Bỏ 5 thứ này vào thùng gạo, chẳng sợ mối mọt bò vào, để cả tháng gạo vẫn thơm nức

Bỏ 5 thứ này vào thùng gạo, chẳng sợ mối mọt bò vào, để cả tháng gạo vẫn thơm nức
Bỏ 5 thứ này vào thùng gạo, chẳng sợ mối mọt bò vào, để cả tháng gạo vẫn thơm nức

Để ngăn chặn mọt sinh sôi, phát triển làm giảm chất lượng của gạo, bạn hãy áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây.

Gạo là loại lương thực không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của các gia đình người Việt. Khi mua gạo, đa số mọi người sẽ mua 5-10kg, thậm chí hơn 20kg gạo để tích trữ trong nhà, dùng dần cho tiện, không mất nhiều công mua sắm. Các loại gạo sạch, không tẩm hóa chất thường rất dễ bị mối mọt tấn công. Sau khi mua về một thời gian ngắn, bạn sẽ thấy mọt xuất hiện. Chúng đục khoét các hạt gạo. Mặc dù gạo bị mọt vẫn có thể sử dụng được nhưng chất lượng của gạo sẽ giảm, không còn thơm ngon và đảm bảo dinh dưỡng như ban đầu.

Để chống mối mọt cho gạo mà không sợ nhiễm hóa chất, làm ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn hãy áp dụng những mẹo nhỏ dưới đây.

Cách chống mối mọt cho gạo

– Sử dụng tỏi để chống mọt cho gạo

Tỏi là loại gia vị mà nhà nào cũng có sẵn trong bếp. Ngoài công dụng trong nấu nướng, tỏi còn giúp xua đuổi côn trùng, mối mọt rất tốt. Bạn có thể bóc vài củ tỏi và đặt vào những bị trí khác nhau trong thùng gạo. Mùi tỏi tỏa ra sẽ khiến mọt “bỏ chạy”.

– Sử dụng vỏ cam khô để chống mọt cho gạo

Bạn có thể bóc phần vỏ cam, phơi hoặc sấy thật khô. Cho vỏ cam khô vào các vị trí khác nhau trong thùng gạo. Mùi tinh dầu từ vỏ cam sẽ khiến mọt và các loại côn trùng khác không dám mò tới thùng gạo. Ngoài ra, vỏ cam còn giúp gạo thơm hơn.

– Sử dụng hạt tiêu để chống mọt cho gạo

Hạt tiêu có mùi thơm đặc trưng, cũng có tác dụng đuổi côn trùng, mối mọt rất tốt. Bạn có thể sử dụng hạt tiêu khô hoặc hạt hoa tiêu khô, bỏ vào vài túi vài nhỏ rồi đặt ở các vị trí khác nhau trong thùng gạo. Sau một thời gian, hạt tiêu sẽ bị mất mùi. Bạn chỉ cần thay túi mới để duy trì hiệu quả là được.

Bài viết liên quan  Cơn đ au ‘đến tận x:ương t/ủy’ sau kéo dài 8 cm chân

– Sử dụng túi zip hoặc chai nhựa để bảo quản gạo

Khi mua gạo về, bạn có thể chia nhỏ gạo vào các túi zip, dán kín miệng và bỏ vào tủ lạnh. Gạo có thể bảo quản ở ngăn mát hoặc ngăn đông đều được. Nhiệt độ thấp trong thủ lạnh sẽ ngăn chặn mối mọt sinh sôi.

Nếu trong nhà có các chai nhựa sạch, bạn hãy tận dụng chúng để đựng gạo. Rửa sạch chai nhựa và để thật khô ráo. Sau đó, cho gạo vào trong chai và vặn chặt nắp. Để gạo trong ngăn mát tủ lạnh hoặc ngăn đông để ngăn chặn mối mọt phát triển.

– Sử dụng rượu trắng để chống mọt cho gạo

Rượu trắng có thể giúp bạn đuổi mọt gạo một cách hiệu quả. Rượu dễ bay hơi nên không làm ảnh hưởng đến hương vị của gạo. Bạn chỉ cần đặt một ly rượu trắng nhỏ trong thùng gạo, miệng ly cao hơn mặt gạo. Để như vậy cho rượu dần bay hơi. Mọt ngửi thấy mùi rượu sẽ không dám xuất hiện nữa.

Lưu ý khi bảo quản gạo

Trước khi đổ gạo vào trong thùng, bạn phải đảm bảo thùng gạo khô ráo, sạch sẽ. Chỉ cần dính một chút nước, gạo sẽ bị thối mốc và không thể sử dụng tiếp.

Nên để thùng gạo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

Khi lấy gạo xong, hãy đậy kín nắp thùng gạo để côn trùng và các loại sinh vật khác không thể xâm nhập vào bên trong.

Cách đuổi mọt khỏi gạo

Nếu gạo đã bị mọt tấn công, bạn có thể thử những cách sau để đuổi chúng.

– Cho gạo vào tủ lạnh: Cho gạo vào tủ lạnh cũng là cách để tiêu diệt mọt và ngăn ấu trùng của chúng phát triển.

Bài viết liên quan  Hà Nội giải tỏa hơn 1.600 hộ dân mở rộng 2 đường huyết mạch

– Sử dụng máy sấy: Dàn gạo ra một mặt phẳng rồi bật máy sấy để hong khô. Nhiệt độ cao từ máy sấy tỏa ra sẽ khiến mọt bò lên trên. Bạn chỉ cần gom chúng lại và đem đi xử lý bằng cách đốt hoặc dùng chất diệt côn trùng là được.
xem thêm;

Mẹo trồng hành lá ngoài ban công đơn giản: Lá lên tua tủa, tha hồ ăn cả tháng không hết

Biết mẹo trồng hánh lá ngoài ban công dùng phương pháp đơn giản này, hành sẽ lớn nhanh và tươi tốt, mùa đông này tha hồ ăn.

Ngay cả trong mùa đông, có rất nhiều loại rau có thể trồng trong chậu và ngoài ban công như xà lách, hành lá, cà chua, rau mùi,… Nhìn chúng xanh mướt, tươi tốt và không ngừng lớn lên cảm giác thật tuyệt vời. Ví dụ như trồng một chậu hành lá ngoài ban công sẽ rất tiện. Bạn sẽ không cần phải đến chợ rau, siêu thị chỉ để mua vài cọng hành lá.

Bạn có thể tham khảo những cách trồng hành lá đơn giản nhất ngay sau đây.

Phương pháp đầu tiên: gieo hạt

Trước khi gieo hạt nhỏ màu đen, bạn có thể ngâm hạt trong nước ấm 12 tiếng, loại bỏ những hạt bị hỏng, hạt lép, chỉ giữ lại hạt to khỏe. Sau đó đem chỗ hạt giống đã ngâm để ủ vào bên trong một chiếc khăn ẩm sạch qua đêm. Đến khi hạt giống bắt đầu nứt vỏ là có thể mang ra ngoài chậu trồng.

Gieo hạt giống đã nứt vỏ vào trong chậu đã chứa sẵn đất trồng, sau đó vùi nhẹ các hạt giống xuống dưới lớp đất sao cho đừng sâu quá. Cuối cùng, bạn hãy tưới nước thường xuyên khoảng 3-4 lần/tuần để giúp hạt giống nhanh phát triển thành cây non và có thể cho thu hoạch.

Tuy tốc độ nảy mầm không quá nhanh nhưng miễn là nhiệt độ phù hợp thì tỷ lệ nảy mầm khá cao. Lúc đầu nó mỏng dần và sẽ phát triển nhanh hơn ở giai đoạn sau.

Bài viết liên quan  Tại sao người nước ngoài lại ít sử dụng ấm siêu tốc dù rất tiện lợi? Tôi hối hận khi biết đã quá muộn

Phương pháp thứ hai: trồng bằng củ

Phương pháp này đơn giản, thuận tiện hơn và phát triển nhanh hơn. Sau khi trồng, bạn thường có thể ăn nó trong một hoặc hai tháng.

Đầu tiên, cho đất vào chậu và tưới nước cho đất ướt hoàn toàn. Sau đó, dùng dao cắt phần ngọn của củ hành tím khoảng 1/4 củ, giúp hành lá phát triển nhanh hơn và đặt củ hành tím xuống chậu đất, sao cho đất sâu 1/2 củ.

Thường xuyên tưới nước, giữ cho đất chậu màu mỡ và tơi xốp, đặt ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời, nó sẽ mọc lá và chồi, càng mọc lâu thì càng tươi tốt.

Phương pháp thứ ba: trồng bằng gốc

Đây là cách trồng hành đơn giản, nguyên liệu rẻ mà tỷ lệ thành công cao. Đầu tiên, rửa sạch các gốc hành, sau đó mang chúng đi trồng luôn trong chậu đã chứa đất.

Do các gốc hành đã ra rễ nên không cần tốn công kích rễ cho chúng để làm gì. Tiếp theo bạn chỉ cần vùi đất lại để lấp kín phần gốc, chừa một chút ở phần ngọn để cây hành tiếp tục phát triển.

Tưới nước thường xuyên để gốc hành nhanh chóng thích nghi với điều kiện trồng mới và mau ra lá.

Bạn cũng có thể sử dụng hộp xốp cũng có thể trồng hành lá. So với việc sử dụng chậu hoa nhỏ để trồng hành thì hộp xốp có không gian rộng và đường kính lớn hơn nên bạn có thể trồng rất nhiều. Trên ban công hoặc sân thượng, về cơ bản bạn có thể ăn hành lá trong hộp xốp trong nhiều ngày. Bạn không cần phải mua hành lá vào mùa đông, chúng cũng rất có sức sống, tươi tốt và rực rỡ.