Bộ Nội vụ chỉ rõ các hiện tượng tà đạo, đạo lạ

Bộ Nội vụ chỉ rõ các hiện tượng tà đạo, đạo lạ
Bộ Nội vụ chỉ rõ các hiện tượng tà đạo, đạo lạ

Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, một số hiện tượng tôn giáo mới, “tà đạo”, “đạo lạ” gia tăng hoạt động sử dụng mạng xã hội để lôi kéo người tham gia.

Ban Tôn giáo Chính phủ (Bộ Nội vụ) vừa có tham luận về “Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo trái phép trên không gian mạng và một số vấn đề cần lưu ý về phương diện quản lý nhà nước”.

Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết, tính đến tháng 12.2024, ở Việt Nam, Nhà nước đã công nhận và cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo cho 40 tổ chức thuộc 16 tôn giáo; với 28.065.030 tín đồ (chiếm trên 28% dân số cả nước).

Chính quyền các địa phương đã cấp đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho hàng nghìn nhóm, trong đó có gần 70 nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam.

Việt Nam cũng là quốc gia đa dạng về các loại hình tín ngưỡng, với trên 95% dân số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo.

Thực tiễn trong thời gian qua, bên cạnh các thông tin chính thống về tôn giáo và hoạt động tôn giáo thuần túy do các tổ chức, cá nhân tôn giáo hợp pháp đăng tải, còn có không ít tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua không gian mạng để đăng tải thông tin liên quan tôn giáo.

Bài viết liên quan  Lời khai của người điều khiển xe ô tô tông vào nhà dân khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong

Các tổ chức này vì mục đích chính trị, đưa ra các nhận định thiếu khách quan, thiếu thiện chí, thậm chí xuyên tạc đời sống tôn giáo của nhân dân để vu cáo Nhà nước Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và kích động chống phá chính quyền nhà nước; tuyên truyền mê tín dị đoan, trái thuần phong, mỹ tục của dân tộc…

Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ rõ: Một số đối tượng cực đoan, chống đối trong các tôn giáo thường xuyên sử dụng các trang mạng xã hội (Facebook, Zalo) để tuyên truyền, xuyên tạc về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam; kích động các hoạt động chống đối chính quyền, gây phức tạp về an ninh, trật tự.

Trong đó, “Hội thánh Tin lành đấng Christ” thông qua các ứng dụng trên mạng xã hội như WhatsApp, Gotomeeting… tập hợp tín đồ là người dân tộc thiểu số ở trong nước liên kết với các nhóm Tin lành khác và đối tượng phản động người Việt lưu vong lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo để chống phá Việt Nam, đòi thành lập “nhà nước riêng, tôn giáo riêng” cho người dân tộc thiểu số.

Lực lượng chức năng tỉnh Yên Bái giải thích đến đồng bào các dân tộc thiểu số về bản chất của đạo lạ, tà đạo. Ảnh: Công an cung cấp

Đáng chú ý, Ban Tôn giáo Chính phủ cho hay, một số hiện tượng tôn giáo mới, “tà đạo”, “đạo lạ” như: Pháp luân công; Thanh Hải Vô thượng sư; Pháp môn diệu âm; “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, “Năng lượng gốc Trống đồng Việt Nam”; gia tăng hoạt động sử dụng mạng xã hội để lôi kéo người tham gia.

Bài viết liên quan  Andrea Aybar (An Tây) bị tạm giữ vì nghi liên quan đến ma túy giống Chi Dân, mẫu Tây bị bắt ở đâu?

Các hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan, trục lợi như: “Câu lạc bộ tình người”; nhóm “Trừ quỷ Bảo Lộc”; hoạt động “cúng oan gia trái chủ, trục vong” tại chùa Ba Vàng, Quảng Ninh…

Lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền xuyên tạc, xúc phạm, chia rẽ tín ngưỡng, tôn giáo của các tổ chức, cá nhân như: “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, “Lương Gia Long” hay “Lương Chính Khang” tuyên truyền mê tín dị đoan, sai lệch về phương pháp phòng, chống dịch COVID-19; xuyên tạc, xúc phạm Đạo Mẫu Việt Nam và các anh hùng, liệt sĩ đã có công với đất nước.

Các hoạt động bói toán, cầu cúng mang tính chất mê tín dị đoan cũng xuất hiện tràn lan trên không gian mạng…

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Nội vụ, Ban Tôn giáo Chính phủ đã chủ động tham mưu và triển khai các biện pháp, công tác nhằm đấu tranh, xử lý đối với các hoạt động truyền đạo trái pháp luật trên không gian mạng.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/xa-hoi/bo-noi-vu-chi-ro-cac-hien-tuong-ta-dao-dao-la-1438882.ldo