‘Bắt nạt vô hình’ đang âm thầm phổ biến ở các trường mẫu giáo, trẻ con chịu đựng nhưng cha mẹ lại không hề hay biết

‘Bắt nạt vô hình’ đang âm thầm phổ biến ở các trường mẫu giáo, trẻ con chịu đựng nhưng cha mẹ lại không hề hay biết
‘Bắt nạt vô hình’ đang âm thầm phổ biến ở các trường mẫu giáo, trẻ con chịu đựng nhưng cha mẹ lại không hề hay biết

Đáng buồn là trẻ có thể cảm nhận rõ ràng sự bắt nạt này nhưng lại không biết cách đối phó cũng như cách bày tỏ với cha mẹ, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và sự trưởng thành của trẻ.

“Bắt nạt vô hình” đang âm thầm phổ biến ở các trường mẫu giáo (Ảnh minh họa)

Điều chúng ta sẽ nói hôm nay là hai kiểu “bắt nạt vô hình” thường xuất hiện ở các trường mẫu giáo. Hai kiểu bắt nạt này có thể không được coi là vấn đề lớn trong mắt người lớn chúng ta, hoặc có thể được hiểu là những trò đùa nhưng đối với những đứa trẻ có tư duy chưa đủ trưởng thành, khả năng phục hồi chưa đủ mạnh thì đó là một thảm họa.

Đầu tiên là bắt nạt bằng lời nói

Khi bước vào môi trường mẫu giáo, thực tế là một số trẻ có thể trở thành nạn nhân của sự tấn công từ những người bạn cùng tuổi. Những cuộc tấn công này thường xoay quanh ngoại hình, chiều cao, cách ăn mặc, hoặc thậm chí sự giàu có của gia đình. Những lời lẽ công kích này chứa đựng sự giễu cợt, ác ý và khinh thường. Nếu một đứa trẻ tiếp xúc với những lời tấn công như vậy trong một thời gian dài, trẻ sẽ trở nên kém tự tin hơn và hình thành cảm giác bị ghét bỏ đối với trường mẫu giáo.

Bài viết liên quan  Tiền đạo Xuân Son đang được điều trị thế nào?

Một số trẻ có thể trở thành nạn nhân của sự tấn công “lời nói” từ những đồng bạn cùng tuổi (Ảnh minh họa)

Loại thứ hai là bắt nạt bằng hành vi

Cái gọi là bắt nạt hành vi không chỉ đề cập đến việc trẻ bị đánh mà còn những việc khác có thể gây rắc rối cho trẻ về mặt hành vi. Ví dụ, ở trường mẫu giáo, có thể có những đứa trẻ khác cho rằng con mình dễ thương, muốn nắm tay và có những hành vi thân mật thì đây cũng là hành vi bắt nạt.

Ngoài ra, chẳng hạn, một số trẻ thích bắt nạt và coi sự khó chịu của những đứa trẻ khác như niềm vui của chính mình, đây cũng là một kiểu bắt nạt hành vi.

Những điều nêu trên có thể không gây tổn thương gì cho trẻ nhưng thực tế lại mang đến rắc rối và tổn hại cho trẻ. Và một thực tế rất đáng buồn là các giáo viên mầm non phải đối mặt với rất nhiều việc hàng ngày dù có nhìn thấy những điều này cũng không có nhiều thời gian để giúp trẻ điều chỉnh các vấn đề tâm lý.

Một số trẻ thích bắt nạt và coi sự khó chịu của những đứa trẻ khác như niềm vui của chính mình (Ảnh minh họa)

Chúng ta nên làm gì khi đối mặt với sự bắt nạt vô hình?

Nếu con cái chúng ta có thể gặp phải sự bắt nạt vô hình vào thời điểm này, tôi nghĩ chúng ta có thể giúp trẻ giải quyết vấn đề từ hai khía cạnh:

Bài viết liên quan  Nhan sắc thời đi học của Tân Miss International Thanh Thủy được hé lộ qua loạt ảnh hiếm!

Trước hết là làm cho bản thân trẻ mạnh mẽ hơn

Làm thế nào để trở nên mạnh mẽ? Nói một cách đơn giản, đó là để trẻ có nhiều kỹ năng tự chăm sóc và thể hiện bản thân hơn ở trường mẫu giáo. Chỉ cần trẻ đủ độc lập trong những khía cạnh này, khi trẻ gặp phải vấn đề bị bắt nạt, trẻ có thể dùng khả năng xuất sắc của mình để chống lại người khác.

Thứ hai, đó là nuôi dưỡng nhân cách tốt ở trẻ

(Ảnh minh họa)

Chúng ta thường nói tính cách quyết định số phận. Trên thực tế, một tính cách tốt và thái độ lạc quan, hướng ngoại có thể giúp trẻ có mối quan hệ tốt hơn và có tiếng nói hơn. Trường mẫu giáo thực ra là một xã hội thu nhỏ, nếu đứa trẻ có nhân cách tốt thì sẽ là điểm cộng để nó có chỗ đứng vững chắc.

Trên thực tế, thay vì giúp trẻ đứng lên và giải tỏa cơn tức giận khi gặp vấn đề, tốt hơn hết bạn nên dạy trẻ cách giải quyết vấn đề. Điều này không chỉ ngăn ngừa vấn đề trước khi chúng xảy ra mà còn giúp trẻ có một tuổi thơ tuyệt vời.

Nguồn: https://ngoisao.vn/suc-khoe/cham-con/bat-nat-vo-hinh-dang-am-tham-pho-bien-o-cac-truong-mau-giao-tre-con-chiu-dung-nhung-cha-me-lai-khong-he-hay-biet-438322.htm