĩa của việc trồng cây vạn tuế trước nhà

Với nhiều ý nghĩa về phong thủy, thẩm mỹ và sức khỏe, trồng cây vạn tuế trước nhà là một lựa chọn đáng cân nhắc đối với nhiều gia đình.

Cây vạn tuế (Cycas revoluta) thuộc họ Cycadaceae, là một loại cây thân gỗ nhỏ, chủ yếu phân bố ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Vạn tuế có thân mọc thẳng đứng, nhiều vảy, lá dài và có màu xanh đậm bóng. Nhìn tổng thể, cây này trông như một chiếc quạt bắt mắt. Cành lá tỏa ra xung quanh, tạo nên hình cầu rất đẹp.

Trồng cây vạn tuế trước nhà có ý nghĩa gì?

Trồng cây xanh trước nhà từ lâu đã trở thành xu hướng phổ biến trong thiết kế cảnh quan hiện đại. Trong đó, cây vạn tuế được nhiều gia đình ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp sang trọng mà còn nhờ ý nghĩa đặc biệt mà nó mang lại.

Tạo không gian xanh mát

Với tán lá xanh tươi tốt, cây vạn tuế giúp tạo không gian thoáng đãng và mát mẻ. Điều này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng không khí mà còn đem lại không gian sống dễ chịu, thư giãn. Đặc biệt, cây vạn tuế có thể sống trong nhiều điều kiện môi trường khác nhau, nên rất thích hợp để trồng ở nhiều loại đất và khí hậu.

Trồng cây vạn tuế trước nhà có ý nghĩa gì? (Ảnh: Flickr)

Giá trị thẩm mỹ cao

Cây vạn tuế có hình dáng độc đáo với thân cây cứng cáp, lá xanh mướt và dáng vẻ oai nghiêm, tạo điểm nhấn nổi bật cho khuôn viên ngôi nhà. Khi kết hợp với các loại cây cảnh khác, việc trồng cây vạn tuế trước nhà giúp tạo nên cảnh quan hài hòa và cân đối, tôn lên vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà.

Ý nghĩa phong thủy

Trong phong thủy, cây vạn tuế được coi là biểu tượng của sức mạnh và trường thọ. Với hình dáng uy nghi và bền bỉ, vạn tuế thường mang lại cảm giác bình an và an lành cho gia đình. Nhiều người tin rằng, cây vạn tuế có khả năng thu hút năng lượng tích cực, góp phần mang lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ.

Cây vạn tuế cũng được xem là một vật phẩm phong thủy mang lại may mắn. Nhiều người trồng cây vạn tuế trước nhà hay đặt trong phòng khách, phòng làm việc với mục đích tăng vượng khí.

Tăng vượng khí là một trong những ý nghĩa của việc trồng cây vạn tuế trước nhà. (Ảnh: Cây cảnh Hoàng Anh)

Bảo vệ sức khỏe

Ngoài tác dụng trang trí và phong thủy, cây vạn tuế còn góp phần cải thiện chất lượng không khí. Cây giúp hấp thu khí CO2 và cung cấp lượng ôxy cần thiết, đồng thời giảm thiểu các chất độc hại trong không khí. Việc có cây xanh trước nhà không chỉ tốt cho sức khỏe hô hấp mà còn làm giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tinh thần.

Lưu ý khi trồng cây vạn tuế trước nhà

Vạn tuế là loài cây ưa sáng, do đó, vị trí đặt cây cần có đủ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ánh nắng trực tiếp quá gắt có thể làm là bị cháy nắng. Do đó, nên chọn nơi có ánh sáng gián tiếp hoặc có sự che chắn vào thời điểm giữa trưa nắng gắt.

Cây vạn tuế không chịu được ngập úng, vì vậy đất trồng phải có khả năng thoát nước tốt. Bạn có thể trộn thêm cát hoặc sỏi vào đất để cải thiện cấu trúc đất, tránh tình trạng nước đọng lại làm thối rễ cây.

Cây vạn tuế có khả năng chịu hạn khá tốt, nhưng không vì thế mà bạn có thể coi thường việc tưới nước. Cần tưới nước đều đặn với lượng vừa phải, tránh tưới quá nhiều. Vào mùa mưa, có thể giảm tần suất tưới để cây không bị thừa nước.

Cây vạn tuế được trồng để tạo điểm nhấn trong thiết kế cảnh quan. (Ảnh: Pinterest)

Bạn cần sử dụng phân bón hữu cơ hoặc phân bón chuyên dụng để đảm bảo cây có đủ dinh dưỡng; bón phân định kỳ khoảng 2-3 tháng một lần là đủ. Cần thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa những lá già, lá hỏng để cây luôn duy trì được vẻ đẹp hoàn mỹ.

Về quan niệm phong thủy, dù cây vạn tuế được xem là loài cây mang lại thịnh vượng và tiền tài nhưng khi định trồng cây vạn tuế trước nhà, cần cân nhắc kỹ về vị trí. Không nên trồng gần cửa ra vào hay chắn lối đi lại, cản trở năng lượng tốt vào nhà.

Ngoài ra, cần lưu ý rằng cây vạn tuế có chất độc trong hạt và lá, đặc biệt nguy hiểm nếu nuốt phải. Nếu gia đình bạn có trẻ nhỏ hoặc vật nuôi, cần cân nhắc về vị trí trồng cây để đảm bảo an toàn.

Bài viết liên quan  NҺìп 4 ƌιểm пàყ sẽ Ьιết ƌược pҺụ пữ lấү cҺồпg rồι ҺạпҺ pҺúc Һaү ƌau kҺổ

Cây lưỡi hổ – Phân loại, tác dụng và ý nghĩa trong phong thủy

I. Đặc điểm cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria trifasciata, thuộc họ Măng Tây (Asparagaceae), còn có các tên gọi khác là cây hổ vĩ hoặc cây lưỡi cọp, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Tây Phi. Đây là loại cây chuyên được dùng làm cây cảnh trang trí trong nhà, cây phong thủy giúp cải vận cho chủ sở hữu.

Cây lưỡi hổ thường có chiều cao từ 50-60cm, thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng thân rất mềm, không làm đứt tay khi chạm vào. Trên thân có 2 màu xanh và màu vàng dọc từ gốc đến ngọn. Hoa cây lưỡi cọp có màu trắng, xanh hoặc vàng, cuống dài, bên dưới là những cụm hoa nhỏ mọc theo cành hoa, cánh hoa dài và khá mảnh. Cây có thể trồng trong chậu hoặc giá treo để trang trí.

II. Cây lưỡi hổ có mấy loại?

Hiện nay, có khoảng 70 loại cây lưỡi hổ trên thế giới. Chúng thường được phân loại dựa theo hình dáng và màu sắc của lá. Một số cây được trồng phổ biến tại Việt Nam như:

1. Cây lưỡi hổ xanh

Cây có lá màu xanh đậm, viền vàng, dài từ 30-80cm, sinh trưởng và phát triển tốt trong mọi điều kiện thời tiết, nắng nóng và bóng râm. Ngày nay, cây lưỡi hổ xanh được nhiều người lựa chọn để trang trí văn phòng làm việc, nhà ở, resort, quán café, khách sạn…

Cây lưỡi hổ xanh

Ngoài tác dụng thanh lọc không khí, cây còn mang nhiều ý nghĩa phong thuỷ sâu sắc, mang ý nghĩa trừ tà, đem đến tài lộc và may mắn.

2. Cây lưỡi hổ Thái

Lá cây có dạng hẹp nhọn về phía hai đầu, chiều rộng từ 3-6cm, dài 25-45cm, có màu xanh đậm, viền màu vàng, bề mặt bóng đẹp. Với những đặc điểm như vậy. cây lưỡi hổ Thái rất phù hợp để các bạn lựa chọn làm cây để bàn, cây trang trí ban công.

Cây lưỡi hổ Thái

Đây là loại cây nhiệt đới nên rất phù hợp với khí hậu của nước Việt Nam. Cây sinh trưởng và phát triển tốt trong cả môi đất và thuỷ sinh.

3. Cây lưỡi hổ vàng

Ngày nay, cây lưỡi hổ vàng được rất nhiều người biết đến vì màu sắc đặc biệt khác với các loại khác. Lá của cây có màu vàng sáng, có viền vàng chiếm 1/2 diện tích của lá, ở giữa màu xanh nhạt. Lá có chiều dài ngắn từ 15-25cm thích hợp lựa chọn trang trí làm đẹp không gian phòng khách, chậu lưỡi hổ mini để bàn làm việc, trang trí ban công…

Cây lưỡi hổ vàng

4. Cây lưỡi hổ vàng lửa

Điểm đặc biệt của loại cây này là màu sắc lá biến đổi liên tục đến khi cây trưởng thành. Lúc lá non mới ra, mặt ngoài có màu xanh sẫm và mặt trong màu vàng đồng. Khi lá đã trưởng thành, màu vàng đồng biến đổi thành màu xanh sẫm.

Lá tích lũy nhiều nước và cung cấp cho cây những khi khô hạn. Hoa màu trắng lục nhạt có đốm nâu, cánh hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hình giải thơm.

Cây lưỡi hổ vàng lửa

Giống như cái tên của nó, cây thể hiện cho sự dũng mãnh, vững chãi và mang lại may mắn cũng như tài lộc cho gia chủ. Bạn có thể đặt cây lưỡi hổ trong phòng khách, tại công ty hay ban công của gia đình đều được. Tuy nhiên nên cân nhắc đến kích thước sao cho phù hợp với không gian.

5. Cây lưỡi hổ trắng

Lưỡi hổ trắng thường có tên gọi khác là lưỡi hổ bạch kim. Cây có màu sắc khác hoàn toàn so với các loài khác, toàn thân và lá cây đều màu trắng do được các nhà nghiên cứu lai tạo để đa dạng chủng loài tạo nên sự khác biệt nhằm đáp ứng nhu cầu người sử dụng. Loại cây này có chiều cao tối đa từ 30-40cm, sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong môi trường râm mát.

Cây lưỡi hổ trắng

Cây lưỡi hổ trắng thường được trồng chậu thủy sinh hoặc chậu đất nhỏ để bàn làm việc nhằm thanh lọc không khí, mang tài lộc, may mắn, công việc thuận lợi cho bạn.

6. Cây lưỡi hổ vằn

Lưỡi hổ vằn hay còn gọi là cây lưỡi hổ đốm đen, lưỡi hổ mèo. Cây có kích thước từ 20-80cm, có loại thân lùn và thân cao, lá màu xanh bạc xen kẽ đốm màu xanh đen, không có viền lá nhìn rất bắt mắt.

Bài viết liên quan  Em gái Vũ Linh góp công gì mà được hưởng 15% tài sản của anh ruột?

Cây lưỡi hổ vằn

Cây lưỡi hổ vằn là sự lựa chọn tuyệt vời để làm cây trang trí để bàn, ban công hay cây trang trí nội thất. Ngoài ra cây còn được nhiều người lựa chọn làm cây trồng viền cho công viên, resort…

7. Cây Lưỡi Hổ búp sen

Lưỡi hổ búp sen hay còn được gọi là lưỡi hổ mèo hoặc lưỡi hổ lùn. Giống như tên gọi của nó, lá cây tạo thành đóa sen đang nở vô cùng đẹp mắt. Lá của lưỡi hổ búp sen có bản to, nhưng chiều dài ngắn.

Cây lưỡi hổ búp sen

Dựa trên màu sắc của lá, cây được chia ra làm 3 loại: Lưỡi hổ búp sen xanh, lưỡi hổ búp sen viền vàng và lưỡi hổ búp sen vằn.

III. Cây lưỡi hổ và ý nghĩa phong thủy

1. Ý nghĩa cây lưỡi hổ

Trong phong thủy, cây lưỡi hổ có dáng sắc nhọn như lưỡi kiếm, mọc thân mọc thẳng đứng thể hiện sự quyết đoán, khí phách quân tử, kiên cường, có chí hướng vươn lên trong cuộc sống. Dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây lưỡi cọp là biểu tượng của sự uy quyền, danh gia vọng tộc, phú quý và may mắn mang lại cho chủ nhân.

Người Trung Hoa trồng loại cây này trong nhà như một cây quý giá có ý nghĩa phong thủy hưng thịnh, vì tám vị thần sẽ ban tặng 8 đức tính quý giá của họ cho người sở hữu cây lưỡi hổ: Thịnh vượng, sắc đẹp, sống lâu, thông minh, sức khỏe, nghệ thuật, sức mạnh và thơ ca.

Dáng vẻ uy nghi từ thân đến ngọn của cây lưỡi hổ là biểu tượng của sự uy quyền, danh gia vọng tộc, phú quý và may mắn

Để phát huy được tác dụng về phong thuỷ, nên đặt cây ở một vị trí phù hợp để thu hút nhiều may mắn, gặp thuận lợi trong công việc và cuộc sống.

2. Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì, hợp tuổi nào?

Cây có 2 dải màu xanh lá và vàng dọc từ gốc đến ngọn: xanh là màu của mệnh Mộc, vàng là màu mệnh Kim nên chúng sẽ giúp cho 2 mệnh này có được vận thế tốt, làm mọi việc thuận lợi và gặt hái được thành công. Khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà, cần chọn kích thước cây phù hợp với không gian và nên đặt cây ở hướng Nam. Cây cũng sẽ hợp với người mệnh Thủy và mệnh Hỏa theo thuyết tương sinh của phong thủy.

Tuổi hợp với cây này tương ứng với cung mệnh của người sở hữu dưới đây:

– Mệnh Kim: Tân Hợi, Canh Tuất, Quý Mão, Nhâm Dần,…

– Mệnh Mộc: Kỷ Hợi, Mậu Tuất, Tân Mão, Nhâm Tý,…

– Mệnh Thủy: Nhâm Thìn, Giáp Thân, Ất Hợi, Quý Tỵ,…

– Mệnh Hỏa: Đinh Mão, Ất Tỵ, Mậu Tý, Kỷ Sửu,…

Ngoài ra, không theo phong thủy hoặc có sở thích sưu tầm, trồng cây cảnh thì bạn vẫn có thể sở hữu, hóa giải không hợp bằng các màu sắc của chậu cây và đá rải bề mặt phù hợp với mệnh của mình là được.

3. Cây lưỡi hổ kỵ tuổi nào, kỵ mệnh nào?

Cây lưỡi hổ tùy từng loại mà sẽ kỵ với các tuổi khác nhau. Tùy theo bản mệnh của mỗi người để lựa chọn cây sao cho hợp phong thủy nhất:

– Cây lưỡi hổ có màu vàng: kỵ với những tuổi ứng với mệnh Hỏa hoặc mệnh Thủy.

– Cây lưỡi hổ có màu trắng bạc, xanh: kỵ với những tuổi ứng với mệnh Mộc hoặc mệnh Thổ.

IV. Vị trí đẹp đặt cây lưỡi hổ trong nhà

Cây lưỡi hổ có ý nghĩa phong thủy tốt, nên đặt cây gần lối ra vào của tòa nhà, văn phòng, chung cư, cửa nhà với mục đích cho phép tám đức tính quý giá đi vào trước theo phong thủy.

Cây lưỡi hổ nên đặt cây gần lối ra vào với mục đích cho phép tám đức tính quý giá đi vào trước theo phong thủy

Vị trí tốt nhất để đặt cây trong văn phòng hoặc nhà của bạn vị trí hành Mộc của cây. Hướng Đông Nam, hướng Nam và các góc phía Đông là những điểm phong thủy tốt nhất để đặt cây lưỡi hổ.

V. Cây lưỡi hổ có tác dụng gì?

1. Làm giảm dị ứng ở da

Cây lưỡi hổ có tác dụng tương tự như lá của cây nha đam, có tính sát khuẩn và kháng viêm được dùng điều trị một số chứng dị ứng ở da. Khi da bị bỏng, rộp, hoặc cháy nắng thậm chí bị xước do va chạm thì đây chính là phương pháp tự nhiên để có thể sát khuẩn phòng chống hiệu quả.

Bài viết liên quan  3 dấu hiệu xuất hiện vài ngày trước khi đột quỵ, ai cũng cần nắm được để đề phòng

2. Trị hen suyễn

Với những người bị hen suyễn, sử dụng gel của cây lưỡi hổ pha với nước nóng, sau đó lấy hơi nước đang bốc lên để các tinh chất chống viêm bám lên niêm mạc mũi, họng sẽ giúp ngăn chặn được cơn suyễn kéo dài và giúp hô hấp thuận lợi hơn.

3. Điều trị bệnh đường tiêu hoá

Aloin, aloe-emodin và barbaloin trong lá lưỡi hổ có khả năng giúp dạ dày được cải thiện hiệu quả, kích thích tiêu hoá tốt. Có thể lấy lá cây lưỡi hổ để dùng làm nước ép uống, sẽ trị được chứng trào ngược axit, đầy hơi, khó tiêu, giảm nóng trong người.

Cây lưỡi hổ có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe

4. Làm giảm hiệu ứng nhà kính (SBS)

Các không gian công cộng, phòng làm việc đông người tại các công ty, các tòa nhà văn phòng cao tầng thiếu oxy, không khí không thực sự trong lành nên trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra.

5. Loại bỏ độc tố nguy hiểm, thanh lọc không khí

Các nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu do NASA thực hiện, đã chỉ ra rằng cây lưỡi hổ có khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm môi trường và 107 độc tố, trong đó có cả các độc tố gây ung thư như nitrogen oxide và formaldehyde. Không gian công cộng như khu văn phòng ở các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, hay tại nhà đều có thể trồng cây lưỡi hổ để giúp thanh lọc không khí hiệu quả hơn.

6. Giảm căng thẳng, mệt mỏi

Nhiều người khi làm việc cả ngày tại văn phòng, thường có xu hướng mệt mỏi, căng thẳng. Cây lưỡi hổ sẽ giúp giải tỏa áp lực công việc, tạo màu sắc mới cũng như cảm giác thư thái.

7. Tạo giấc ngủ ngon

Khác với những loại cây khác thường nhả khí CO2 vào ban đêm, cây lưỡi hổ ban đêm vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Cây lưỡi hổ ban đêm vẫn hấp thụ độc tố qua lá và nhả ra oxy tinh khiết tạo môi trường trong lành cho giấc ngủ ngon và sâu hơn

Ngoài ra, lưỡi hổ còn làm cây trang trí nội – ngoại thất, làm quà tặng với ý nghĩa may mắn, tài lộc, thịnh vượng cho chủ sở hữu.

VI. Cách chăm sóc cây lưỡi hổ trong văn phòng, nhà ở

1. Cây lưỡi hổ lớn đặt trên sàn

Vì cây chịu hạn tốt nên hãy hạn chế tưới nước, chu trình từ 25-30 ngày cho 1 lần tưới. Đảm bảo đất đủ ẩm, tưới đều cho toàn bề mặt chậu cây và chú ý để tránh bị úng nước lâu ngày, thoát tốt qua đáy chậu cho mỗi lần tưới.

2. Cây lưỡi hổ để bàn

Dùng bình xịt tưới đều lên lá và đất với chu trình tưới từ 20-25 ngày.

Cây lưỡi hổ chịu hạn tốt nên hạn chế tưới nước, tránh bị úng nước lâu ngày

3. Phân bón

Cây ít cần bón phân, chỉ cần bón phân cho chậu một tháng một lần bằng phân giàu potasse. Cũng có thể bón phân chuồng hoặc phân khoáng. Tránh bón phân vào mùa lạnh.

VII. Những câu hỏi thường gặp về cây lưỡi hổ

1. Cây lưỡi hổ có độc không?

Có nhiều người thắc mắc rằng không biết liệu loài cây cảnh phổ biến và được ưa chuộng này có chứa độc tố hay không. Trên thực tế, cây lưỡi hổ vẫn có độc tính nằm ở lá của cây, nếu ăn phải sẽ khiến cơ thể choáng váng, buồn nôn và ngộ độc. Do đó, tuyệt đối không nên động đến lá của cây, nên để cây ở nơi thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.

2. Cây lưỡi hổ ra hoa có ý nghĩa gì?

Hoa lưỡi hổ không nở thường xuyên, khá hiếm để bắt gặp chúng nở rộ, chính vì thế mà ý nghĩa của chúng càng thêm đặc biệt. Theo quan niệm người xưa, nếu chăm sóc được cây lưỡi hổ ra hoa thì người đó sẽ gặp được nhiều điều may mắn trong năm đó. Không chỉ may mắn, mọi việc trong năm sẽ trở nên thuận lợi, suôn sẻ, tiền tài dồi dào, gặp được nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Trồng cây lưỡi hổ ra hoa mang lại may mắn và tài lộc

Bài viết mang tính chất tham khảo