Bánh chưng là món không thể thiếu trong ngày Tết nhưng có 4 nhóm người không nên ăn

Bánh chưng là món không thể thiếu trong ngày Tết nhưng có 4 nhóm người không nên ăn
Bánh chưng là món không thể thiếu trong ngày Tết nhưng có 4 nhóm người không nên ăn

Bánh chưng là món ăn truyền thống của người Việt trong ngày Tết. Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn món này.

Lợi ích của bánh chưng đối với sức khỏe

Bánh chưng có thể coi là vị thuốc quý, có tác dụng tăng cường sức khỏe, giúp phognf ngừa bệnh tật. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), có thể phân tích từng nguyên liệu tạo ra bánh chưng để biết món ăn này mang lại những lợi ích gì cho sức khỏe.

Theo đó, bánh chưng được tạo thành từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn cùng một số loại gia vị và gói trong lá dong.

Gạo nếp có vị ngọt, tính ấm, tác dụng ích phế, chỉ hãn, trị chứng tỳ vị hư nhược, hư lao tiết tả, đau thượng vị, vị hư tiết tả, nhiều mồ hôi, váng đầu chóng mặt.

Theo Đông y, thịt lợn là trư nhục, vị ngọt mặn, tính bình, tác dụng nhuận da thịt, dưỡng khí huyết, ích ngũ tạng. Thịt lợn cung cấp lượng protein dồi dào, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Đậu xanh trong Đông y được gọi là lục đậu, có vị ngọt, tính mát, không độc. Loại thực phẩm này có tác dụng thanh nhiệt, hạ khí, ích ngũ tạng, giải độc, mịn da, sáng mắt… Đậu xanh chứa nhiều protein, axit amin, lipid, các loại vitamin A, B1, B2 cần thiết cho cơ thể con người.

Trong Đông y, lá dong có vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Loại lá này kết hợp với một số nguyên liệu khác có tác dụng giải rượu, trị rối loạn tiêu hóa.

Muối cung cấp natri, duy trì sự ổn định của huyết áp, cân bằng điện giải.

Hạt tiêu vị cay, tính ấm, tác dụng kích thích tiêu hóa, tiêu đờm, ôn trung hạ khí… dùng để trị lạnh bụng, đầy bụng, trừ độc, ói mửa.

Bánh chưng là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết.

Người không nên ăn bánh chưng

Bánh chưng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên ăn.

– Người thừa cân, béo phì

Bánh chưng có lượng calo lớn nên ăn nhiều rất dễ gây tăng cân, tích mỡ thừa. Những người bị thừa cân, béo phì, đang cần giảm cân nên hạn chế ăn bánh chưng, đặc biệt là bánh chưng rán.

Bài viết liên quan  TҺȏпg tιп cҺíпҺ tҺức vḕ căп ЬệпҺ 'Ьí ẩп' ở Coпgo kҺιếп Һàпg loạɫ пgườι kҺȏпg qua kҺỏι

– Người bị suy thận

Bánh chưng chứa nhiều năng lượng, đặc biệt là nhiều chất béo, không phù hợp với người có tình trạng suy thận mạn, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Với người bệnh bị suy thận, việc tăng mỡ máu sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

– Người bị mỡ máu cao, huyết áp cao, có bệnh tim mạch

Ăn nhiều bánh chưng có thể gây ra tình trạng tăng đường huyết, tăng mỡ máu trong thời gian ngắn. Ngoài ra, bánh chưng có chứa nhiều thịt mỡ, nhiều chất béo. Đây là món ăn không phù hợp với người bị máu nhiễm mỡ, cao huyết áp.

– Người đang bị mụn nhọt

Thành phần chính của bánh chưng là gạo nếp, có tính nóng. Người bị nóng trong, thường xuyên nổi mụn nhọt nên hạn chế ăn loại bánh này để không làm vấn đề nổi mụn nhọt trở nên nghiêm trọng hơn.

Chuyên gia hướng dẫn nhận biết bánh trưng luộc bằng pin ƌộc Һại

Bánh chưng vốn là món không thể thiếu trên mâm cơm Tết cổ truyền nên việc không thể làm thì cần đặt mua cũng là điều dễ hiểu. Mặc dù vậy, sản phẩm không phải tự tay mình làm ra lại ẩn chứa rất nhiều nguy cơ, rủi ro. Với bánh chưng, đó là rủi ro luộc bằng nước pin để bánh đẹp hơn, nhanh chín hơn nhưng cũng vô cùng độc hại.

Điều này hoàn toàn hợp lý khi vào thời điểm cận Tết, một số gian thương lợi dụng người dân bận rộn mua sắm Tết, có nhu cầu đặt bánh chưng gói sẵn, luộc sẵn. Vậy, làm sao để nhận biết bánh chưng luộc pin?

Bánh chưng vốn là món không thể thiếu trên mâm cơm Tết cổ truyền nên việc không thể làm thì cần đặt mua cũng là điều dễ hiểu.

Nhận biết bánh chưng luộc pin – 3 tiêu chí vàng ai cũng cần nhớ

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), để nhận biết bánh chưng luộc pin, bạn nên quan sát để nắm được một số đặc điểm nhận biết như sau:

Bài viết liên quan  Bố mẹ qua đời, tôi để chị gái lớn hưởng hết gia sản. Năm ngoái chị khoe anh chị bán đất bố mẹ để lại và xây nhà thờ mới cho ông bà bên đất nhà chồng để tiện hương khói. Về tới nơi thấy cảnh này mà nước mắt không ngừng rơi…

Vỏ lá bên ngoài bánh chưng

Nếu vỏ lá bên ngoài có màu ánh tím hoặc màu xanh mướt thì nhiều khả năng đó là bánh chưng luộc bằng pin. Trong khi bánh chưng luộc theo phương pháp truyền thống mất nhiều thời gian luộc, thường là 8-10 giờ, lá thường ngả màu, hơi vàng và không thể xanh mướt được.

Chuyên gia khuyên, trước khi mua, bạn nên kiểm tra thật kĩ vỏ bánh. Nếu vỏ bánh có chút đen, cầm lên không chắc chắn thì có khả năng da nấu chín quá nhanh bằng pin độc hại.

Bề mặt của bánh hay còn gọi là vỏ bánh chưng

Với bánh chưng luộc pin, vỏ bánh xanh rờn, nếp trong, bắt mắt hơn. Đối với bánh chưng luộc bình thường, vỏ bánh màu xanh nhạt hơn hoặc ngả thành màu hơi vàng. Nếp không được trong như bánh chưng luộc bằng pin.

Nhân bên trong bánh chưng

Với bánh luộc bình thường nếp sẽ rất dẻo, có mùi thơm đặc trưng của bánh chưng, cầm chắc tay hơn. Trong khi đó, bánh chưng luộc pin không được dền, vì ép chín nhanh nên không được dẻo, thơm mùi vị đặc trưng giống như bánh chưng luộc thông thường.

Ăn phải bánh chưng luộc pin nguy hiểm thế nào?

Để nâng cao tinh thần, chủ động nhận biết, tránh mua bánh chưng luộc pin, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chỉ rõ độ độc hại khi cho sản phẩm này vào nồi bánh luộc. Theo chuyên gia, cho pin vào nồi bánh không hề có tác dụng làm bánh nhanh nhừ và giữ màu lá còn xanh như nhiều người đồn đoán mà còn gây ra rất nhiều tác hại nguy hại cho sức khỏe của chúng ta.

Để nâng cao tinh thần, chủ động nhận biết, tránh mua bánh chưng luộc pin, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh chỉ rõ độ độc hại khi cho sản phẩm này vào nồi bánh luộc.

“Pin là nguyên liệu không được phép sản xuất và chế biến cùng bất cứ loại thực phẩm nào vì chứa nhiều kim loại nặng như chì, thủy ngân, cadmium… sẽ gây hại cho toàn bộ những cơ quan nội tạng trong cơ thể như não, thận, gan, phổi, toàn bộ hệ thống tiêu hóa và hệ sinh sản của bất cứ ai”, vị chuyên gia này khẳng định.

Bài viết liên quan  Mr. Đàm thất bại 'thảm bại'? Rộ trăn trối "đau khổ" trước nguy cơ thua kiện!

Những kim loại độc hại trong pin sẽ thôi ra, ngấm vào từng miếng bánh chưng khiến người ăn bị ngộ độc thực phẩm. Ở mức độ nhẹ, cơ thể chúng ta sẽ ngay lập tức phản ứng với các triệu chứng ngộ độc tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa… Ở mức độ nặng, bạn sẽ bị tích lũy kim loại nặng trong cơ thể, dần dần có thể là nguyên nhân tiềm ẩn gây nên những căn bệnh mãn tính, nhất là ung thư.

Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý, để bánh chín nhanh, lá xanh đẹp mắt không phải chỉ có nước pin mới làm được. “Thực tế, hiện nay có rất nhiều loại hóa chất an toàn, có thể sử dụng trong chế biến thực phẩm để thực phẩm nhanh chín hơn”, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định.

Tạo màu xanh cho bánh chưng bằng lá giềng giúp bánh xanh đẹp.

Trong đó đối với bánh chưng, người ta vẫn sử dụng muối trị bệnh dạ dày natri hydro carbonat (NaHCO3) được bán công khai tại các hiệu thuốc để cho vào nồi bánh sẽ không gây ra bất cứ vấn đề sức khỏe gì, hoàn toàn không vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm nói chung. Điều quan trọng là bạn cần mua tại cơ sở uy tín cũng như hiểu rõ nguồn gốc, xuất xứ của bánh chưng mình mua.

Chuyên gia khuyên, sắp đến Tết, chị em đừng ham những mẫu mã bánh chưng quá cầu kỳ, đẹp mắt mà điều đầu tiên vẫn phải là loại bánh an toàn cho sức khỏe của cả gia đình. Nên chọn mua bánh tại những cửa hàng uy tín, có thương hiệu. Nếu có thời gian, bạn có thể tranh thủ gói bánh chưng và luộc bánh tại nhà vừa giúp Tết cổ truyền thêm ấm áp lại khỏi lo ngại các vấn đề sức khỏe.