Tổn thương não nghiêm trọng do ngộ độc khí CO khi sưởi ấm

Tổn thương não nghiêm trọng do ngộ độc khí CO khi sưởi ấm
Tổn thương não nghiêm trọng do ngộ độc khí CO khi sưởi ấm

Nhiều gia đình vẫn có thói quen sử dụng các biện pháp sưởi ấm như đốt than củi hoặc than tổ ong, mà không nhận thức đầy đủ về các nguy cơ ngộ độc khí.

Đốt than sưởi ấm cực nguy hiểm

Mùa đông năm nay mặc dù chưa có cảnh báo về ca ngộ độc do đốt than sưởi ấm nhưng các chuyên gia vẫn cảnh báo.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, các mùa đông trước, trung tâm cũng tiếp nhận ca ngộ độc do đốt than sưởi ấm. Khi đốt các nhiên liệu chứa carbon như củi, than củi, than tổ ong, xăng dầu,… ở trong không gian mở thoáng thì nhiên liệu cháy hết và cơ bản tạo ra khí CO2 ít ảnh hưởng sức khỏe, nhưng nếu đốt trong khu vực kín cửa, nhiên liệu cháy dở dang sinh ra khí CO lại là khí rất độc. Khí CO không màu, không mùi vị nên rất khó nhận biết, nhất là khi đang ngủ, mọi người sẽ dần lịm đi mà không biết gì.

TS.BS Nguyễn Trung Nguyên cho biết thêm, Trung tâm còn tiếp nhận nhiều ca ngộ độc khí CO mà không phải do sự vụ cháy nổ như chạy xe máy “rốt đa” ở trong phòng kín, chạy máy phát điện để ở trong phòng có thông với phòng có người sinh hoạt, ngồi trong xe ôtô và bị ngộ độc do hít phải khí CO từ khói của xe, sử dụng bình đun nước nóng chạy bằng khí gas, bồn chiên dầu sử dụng đồng thời khí ga và điện.

Bài viết liên quan  Người đàn ông đập nát kính xe ô tô sau va chạm giao thông bị bắt

“CO là chất khí không màu, không mùi, không gây kích ứng đường hô hấp. Do đó, rất khó nhận biết được sự có mặt của CO trong không khí. Khí CO được hình thành do sự đốt cháy không hoàn toàn các chất liệu có chứa carbon như: Xăng, dầu, khí đốt tự nhiên, gỗ hoặc than củi, nhựa, vải, rơm, rạ… hoặc một số trường hợp cá biệt do các hóa chất được hấp thu qua da vào trong cơ thể rồi mới được chuyển hóa thành khí CO và gây ngộ độc”, TS Nguyên phân tích.

Ít nhiều tổn thương não khi ngộ độc khí CO

BS Nguyên cho biết thêm, khí CO hấp thu nhanh vào cơ thể gây ngộ độc, trường hợp nhẹ thì gây buồn nôn, đau đầu, dễ tưởng nhầm là cảm cúm hay ngộ độc thức ăn, nặng thì có thể khiến người/vật hít phải bất tỉnh và tử vong.

Theo những số liệu nghiên cứu khoa học cho thấy, kể cả những trường hợp nhẹ nhất trong những trường hợp người bị ngộ độc khí CO, có tới khoảng gần 50% sẽ gặp những biến chứng về sức khỏe tâm thần, thần kinh, tổn thương não sau này. Nhẹ nhất có thể là suy giảm trí nhớ các mức độ khác nhau, thậm chí có thể là hôn mê, hoặc mất trí nhớ hoàn toàn.

BS Nguyên khuyến cáo với người dân: Tuyệt đối không đốt các loại nhiên liệu như than tổ ong, củi, than hoa, khí gas,… để trong không gian kín. Nếu bắt buộc phải sử dụng thì không được sử dụng trong phòng kín, nên để mở cửa thoáng để có lưu thông khí đầy đủ. Tốt nhất là chọn phương pháp khác để sưởi ấm.

Bài viết liên quan  Triệu Lộ Tư bị bạn trai cũ thao túng, đẩy vào đường cùng, danh tính cực sốc

Khi phát hiện người bị ngạt khí cần mở rộng cửa để làm thoáng khí, trường hợp bệnh nhân thở yếu, bất tỉnh, hoặc tim phổi không còn thì cần tiến hành hô hấp nhân tạo hoặc ép tim (cấp cứu ngừng tuần hoàn) sau đó đưa tới cơ sở y tế gần nhất. Tại các bệnh viện, bệnh nhân sẽ được cấp cứu điều trị tiếp.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/suc-khoe/ton-thuong-nao-nghiem-trong-do-ngo-doc-khi-co-khi-suoi-am-1435655.ldo