Về già có tiền sẽ không cần phải nhìn sắc mặt của con cái: 3 điều khắc cốt ghi tâm bạn nên đọc 1 lần

Về già có tiền sẽ không cần phải nhìn sắc mặt của con cái: 3 điều khắc cốt ghi tâm bạn nên đọc 1 lần
Về già có tiền sẽ không cần phải nhìn sắc mặt của con cái: 3 điều khắc cốt ghi tâm bạn nên đọc 1 lần

Khi có tuổi, nên nhớ 3 điều này để cuộc sống luôn an nhiên – tự tại, không buồn phiền lo lắng…

Điều thứ nhất: Phải có tiền dưỡng già để giữ cho mình tôn nghiêm, không cần phải nhìn sắc mặt con cái

Người ta nói, tiền không phải chìa khóa vạn năng nhưng không có tiền thì cũng chẳng làm được việc gì. Đối với người già mà nói, cơ thể tuy dần dần lão hóa, nhưng tôn nghiêm lại ngày càng cao, đặc biệt là trong chuyện tiền bạc, nếu vì tiền mà phải nhìn sắc mặt của con cái, họ thà nhẫn nhịn không mở miệng còn hơn. Trong tay có tiền, con cái thỉnh thoảng về thăm biếu chút quà hiếu thuận, bản thân cũng có thể trả lại cho chúng dưới hình thức lì xì, mua quà cáp cho cháu tiền ăn vặt, như vậy, cả nhà đều vui.

Đối với người già, điều quan trọng nhất là sự yêu thương, quan tâm và quây quần của con cái. Nhưng người trẻ lúc này ai cũng có gia đình của riêng mình, có áp lực của riêng mình, phải làm việc, phải nỗ lực, phải xã giao, dạy dỗ con cái, hầu như không có thời gian ở bên cha mẹ. Khi con cái không có thời gian ở bên cha mẹ, không thể đem tới cảm giác an toàn về mặt tinh thần cho cha mẹ thì số tiền tiết kiệm trong tay cha mẹ sẽ phát huy tác dụng.

Hầu hết mọi lo lắng, căng thẳng, băn khoăn và việc mất đi sự thanh thản trong tâm hồn đều do những lo lắng về tiền bạc gây nên. Rất nhiều vấn đề về sức khoẻ cũng sinh ra từ sự căng thẳng và lo lắng về tiền bạc. Nhiều vấn đề trong các mối quan hệ cũng bắt nguồn từ những lo lắng về tiền bạc và một trong những nguyên nhân chính của các mâu thuẫn gia đình cũng là những bất đồng xoay quanh vấn đề tiền bạc.

Điều thứ 2 cần nhớ: Hãy để cuộc sống của mình khi về già phong phú, trong tay có tiền, muốn sống ra sao cho vui vẻ thì sống

Sau khi về hưu, trong tay có tiền, có thể rủ bạn bè đi đây đi đó, cũng có thể học và làm những thứ mà hồi trẻ thích nhưng không có thời gian và cơ hội đi làm. Bước vào tuổi lão niên, phải biết cách nâng cao đời sống vật chất của mình một cách thích hợp, uống những loại trà cao cấp, ăn những thức ăn bổ dưỡng, mặc những bộ quần áo đắt hơn một chút, đây cũng là một phương thức nâng cao cảm giác an toàn trong tâm lý.

Bài viết liên quan  Công bố 21 trang web, 7 tài khoản ngân hàng mà Mr Pips dùng để lừa đảo hàng ngàn tỉ đồng

Trong cuộc sống, để nói bỏ hết tất cả đi du lịch thì mấy ai dám làm. Vậy mới nói, để làm được như họ không chỉ có sự chung tay, thấu hiểu giữa hai vợ chồng mà họ đã chuẩn bị sẵn cho mình một khoản tiền an dưỡng khi về già. Hạnh phúc đôi khi là những chuyến đồng hành và có người bạn đời sát cánh, tìm hiểu những điều mới mẻ. Cuộc sống như thế cũng thật sự ý nghĩa biết bao.

Điều thứ 3: Có tiền, về già, mình có bệnh tật gì cũng sẽ không phiền hà tới con cái

Bước vào tuổi già, bệnh tật dù lớn dù nhỏ cũng là chuyện tất nhiên, trong tay có tiền, không cần con cái vì chuyện tiền viện phí mà thêm một phần gánh nặng, bởi lẽ cuộc sống của chúng cũng sớm đã có không ít gánh nặng rồi. Hơn nữa, gặp được con dâu, con rể tốt thì không sao, nếu không gặp được, thì hà cớ gì mình còn mang thêm rắc rối cho con của mình hay liên lụy tới chúng nữa!

Người xưa bảo rồi “ở lâu trên giường bệnh, chẳng con nào là hiếu thảo”, sau này chẳng may có không động đậy được nữa, chỉ chăm chăm dựa vào con cái, cũng chưa chắc đã chắc chắn 100%, hoặc đôi khi chỉ đơn giản là bạn không muốn làm phiền con cái vì chúng cũng đã có đủ gánh nặng để lo rồi, bạn hoàn toàn có thể tự bỏ tiền ra thuê người chăm sóc mình, hoặc vào viện dưỡng lão…

Con người, càng có nhiều tiền tiết kiệm, về già càng đáng tiền. Con cái khi ấy muốn hiếu thuận với bạn, chỉ cần ở bên bạn là được rồi, không cần phải tiêu tiền này tiền nọ, áp lực kinh tế cho chúng cũng nhỏ bớt đi.

Kiếm tiền, phải tranh thủ mà làm sớm, tiết kiệm tiền cũng vậy. Thời trẻ, thường nghĩ rằng, cuộc đời ngắn ngủi, nên phải cố tận hưởng hết mức có thể. Nhưng già rồi mới hiểu rõ, bất cứ việc gì trên đời này cũng đều tồn tại rủi ro. Do vậy bạn buộc phải có sự chuẩn bị về tâm lý cũng như khả năng chống đỡ rủi ro. Dựa núi núi lở, dựa người người chạy, chỉ có dựa vào chính bản thân mình mới thực sự đáng tin cậy nhất.

Bài viết liên quan  Lê Giang nói thẳng về mối quan hệ của Khả Như – Huỳnh Phương

Về già mới ngộ ra, muốn hạnh phúc phải ngừng qua lại với 4 kiểu người пày

Người hay than vãn, lan tỏa năng lượng tiêu cực

Cuộc sống thời trẻ có lẽ chẳng mấy thuận buồm xuôi gió, hiện tại khấm khá hơn một chút để tận hưởng tuổi già, nhưng mọi thứ sẽ nhuốm màu đen tối nếu xung quanh có những người hay than vãn và nói điều tiêu cực.

Đương nhiên con người không thể tránh những lúc cảm xúc tiêu cực trỗi dậy, nhưng nếu để tình trạng này thành thói quen thì nó đã là vấn đề đáng lưu tâm.

Về già, sức khỏe không còn đảm bảo, do đó hãy cố sống một cách lạc quan và tích cực nhất. Người ta thường nói vui rằng: “Một lời than vãn, một tiếng thở dài, có hại bằng năm điếu thuốc”. Muốn sở hữu sự an yên khi về hưu, hãy ngưng kết bạn với người mang năng lượng tiêu cực quá lớn. Đó cũng là bí quyết để sống trường thọ.

Cuộc sống về già nên được yên tĩnh và thoải mái, nhưng sự tồn tại của 3 kiểu người này sẽ cản trở chúng ta tìm đến hạnh phúc. Nhưng bạn cũng không cần phải từ chối hoàn toàn, mà hãy học cách đối phó với họ.

Trước hết, hãy kiên quyết thể hiện suy nghĩ và nhu cầu của mình, để đối phương hiểu rằng chúng ta không muốn nghe những lời đó.

Tiếp đến, rèn luyện tâm lý chịu áp lực và dung dị với cuộc sống, học cách lọc năng lượng tiêu cực, giữ cho trái tim luôn bình tĩnh. Quan trọng hơn cả là phải duy trì sự độc lập và tự tin của riêng mình, không để bản thân bị ảnh hưởng bởi sự so sánh và kỳ vọng của người khác.

Người thích “lo chuyện nhà người ta”

Cho dù đó là vấn đề gia đình hay tranh chấp giữa các cá nhân, người này luôn thích can thiệp dù họ không hề dính líu. Họ quan tâm một cách thái quá, thậm chí là “nhiều chuyện”, thường bám riết lấy bạn. Về hưu muốn thư giãn và tận hưởng cuộc sống, nhưng họ lại “không mời mà tới”, mang đến cho bạn đủ loại rắc rối.

Họ sẽ nói về việc làm thế nào để quản lý tiền bạc, làm thế nào để sắp xếp cuộc sống, và thậm chí làm thế nào để giữ tình cảm với bạn đời. “Mối quan tâm” của họ đã trở thành nguồn căng thẳng và khiến bạn cảm thấy nghẹt thở, bí bách.

Bài viết liên quan  ᙭ᴏ́т тһưᴏ̛пɡ ᴄᴀ̉пһ ᴆɪ тһᴀ̆ᴍ ᴄһᴀ́ᴜ пɡᴏᴀ̣ɪ

Kiểu người thích “lo chuyện nhà người ta” này luôn lo sợ cuộc sống quá mức yên bình, nhàn rỗi không biết làm gì nên chỉ đành “hóng chuyện và can thiệp”. Thế nhưng đến khi mọi chuyện đi quá giới hạn thì lại biệt tăm biệt tích, tìm không thấy đâu.

Nếu muốn yên ổn qua ngày, tuổi già hạnh phúc, phải tránh xa kiểu người không biết an phận này, nếu không bạn sẽ chẳng có một ngày yên ổn.

Người thích so sánh, tị nạnh

Sau khi về hưu, bạn khao khát một cuộc sống thoải mái, nhưng người này lại xuất hiện và cười nhạo sự bình thường của bạn bằng cảm giác vượt trội của riêng họ. Khoe khoang và phóng to những gì họ có, như nhà lầu xe hơi, những chuyến đi du lịch và sự thành đạt của con cái… Những điều này khiến bạn nghi ngờ chất lượng cuộc sống và ý nghĩa cuộc đời của mình.

Cứ xem như bạn là người vững vàng tâm lý, tinh thần không bị ảnh hưởng bởi những sự so sánh kia, nhưng năm ba hôm lại nghe họ khoe khoang thì ít nhiều cũng sinh lòng khó chịu, ngày tháng trôi qua chẳng mấy vui vẻ. Có thể họ không sai khi nói về những gì họ có, nhưng bạn không có nghĩa vụ phải nghe lời phù phiếm của họ.

Đáng sợ hơn là họ còn có thái độ ghen tị khi thấy cuộc sống của bạn hơn họ, Do đó, tránh xa là cách tốt nhất để cho mình cuộc sống về già bình an.

Người hay nịnh bợ

Người có tính a dua nịnh hót là hạng người tiểu nhân trong thiên hạ. Thứ họ chăm chăm vào người khác cũng đều toàn là có mang lại lợi ích gì cho họ không, có thì họ nịnh bợ tâng bốc, không thì họ chà đạp coi thường. Hạn người này mãi mãi không bao giờ có thể tự mình thành công trong cuộc sống và cũng chẳng bao giờ được ai thật tâm đối đãi hay xem trọng. Nên tránh xa những người này vì họ chắc chắn là người quay lưng lại với ta đầu tiên khi ta gặp hoạn nạn.