Gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi THPT 2025 với nhiều đổi mới

Gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi THPT 2025 với nhiều đổi mới
Gấp rút chuẩn bị cho kỳ thi THPT 2025 với nhiều đổi mới

Lứa học sinh đầu tiên học Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 sẽ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 với nhiều thay đổi lớn. Thời điểm này, học sinh, nhà trường đang gấp rút ôn tập, sẵn sàng cho những điều chỉnh lớn, chuẩn bị tâm thế vững vàng nhất cho kỳ thi.

Dự kiến nhiều điểm mới

Bộ GDĐT vừa công bố dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Trong đó, bộ dự kiến chỉ tiêu xét tuyển sớm do cơ sở đào tạo quy định nhưng không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo. Điểm mới này đang gây nhiều ý kiến trái chiều từ phía các trường đại học và thí sinh, phụ huynh.

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy – Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GDĐT), nhiều người nhầm lẫn khái niệm xét tuyển sớm và các phương thức tuyển sinh. Bà Thủy nhấn mạnh, xét tuyển sớm được sử dụng để phân biệt về mặt thời gian so với đợt xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GDĐT. Trong khi đó, các phương thức xét tuyển được sử dụng ở bất kỳ đợt xét tuyển nào.

Không có phương thức nào được gọi là “phương thức xét tuyển sớm” vì các trường đều có thể sử dụng các phương thức xét tuyển ở mọi đợt xét tuyển. Tuy nhiên, trên phương diện thời gian thì xét tuyển sớm là trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, nên lúc đó chưa thể dùng phương thức xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.

Bài viết liên quan  Nhìn thấy ai có “gȃn xanh” nhất định phải nói cho họ biḗt điều nàу, vì sẽ cứu sṓng họ đấy

Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, thí sinh không cần lo lắng, dù ở giai đoạn xét tuyển sớm hay giai đoạn xét tuyển theo kế hoạch chung của Bộ GDĐT, thí sinh vẫn có thể tham gia xét tuyển bằng các phương thức xét tuyển khác nhau mà các em đã và đang chuẩn bị.

Bà Thủy thông tin, những điểm mới của dự thảo còn liên quan đến việc điều chỉnh ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với nhóm ngành sư phạm, sức khỏe; điểm xét và điểm trúng tuyển của các phương thức, tổ hợp môn sử dụng để xét tuyển phải được quy đổi tương đương về một thang điểm chung; xét tuyển bằng học bạ phải dựa trên kết quả học tập cả năm lớp 12 của thí sinh…

Gấp rút ôn luyện

Em Đỗ Đình Tuấn Đạt – học sinh lớp 12, Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp (Hà Nội) – tự nhận thấy, nếu chỉ cạnh tranh bằng điểm thi tốt nghiệp THPT để trúng tuyển đại học là vô cùng khó. Do đó, ngay từ lớp 11, em đã xác định sẽ sử dụng thêm điểm thi đánh giá năng lực, kết quả học tập bậc THPT để xét tuyển sớm.

Khi nghe thông tin Bộ GDĐT siết việc xét tuyển sớm không quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh của các trường, em có chút lo lắng. Nhưng sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng, hiểu rõ các khái niệm, Tuấn Đạt cảm thấy yên tâm hơn và tiếp tục tập trung cho việc ôn tập cùng lúc nhiều kỳ thi.

Bài viết liên quan  Cháy kinh hoàng tại cửa hàng xe máy ngày cuối năm

Thời điểm này, ngoài các buổi học chính khóa trên trường, nam sinh còn đăng ký học thêm bên ngoài để tăng cường kiến thức, kỹ năng cần thiết.

“Khối ngành em chọn để xét tuyển đại học là C00 (Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý). Còn với kỳ thi đánh giá năng lực ngoài phần kiến thức Toán, Ngữ văn bắt buộc, Đạt chọn chủ đề Vật lý, Lịch sử, Địa lý. Như vậy, cùng lúc em có thể ôn tập cho 2 kỳ thi hiệu quả hơn” – Tuấn Đạt chia sẻ và cho biết, dự định của em là nộp hồ sơ vào Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Cô Nguyễn Thị Nhung – Phó Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V.Lômônôxốp (Hà Nội) – chia sẻ, việc dạy học theo chương trình, ôn thi cho học sinh cuối cấp đang được nhà trường triển khai song song.

“Với chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc lựa chọn môn học có sự thay đổi lớn. Học sinh thi 2 môn bắt buộc Toán, Ngữ văn và 2 môn tự chọn trong số các môn còn lại. Điều này dẫn đến thực tế trong 1 lớp học, số học sinh lựa chọn các môn thi rất khác nhau. Thậm chí có những em, sau các kỳ kiểm tra, khảo sát, lại thay đổi việc lựa chọn tổ hợp xét tuyển. Do đó, việc ôn tập gặp nhiều khó khăn” – cô Nhung phân tích.

Bài viết liên quan  ‘Mắt chữ O, miệng chữ A’ với kế hoạch tiêu Tết 2025 của một gia đình 4 người

Để đảm bảo chương trình học cũng như việc ôn thi, hằng tháng, trường có bài kiểm tra khảo sát để học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân. Đồng thời, tổ chức lớp ôn tập cho từng môn tự chọn. Các tiết ôn tập được sắp xếp lịch riêng, học sinh đăng ký môn tự chọn nào sẽ đăng ký lớp ôn tập tương ứng.

“Từ năm ngoái khi học sinh học lớp 11 đã được làm quen ma trận đề, cách thức trả lời trắc nghiệm. Qua quá trình khảo sát, chúng tôi đánh giá học sinh đã bắt nhịp những thay đổi” – cô Nhung chia sẻ.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/chinh-sach-giao-duc/gap-rut-chuan-bi-cho-ky-thi-thpt-2025-voi-nhieu-doi-moi-1433872.ldo