Nhiều kỳ thi riêng rục rịch khởi động, cuộc đua vào đại học nóng dần

Nhiều kỳ thi riêng rục rịch khởi động, cuộc đua vào đại học nóng dần
Nhiều kỳ thi riêng rục rịch khởi động, cuộc đua vào đại học nóng dần

Từ nửa cuối tháng 11, nhiều thí sinh đã rốt ráo tìm kiếm thông tin, chạy sô học thêm, chuẩn bị cho hàng loạt kỳ thi riêng dự kiến sẽ tổ chức liên tục từ tháng 1 đến tháng 4.2025 để tăng cơ hội vào đại học khi mà xu hướng chung của nhiều trường đại học Top đầu là giảm dần chỉ tiêu xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT; điểm học bạ THPT và tăng chỉ tiêu xét tuyển bằng các kỳ thi riêng.

Hàng loạt trường Đại học tổ chức kỳ thi riêng

Trao đổi với Lao Động, em Khánh Huyền – học sinh lớp 12 trường THPT Trần Hưng Đạo (quận Hà Đông, Hà Nội) – cho biết em cùng nhóm bạn đang “canh” thông tin về lịch đăng ký và thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội và Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội để có thể đăng ký sớm và tham gia ngay từ lượt thi đầu. “Nếu không đăng ký sớm, em sợ bị nghẽn mạng, em hy vọng thi được 1-2 lượt thì cơ hội đỗ đại học vào trường mong muốn sẽ nhiều hơn” – Khánh Huyền chia sẻ. Mới đây, Đại học Bách khoa Hà Nội đã thông tin về việc dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy (TSA) trong tháng 1-4.2025 với ba đợt, tại 30 điểm thi trong đó đợt thi đầu tiên sẽ mở đăng ký từ ngày 1 đến 6.12.2024 và dự kiến thi trong hai ngày 18 và 19.1.2025.

Đến thời điểm hiện tại, ngoài kỳ thi tốt nghiệp THPT, hàng loạt trường tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh năm 2025 như: Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Quốc gia TPHCM; Kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội; Kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Đại học Sư phạm TPHCM; Kỳ thi V-SAT; Kỳ thi riêng của trường đại học khối công an, quân đội…

Bài viết liên quan  Giá vàng hôm nay 28/11/2024: SJC và nhẫn trơn vọt tăng, có rủi ro 1 cú sụt giảm?

Các kỳ thi riêng ngày có quy mô mở rộng và đặc biệt phạm vi các trường sử dụng kết quả của các kỳ thi này để tuyển sinh tăng mạnh.

Để có thêm cơ hội vào đại học, em Đỗ Thùy Dương, học sinh Trường THPT Việt Đức (Hà Nội), ngoài việc học tập theo chương trình trên lớp để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT, còn dành thời gian ôn thi đánh giá năng lực.

“Việc xét tuyển đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT ngày càng khó. Em đã học và có chứng chỉ IELTS 6.5 nhưng vẫn chưa an tâm vì nhiều bạn có chứng chỉ IELTS cao hơn em rất nhiều. Do đó, định hướng của em là đầu tư nhiều vào việc ôn thi đánh giá năng lực” – Thùy Dương chia sẻ.

Nữ sinh cho rằng, xu hướng ngày càng có nhiều kỳ thi riêng để tuyển sinh đại học vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức vì mỗi kỳ thi có cấu trúc riêng, phạm vi kiến thức, dạng câu hỏi khác nhau, buộc học sinh phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2024. Ảnh: Tường Vân

Kiến nghị duy trì tỉ lệ tuyển sinh nhất định bằng điểm thi tốt nghiệp THPT

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường sử dụng hơn 20 cách xét tuyển, phần lớn là xét tuyển sớm (không dùng điểm thi tốt nghiệp THPT). Các hình thức xét tuyển sớm chủ yếu là xét học bạ, điểm thi đánh giá năng lực, tư duy, xét chứng chỉ quốc tế (SAT, ACT, IELTS…) hoặc kết hợp giữa các yếu tố trên.

Bài viết liên quan  Gọi hai bên gia đình sang bắt gian vợ ngoại tình, khi mở cửa ra, tôi ‘hóa đá’ bàng hoàng khi thấy người này

Năm ngoái, 214 trong 322 trường xét tuyển sớm. Số thí sinh trúng tuyển theo diện này là hơn 375.500 em, trong đó 147.400 em đặt làm nguyện vọng 1 (gần 40%).

TS Lê Viết Khuyến – Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT) – từng nhiều lần bày tỏ sự lo ngại khi việc tổ chức các kỳ thi riêng để phục vụ xét tuyển đại học dường như đang trở thành xu hướng trong nhiều năm qua.

“Nhiều trường tổ chức thêm các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy, trong khi vẫn còn kỳ thi tốt nghiệp THPT. Điều này liệu có đúng với tinh thần giảm gánh nặng thi cử cho người học?” – ông Khuyến đặt ra vấn đề.

Đồng quan điểm, thầy Đinh Đức Hiền – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông liên cấp FPT Bắc Giang – cho rằng, mặc dù các trường được quyền tự chủ về mặt tuyển sinh nhưng vẫn cần cân nhắc vấn đề công bằng đặc biệt, cần phải duy trì tỉ lệ tuyển sinh phù hợp.

Năm 2025, lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi tốt nghiệp. Để phù hợp với chương trình, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đã có nhiều điểm mới, trong đó có nội dung, độ khó của đề thi.

“Trước mắt, đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đang được đánh giá cao và hoàn toàn có khả năng phân loại học sinh. Thậm chí, độ phân loại còn tốt hơn một số đề thi đánh giá năng lực hiện nay. Theo tôi, nó rất phù hợp làm căn cứ tuyển sinh vào các trường đại học khi vừa tuyển được thí sinh trên phổ rộng, chọn lọc được thí sinh chất lượng từ các tỉnh thành khác nhau và vừa đảm bảo tính công bằng. Các trường cũng sẽ không cần tốn kém vào việc tổ chức các kỳ thi riêng” – thầy Hiền nêu quan điểm.

Bài viết liên quan  Tranh thủ vợ đang sinh con trong viện, tôi nhắn tin rủ b/ồ về nhà thử “cảm giác mạnh”, ai ngờ vừa mở tủ lạnh thì t/ái mặt thấy 1 thứ

Siết việc xét tuyển sớm

Ngày 22.11, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó có điểm mới liên quan đến xét tuyển sớm.

Theo dự thảo, các trường được xét sớm để chọn thí sinh có năng lực và thành tích học tập vượt trội. Tuy nhiên, chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, điểm trúng tuyển không thấp hơn điểm chuẩn của đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của bộ.

Điểm trúng tuyển ở mọi phương thức, tổ hợp sẽ được quy đổi về một thang điểm chung. Điều này đồng nghĩa các trường không thể sử dụng đồng thời thang điểm 30 khi xét học bạ hay kết quả thi tốt nghiệp THPT và dùng thang 150 khi xét bằng điểm thi đánh giá năng lực như trước.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/giao-duc/nhieu-ky-thi-rieng-ruc-rich-khoi-dong-cuoc-dua-vao-dai-hoc-nong-dan-1426387.ldo