Cao Ngọc Sơn: Nổi danh “thần tốc” trong làng chèo, quá khứ đầy khó khăn

Cao Ngọc Sơn: Nổi danh "thần tốc" trong làng chèo, quá khứ đầy khó khăn
Cao Ngọc Sơn: Nổi danh "thần tốc" trong làng chèo, quá khứ đầy khó khăn

Từ nhiều năm nay, cái tên Sơn “chèo” – nghệ danh của Trung tá, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) Cao Ngọc Sơn (Nhà hát Chèo Quân đội) đã trở nên quen thuộc với đông đảo công chúng yêu chèo.

Cao Ngọc Sơn sinh năm 1981 tại xã Thanh Lưu, huyện Thanh Liêm trong một gia đình thuần nông. Mồ côi cha khi còn ẵm ngửa, nhà lại có tới 5 anh em nên tuổ.i thơ của Sơn bộn bề khó khăn, buồn tủi. Lên 7 tuổ.i, Sơn phụ mẹ việc đồng áng, mò cua, bắt ốc đem ra chợ bán. Học hết THCS, Sơn đành gác lại ước mơ đèn sách, lên tận Sơn La, Lai Châu làm đủ nghề mưu sinh.

Ngẫm lại, Cao Ngọc Sơn thấy mình đến với chèo như một thứ “duyên trời định”. Năm 1997, trong một lần về thăm quê, sang nhà chú chơi, hai chú cháu đang ngồi tâm sự thì nghe đài truyền thanh thông báo Đoàn Chèo Hà Nam vừa thành lập sau khi tách tỉnh, đang tuyển diễn viên hệ vừa học vừa làm. Thấy Sơn có giọng hát tốt, lại thừa hưởng niềm đam mê dân ca và chèo của mẹ nên người chú động viên anh thử sức. Hồi hộp vì lần đầu đứng trên sân khấu, Sơn đã thi trượt. Nhưng sau đó, anh được đoàn gọi bổ sung vào danh sách học dự thính.

Với đam mê và miệt mài, khổ luyện, Cao Ngọc Sơn dần trở thành học viên chính thức. Cuộc thi tài năng trẻ sân khấu chèo toàn quốc năm 1998 là dấu mốc quan trọng. Dưới sự dẫn dắt của NSND Mạnh Tuấn, anh đã có màn biểu diễn khá thành công. Có tới 5 thí sinh chọn trích đoạn “Cu Sứt huyện tể” để tranh tài trong cuộc thi nhưng chỉ Cao Ngọc Sơn, người ít tuổ.i nhất được trao Huy chương bạc. Niềm vui nhân lên khi Sơn được NSƯT Vũ Hà, Phó trưởng ban Văn học nghệ thuật Đài Tiếng nói Việt Nam khi đó chủ động tìm gặp để nói rằng, anh là một diễn viên trẻ đầy tiềm năng. Ông trao tặng Sơn chiếc đồng hồ quả lắc với mong muốn nó sẽ nhắc nhở Sơn không ngừng bền bỉ cố gắng mỗi ngày.

Món quà đó, bao năm tháng qua anh luôn trân trọng gìn giữ bởi nó thật sự là điểm tựa tinh thần đối với anh. Vậy nên, có thời điểm phải tranh thủ giờ nghỉ tập thêu ren kiếm thêm thu nhập, bữa cơm chỉ quanh đi quẩn lại với đậu phụ, tóp mỡ, rau muống, rau lang nhưng Sơn chưa bao giờ có ý định bỏ nghề. Ngay cả khi đồng nghiệp nhiều người đã từ giã sàn diễn, rủ Sơn rẽ sang hướng khác để cuộc sống khấm khá hơn, Sơn vẫn cần mẫn theo đuổi niềm đam mê chèo.

Bài viết liên quan  Giá vàng hôm nay 25.1: Hướng tới mức cao nhất mọi thời đại

Thành công với vai hề nhưng Cao Ngọc Sơn không tự bằng lòng với những gì đã làm được. Anh hăm hở làm mới bản thân bằng cách thử sức ở những dạng vai: đào, kép, lão, mụ. Năm 2003, được cử tham dự cuộc thi tài năng trẻ sân khấu chèo toàn quốc, Cao Ngọc Sơn đã hóa thân thành ông lão 80 tuổ.i đem lòng yêu cô gái đôi mươi trong trích đoạn “Vợ chồng thuyền chài”, dù ngoài đời anh mới vừa bước sang tuổ.i 22. Từ ánh mắt đến dáng đi, giọng nói của nhân vật ông lão, Sơn thể hiện rất chân thật khiến khán giả cổ vũ nồng nhiệt. Cuộc thi đó, Sơn giành thêm một tấm Huy chương bạc.

Năm 2007, Cao Ngọc Sơn về “đầu quân” cho Nhà hát Chèo Quân đội. Trong môi trường quân đội, Ngọc Sơn luôn cố gắng rèn luyện để xứng đáng làm người nghệ sĩ-chiến sĩ của “chiếu chèo bộ đội” đã vang danh với bề dày truyền thống. Chỉ cần học tập, huấn luyện cùng anh một thời gian ngắn ở Lớp huấn luyện quân sự Cơ quan Tổng cục Chính trị đợt 2 năm 2013, chúng tôi đã biết rõ anh là người rất siêng năng, chịu khó, chấp hành nghiêm kỷ luật quân đội, chuẩn mực lễ tiết tác phong. Là nghệ sĩ đấy nhưng Ngọc Sơn làm bài kiểm tra chính trị, hoàn thành các nội dung huấn luyện nghiêm túc; kết thúc lớp huấn luyện, anh thuộc số ít học viên đạt kết quả giỏi. Bận rộn đi diễn phục vụ quân dân khắp mọi miền đất nước, tích cực hoạt động đoàn với chức vụ Bí thư Chi đoàn cơ sở Nhà hát Chèo Quân đội nhưng anh vẫn thu xếp hoàn thành việc học đại học. Tấm bằng loại giỏi vừa học vừa làm diễn viên sân khấu kịch hát do Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội cấp đã minh chứng cho nỗ lực, sự chuyên cần vốn là bản tính của anh.

Bài viết liên quan  Coi thức ăո ʟà ɫhᴜốc, bác sĩ Việɫ tại Mỹ chỉ cách ăո ᴜốոg ոgừa ᴜոg ɫhư

Điểm đáng quý ở Ngọc Sơn là anh rất say nghề. Nhiều lần tiếp xúc với anh, mới để ý ở bất cứ nơi nào, dù là hát vui giữa nhóm nhỏ anh em bạn bè thân thiết, hễ cất tiếng hát anh đều cố gắng không hát phô, hát như đang trên sân khấu thật sự. Còn khi ở trên sân khấu, anh hóa thân hết mình với vai diễn, khóc-cười theo số phận nhân vật; cốt làm sao diễn và hát đạt nhất, làm thỏa mãn người xem. Kỷ niệm đáng nhớ của Ngọc Sơn là một lần biểu diễn phục vụ quân và dân ở Bắc Ninh. Đang trong lúc chuẩn bị biểu diễn với vai chính thì không may anh bị ngã gãy ngón tay. Nhưng anh vẫn nén đau biểu diễn để không “vỡ” chương trình. Đến cảnh cuối, diễn viên nữ không biết anh bị ngã nên đoạn diễn xúc động nhất vở khi hai nhân vật tay nắm tay, chị đã nắm mạnh khiến anh buồn khôn xiết nhưng không dám phản ứng sợ ảnh hưởng đến cảm xúc người xem.

Cho tới khi tham gia diễn trong vở chèo “Tiếng hát vùng mê thảo” tranh tài tại Cuộc thi nghệ thuật sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2013, Ngọc Sơn đã ghi thêm vào bảng thành tích cá nhân huy chương bạc thứ 7. Vì thế, bạn nghề tếu táo phong anh danh hiệu “vua về nhì”. Nhưng ai cũng tin, với tài năng cùng lòng yêu nghề của một người sinh ra để hát chèo, sớm muộn anh cũng sẽ giành được cho mình tấm huy chương vàng danh giá trong một vai diễn lớn. Niềm tin yêu, kỳ vọng của khán giả và đồng nghiệp được Ngọc Sơn đáp lại xứng đáng khi trong hai năm, anh giành được hai huy chương vàng qua vai Đạt trong vở “Điều đọng lại sau chiến tranh” tại Hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quân năm 2014 và vai Tiến “Ánh sao đầu núi” tại Cuộc thi nghệ thuật sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc năm 2016. Với hơn 20 năm trong nghề và những thành tích đạt được, Đại úy Cao Ngọc Sơn ở tuổ.i 38 vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2019. Đây là điều xứng đáng dành cho những nỗ lực vượt khó trên sàn tập… Trời phú cho Ngọc Sơn dây thanh khỏe nhưng để trở thành diễn viên chèo có tiếng, anh phải luôn tìm tòi lối diễn, cách hát, tạo ra tính cách nhân vật riêng biệt, ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng công chúng.

Bài viết liên quan  Ném hỏng điện thoại của vợ, người chồng bị khởi tố

Sau khi chinh phục hai tấm huy chương vàng cao quý của nghề diễn, thử thách mới lại đến với anh khi lãnh đạo Nhà hát Chèo Quân đội thống nhất chuyển anh sang làm trợ lý tổ chức biểu diễn thuộc Phòng Nghệ thuật. Đại tá, NSƯT Vũ Duy Từ, Phó giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội cho biết: “Nhiệm vụ của trợ lý tổ chức biểu diễn là kết nối các đơn vị, cá nhân trong và ngoài quân đội thực hiện nhiệm vụ tổ chức để anh chị em nghệ sĩ biểu diễn; trong đó có cả những chương trình biểu diễn có thu để tăng thêm thu nhập cho mọi người. Lãnh đạo Nhà hát Chèo Quân đội đã cân nhắc, quyết định điều động Cao Ngọc Sơn đảm nhận công việc này bởi anh có khả năng tổ chức quán xuyến và ngoại giao tốt”.

Nhận công việc mới từ năm 2017, Cao Ngọc Sơn đi lại như con thoi với công văn giấy tờ và bao việc hành chính để tìm kiếm thêm nhiều hợp đồng biểu diễn cho đơn vị. Nỗ lực của anh được ghi nhận khi thời gian qua, anh chị em nghệ sĩ Nhà hát Chèo Quân đội đi diễn ở bất cứ đâu cũng có thể an tâm vì công tác chuẩn bị đã được tổ chức chu đáo.

Ít nhận vai diễn hơn bởi muốn nhường lại sân khấu để các đồng nghiệp trẻ tuổ.i thể hiện tài năng, nhưng Cao Ngọc Sơn vẫn đắm đuối với nghệ thuật chèo. Đó là nguyên do để anh cho ra mắt album chèo đầu tay “Ơn đức sinh thành” tri ân các đấng sinh thành, hướng người nghe đến lòng hiếu thảo, từ bi bác ái. Tạm rời xa ánh đèn sân khấu, hằng ngày, anh vẫn luyện thanh, tập luyện giữ gìn vóc dáng để sẵn sàng nhận các vai diễn khó khi được nhà hát yêu cầu. Cao Ngọc Sơn tâm niệm, dù công việc nào đi nữa, được cấp trên, đồng nghiệp tin tưởng, yêu mến, anh đều cố gắng hoàn thành tốt bằng tất cả sức lực của mình để xứng danh là người nghệ sĩ-chiến sĩ.

Nguồn: https://vgt.vn/cao-ngoc-son-noi-danh-than-toc-trong-lang-cheo-qua-khu-day-kho-khan-ihyes-20250207t7373527/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMi1IaW5oXzIwMjUwMjA3fDE1OjM2OjQ1