Đọc tin tức mà bàng hoàng, tham gia tiệc hội nghị không ai nghĩ là cũng có thể mất đi sự sống. Vậy mà 2 người đã ‘ra đi mãi mãi’, 15 người phải đi cấp cứu sau bữa tiệc ở Hà Nội mới đây. Thông tin được phát đi vào đêm 20/11 khiến dư luận xôn xao!
Cụ thể, này 20/12, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội có báo cáo nhanh kết quả điều tra vụ nghi ngộ độc khiến nhiều người nhập viện tại quận Long Biên.
Theo điều tra ban đầu, những người này đều tham dự tiệc hội thảo do Công ty TNHH MTV NBC Pacific tổ chức ngày 19/12 tại một trung tâm hội nghị trên đường Hoa Lan, phường Phúc Lợi, quận Long Biên, Hà Nội.
Ảnh minh họa
2 người qua đời, 15 người đi cấp cứu
Trước đó, lúc 20h30 ngày 19/12, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, tiếp nhận bệnh nhân N.V.T. (52 tuổi) trong tình trạng kích thích, vật vã, vân tím toàn thân. Bệnh nhân được chẩn đoán toan chuyển hóa nặng, nghi ngộ độc chưa rõ nguyên nhân trên nền bệnh đái tháo đường.
Xét nghiệm cho thấy nồng độ methanol trong máu của bệnh nhân là 2,7 mg/dL. Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đã gửi 2 mẫu bệnh phẩm (gồm máu và nước tiểu) đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, để kiểm nghiệm chất độc nhưng hiện chưa có kết quả
Từ 22h30 ngày 19/12 đến 12h ngày 20/12, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, tiếp nhận 13 người cùng tham gia bữa tiệc nhập viện với các triệu chứng buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt. Các bệnh nhân không đau bụng, không đi ngoài phân lỏng, một số người nôn 1-2 lần và có 1 trường hợp sốt nhẹ (38 độ C).
Các bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi ngộ độc do độc tố và đang được điều trị theo phác đồ. Công an quận Long Biên đang phối hợp với Công an tỉnh Hưng Yên thu thập khoảng 50 lít rượu và lấy 5 mẫu rượu gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn thực phẩm Quốc gia để kiểm tra.
Tính đến chiều 20/12, có 15 bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện. Trong đó, 13 người được điều trị tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, với tình trạng sức khỏe ổn định.
Một bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đang hôn mê, phải thở máy. Một bệnh nhân khác điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An, sức khỏe ổn định.
Về hai trường hợp không qua khỏi, có một bệnh nhân qua đời trên đường đến bệnh viện, trong khi người còn lại không qua khỏi tại nhà.
Ảnh minh họa
Thực đơn chính của bữa tiệc là gì
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội cho biết thực đơn chính của bữa tiệc gồm các món: salad rong biển trứng cua, súp hải sản với nấm, gà quay mật ong, cá diêu hồng hấp hành nấm, canh cá nấu chua, bắp bò hầm ngũ vị ăn kèm bánh mì, cải chíp xào sốt nấm, cơm rang thập cẩm và chè hạt sen long nhãn dừa tươi.
Thực đơn bữa phụ gồm trà, cà phê, bánh nho cuộn, bánh ngọt Pháp, bánh pizza Hawaii và hoa quả tươi.
Đặc biệt, trong bữa tiệc, ngoài việc sử dụng thực đơn của công ty cung cấp, một số người còn mang đồ uống (rượu) vào. Cụ thể, 20 lít rượu trắng do một lái xe của Công ty TNHH MTV NBC Pacific mang vào, trong đó 8 lít đã được sử dụng, 12 lít còn lại mang về.
Ảnh minh họa
Ngoài ra, ông N.V.T. cũng mang theo 2 chai rượu loại 1 lít nhưng trung tâm tổ chức hội nghị không có thông tin về nguồn gốc của 2 chai rượu này. Bên cạnh đó, sau khi tham dự hội thảo, 6 người (có mặt trong bữa tiệc) tiếp tục đến một nhà hàng tại phường Giang Biên, quận Long Biên, Hà Nội.
Qua kiểm tra, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đánh giá doanh nghiệp tổ chức sự kiện đủ giấy chứng nhận kinh doanh, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng minh nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.
Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc không chứa chất gây độc, thức ăn bị ôi thiu, nấm mốc Thông thường, ngộ độc cấp tính sẽ xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc 1- 2 ngày sau khi ăn. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết ngộ độc để xử lý kịp thời:
– Buồn nôn và nôn.
– Đau bụng.
– Tiêu chảy.
– Phân, nước tiểu có thể có máu
– Có thể sốt hoặc không.
Đa số các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể xử lý tại nhà. Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu sau thì nên đi khám bệnh ngay:
– Nôn ói liên tục.
– Nôn ra máu hoặc đi ngoài ra máu.
– Bị tiêu chảy liên tục.
– Đau bụng dữ dội.
– Thân nhiệt cao hơn 38,5 độ C.
– Khát nước, khô miệng, tiểu ít hoặc không đi tiểu, cơ thể yếu trầm trọng, hoa mắt, chóng mặt.
– Mắt mờ, cơ yếu.
– Phát ban toàn thân, ngứa.
– Khó thở.
Ngoài ra, cần lưu ý với các đối tượng như người già, phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ, người mắc bệnh mạn tính khi có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Xử trí đúng cách ngộ độc thực phẩm ngay tại nhà
Ngay khi nhận biết các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm bạn cần sơ cứu ngay bằng các bước dưới đây:
1. Gây nôn
Người bệnh có triệu chứng nôn mửa ngay sai khi ăn thực phẩm nhiễm độc, cần ngay lập tức gây nôn để người bệnh nôn hết thức ăn trong bụng ra. Cách gây nôn khá đơn giản: Uống một hơi hết 1 cốc nước pha muối (0,9%) rồi dùng tay móc họng, ngoáy vào họng để gây nôn. Nếu không kịp pha nước muối thì dùng nước lọc rồi lấy ngón tay trỏ đè vào gốc lưỡi, ép cơ thể nôn ra càng nhiều càng tốt.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp gây nôn với trẻ nhỏ, tránh gây xước họng của bé. Phải để bé gối đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để nằm ngửa và nôn có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi dễ dẫn tới tử vong.
Sau khi gây nôn, nếu thấy người bệnh nôn được hầu hết thức ăn ra thì để người bệnh nằm nghỉ ngơi. Tuy nhiên, cần phải theo dõi sát, nếu có bất kỳ triệu chứng gì khác lạ cần đưa người bệnh tới bệnh viện càng sớm càng tốt.
Đối với những trường hợp có dấu hiệu co giật, rối loạn ý thức thì không được gây nôn, có thể nguy hiểm đến tính mạng. Những trường hợp này cũng như các trường hợp có dấu hiệu khác lạ hay nặng cần chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt.
2. Bù nước và điện giải
Nôn nhiều và tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước và điện giải. Cần bù nước cho người bệnh bằng cách uống dung dịch oresol (pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì). Hoặc nếu không có oresol sẵn thì có thể pha 1 thìa cà phê muối cùng 1 lít nước rồi cho người bệnh uống nhằm chống mất nước cho cơ thể.
Đối với dung dịch oresol chỉ sử dụng dung dịch đã pha trong 24 giờ, bảo quản kĩ tránh nhiễm bẩn bởi có thể bị nhiễm khuẩn nếu để quá lâu và gây nguy hiểm cho người bệnh. Không đun sôi dung dịch đã pha sẽ làm mất tác dụng của thuốc, bay hơi làm tăng độ thẩm thấu. Khi có nhiều người cùng bị ngộ độc, không cho các người bệnh uống chung nước vì có thể làm tăng tình trạng bệnh của những người nhẹ.
3. Đến cơ sở y tế
Gọi cấp cứu 115 hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Mặc dù đã tiến hành sơ cứu ban đầu như trên nhưng bệnh nhân vẫn có thể gặp nguy hiểm bất cứ lúc nào. Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm cần được sự trợ giúp của nhân viên y tế bằng cách gọi cấp cứu hoặc tới ngay trung tâm y tế ngay gần nhất.
Một số lưu ý khi sơ cứu người bệnh ngộ độc thức ăn:
– Nếu người bệnh tự nôn làm thông thoáng đường thở cần lau sạch vùng miệng.
– Người bệnh cần được nằm nghiêng bên trái để giảm bớt sự hấp thụ chất độc qua dạ dày.
– Nếu ngộ độc qua đường tiêu hóa bị ngưng tim ngừng thở không nên hỗ trợ hô hấp miệng nếu không có biện pháp bảo vệ hữu hiệu.
– Tuyệt đối không cho người bệnh uống bất cứ loại thuốc nào theo lời mách bảo. Các chất độc tự nhiên có trong thực phẩm có khá nhiều loại mà đôi khi chúng ta vô tình gặp phải như nấm độc, cá độc, thức ăn ôi thiu.Do đó, cần đưa bệnh nhân tới trung tâm y tế gần nhất cùng với dịch nôn haty thức ăn đang dùng để xét nghiệm, tìm ra nguyên nhân gây độc.
Nguồn: https://www.webtretho.com/p/bua-tiec-tai-trung-tam-hoi-nghi-khien-2-nguoi-qua-doi-15-nguoi-di-cap-cuu-chuyen-gi-da-xay-ra