Bệnh viện kín giường vì tr:ẻ nhập viện đều bị b:iến ch.ứng nặng…

Bệnh viện kín giường vì tr:ẻ nhập viện đều bị b:iến ch.ứng nặng…
Bệnh viện kín giường vì tr:ẻ nhập viện đều bị b:iến ch.ứng nặng…

Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đang điều trị nội trú cho 270 trẻ bị mắc sởi. Trong đó, có 3 ca nặng phải thở máy, 40 ca thở oxy và 50 ca phải thở áp lực dương qua mũi.Ngày 13/12/2024 ANTĐ đưa tin “Khoa Nhi bệnh viện lớn ở Hà Nội chật kín bệnh nhi mắc sởi” “như sau:

Ghi nhận tại khoa Nhi – Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), hiện các giường bệnh đều đã chật kín bệnh nhân, chủ yếu là trẻ mắc bệnh hô hấp, phòng điều trị các bệnh nhân mắc sởi cũng tăng cao…

Bác sĩ Nghiêm Thị Mai Sang, Trưởng Khoa nhi – Bệnh viện Thanh Nhàn cho biết, khoảng 1 tháng trở lại đây, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị gần 40 bệnh nhân mắc sởi.

Đa số các bệnh nhi nhập viện trong tình trạng sốt cao, ho và sổ mũi.

Số các trẻ mắc sởi được ghi nhận chủ yếu là trẻ ở độ tuổi 4 tháng tuổi đến 8 tuổi.

Nhiều trẻ khi vào viện đã bị biến chứng viêm phổi, viêm thanh quản, chưa ghi nhận trường hợp nặng như viêm não.

“Nhiều trẻ mắc sởi chưa đến tuổi tiêm vaccine, một số trẻ tiêm không đầy đủ, trẻ bị bỏ sót mũi tiêm…” – bác sĩ Sang thông tin.

Về việc bệnh sởi gia tăng, bác sĩ Sang cho rằng, bệnh sởi đã được ghi nhận bùng phát theo chu kỳ, cứ khoảng 10 năm lại có một đợt sởi bùng phát mạnh. Tại Hà Nội, năm 2024 cũng là năm dự báo bùng phát dịch, sau đợt bùng phát dịch sởi năm 2014.

Bài viết liên quan  Đi khám phuụ khoa, cô gái bị bác sĩ h.d luôn tại phòng khám

Nguyên nhân dịch sởi lây lan còn do các yếu tố như, thời tiết mùa đông-xuân hiện nay đang là môi trường thuận lợi để virus sởi phát triển, lây lan. Bên cạnh đó, miễn dịch do tiêm vaccine sởi ở trẻ chưa sản sinh hoặc miễn dịch của trẻ chưa tốt.

Đặc biệt, thời gian ủ bệnh, diễn biến bệnh sởi khá lâu nên nên dẫn đến thời gian lây nhiễm kéo dài. Việc chẩn đoán chính xác bệnh sởi thường là khi bệnh nhi đã xuất hiện phát ban và gia đình mới có thể cách ly trẻ.

Bác sĩ khuyến cáo, các gia đình cần chú ý lịch tiêm vaccine sởi, và tiêm đủ mũi cho trẻ theo hướng dẫn để trẻ có miễn dịch đầy đủ phòng bệnh.

Ngày 14/12/2024 VTV online đưa tin ‘Nhiều bệnh nhi mắc sởi bị biến chứng viêm phổi, suy hô hấp” như sau:

Tính từ đầu tháng 11 đến nay, số ca nhập viện do sởi vẫn liên tục tăng, từ 129 ca ngày 1/11 lên 270 ca vào ngày 12/12. Trong đó, đỉnh điểm cao nhất là ngày 9/12 với 287 ca đang điều trị nội trú. Số ca đến khám ngoại trú cũng tăng từ 76 ca ngày 1/11 lên 271 ca vào ngày 12/12.

Đáng chú ý, hầu hết các ca nhập viện đều bị biến chứng viêm phổi. Trong đó, có 1 ca bị tổn thương gan nặng, đó là bé N.H.M.Q., 12 tháng tuổi, ngụ tại phường Long Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bé Q., nhập viện trong tình trạng sốt cao 39 độ 7 ngày liên tục, tiêu phân lỏng 3-4 lần/ngày, ho, sổ mũi. Ngày thứ 7 sau khi phát bệnh, bé vẫn còn sốt cao, phát ban vùng mặt, li bì.

Bài viết liên quan  Muốn hoa giấy nở bung rực rỡ đúng Tết âm lịch 2025: Nhớ làm theo quy tắc “1 ít – 3 nhiều”

Để thực hiện tốt công tác thu dung, điều trị bệnh sởi, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai đã bố trí khu khám và điều trị bệnh sởi riêng với công suất khoảng 250-300 bệnh nhân/24h và 250-300 giường bệnh nội trú. Đồng thời, dành riêng 6 giường tại khu cấp cứu và 15 giường tại khoa hồi sức tích cực cho bệnh nhân sởi.

Tính đến nay, tỉnh Đồng Nai đã ghi nhận hơn 4.600 ca mắc sởi, trong đó có 2 ca tử vong. Các địa phương trong tỉnh hiện đang rà soát, tổ chức tiêm bổ sung sởi cho trẻ từ 1-10 tuổi. Nếu trẻ chưa được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi, phụ huynh hãy đưa con em đi tiêm vì đây là giải pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh sởi.

Một bệnh nhi mắc sởi với biến chứng nặng đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai.