Chạy xe máy chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước bị CSGT phạt 10 triệu: Vì sao

Chạy xe máy chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước bị CSGT phạt 10 triệu: Vì sao
Chạy xe máy chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước bị CSGT phạt 10 triệu: Vì sao

Thông tin này được đăng tải trên báo Thanh niên online ngày 11/1/2025. Bài viết có tiêu đề: “Chạy xe máy chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước bị CSGT phạt 10 triệu: Vì sao?”. Nội dung cụ thể như sau:

Theo Nghị định 168/2024, chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy sẽ bị CSGT phạt tới 10 triệu đồng. Vì sao như vậy?

Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm GPLX vừa có hiệu lực thi hành nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân. Trong đó, thông tin đi xe máy chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước bị CSGT phạt 10 triệu đang được bàn luận sôi nổi.

Mức phạt tăng 30 lần so với quy định cũ

Lãnh đạo một đội CSGT tại TP.HCM cho hay, điểm h khoản 9 Điều 7 Nghị định 168 quy định: “Phạt tiền từ 8 – 10 triệu đồng đối với người điều khiển xe ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước”.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị phạt tước quyền sử dụng GPLX từ 10 – 12 tháng.

Chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi trước sẽ bị CSGT phạt tới 10 triệu theo Nghị định 168, ảnh: TNO

Theo CSGT, trẻ em ngày nay phát triển nhanh, 6 tuổi đã cao từ 1,15 – 1,3 m nên cho các em ngồi phía trước xe máy dễ che tầm nhìn của người lái xe, có thể gây tai nạn giao thông.

“Tôi đánh giá quy định này phù hợp để giảm thiểu tai nạn giao thông. Trước đây, Nghị định 100 sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123 quy định phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng với hành vi ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi phía trước để điều khiển xe, trừ trường hợp chở trẻ em ngồi phía trước; nhưng thời điểm đó Nghị định không quy định số tuổi của trẻ em ngồi trước là bao nhiêu. Nghị định 168 thì quy định cụ thể tuổi”, CSGT chia sẻ.

Bài viết liên quan  Vợ Duy Mạnh làm loạn vụ chồng hôn người khác, um sùm lớn chuyện, nổi cơn ghen

Đồng quan điểm, lãnh đạo một đội CSGT khác cũng phân tích, trẻ em 6 tuổi trở lên có chiều cao trung bình khoảng 1,2 m nên ngồi phía trước có thể che tầm nhìn của người lớn khi lái xe. “Trường hợp chở trẻ em dưới 6 tuổi ngồi phía trước người điều khiển xe máy sẽ không bị xử phạt nhưng người chở cần bảo đảm an toàn cho trẻ bằng đai cột. Trường hợp chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước che tầm nhìn, vướng tay lái mà xảy ra tai nạn thì trẻ em ngồi trước sẽ gánh chịu hậu quả rất nặng nề, do đó, quy định này hoàn toàn phù hợp”, CSGT nói.

Không được chở cùng lúc 2 người trên 12 tuổi

Như vậy, theo Nghị định 168, mức phạt trung bình của lỗi điều khiển xe máy ngồi phía sau vòng tay qua người ngồi trước để điều khiển xe là 9 triệu đồng. Khi có tình tiết tăng nặng thì tiền phạt có thể lên đến 10 triệu đồng, trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, mức phạt được giảm xuống 8 triệu đồng.

Ý thức giao thông ở TP.HCM thay đổi rõ rệt từ khi Nghị định 168 có hiệu lực

CSGT thông tin thêm, luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định, người chạy mô tô trừ những trường hợp sau thì được chở tối đa 2 người: trẻ em dưới 12 tuổi; chở người bệnh đi cấp cứu; áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật; người già yếu hoặc người khuyết tật.

Bài viết liên quan  Hai bộ phận trên cơ thể ngứa ngáy là dấu hiệu của bệnh ung thư gan, nhiều người lại lầm tưởng là dị ứng

“Như vậy, người chạy xe máy không được chở cùng lúc 2 người trên 12 tuổi trên xe”, CSGT nhấn mạnh.

Mời bà con đọc thêm thông tin: Những Lưu Ý Khi Chở Trẻ Em Đi Xe Máy Để Đảm Bảo An Toàn

Chở trẻ em đi xe máy là tình huống thường gặp ở nhiều gia đình, đặc biệt tại Việt Nam. Tuy nhiên, trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương nên việc chở trẻ trên xe máy đòi hỏi sự cẩn trọng để đảm bảo an toàn. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi chở trẻ em bằng xe máy mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ.

1. Đảm Bảo Trẻ Đội Mũ Bảo Hiểm Đúng Quy Cách

Trẻ em cần được đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn, vừa vặn với kích thước đầu. Mũ phải có quai cài chắc chắn và được cài đúng cách để bảo vệ hiệu quả. Đừng quên chọn loại mũ có lớp đệm êm ái, trọng lượng nhẹ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái khi sử dụng.

2. Không Để Trẻ Ngồi Sai Vị Trí

Trẻ nhỏ không nên ngồi phía trước người lái vì đây là vị trí nguy hiểm, dễ va chạm và làm hạn chế tầm nhìn của người điều khiển xe. Vị trí an toàn nhất là để trẻ ngồi sau người lái và có người lớn ngồi phía sau giữ. Nếu trẻ đã lớn và có thể tự ngồi vững, hãy đảm bảo rằng trẻ luôn bám chắc vào người ngồi trước hoặc tay nắm của xe.

3. Sử Dụng Đai An Toàn Hoặc Ghế Ngồi Dành Cho Trẻ Em

Đối với trẻ nhỏ, phụ huynh nên sử dụng các loại ghế ngồi chuyên dụng hoặc đai an toàn dành riêng cho xe máy. Những thiết bị này giúp cố định trẻ, tránh nguy cơ bị ngã khi xe di chuyển. Đừng tiếc đầu tư những thiết bị an toàn vì đây là cách hiệu quả để bảo vệ con bạn.

Bài viết liên quan  Mẹ lấy miếng giò ở đám cưới về, bố mắ::ng: ‘Không biết giữ thể diện’ nhưng đó lại là món giò cảm thấy “sang” nhất, ngon nhất suốt cả tuổi thơ

4. Không Chở Trẻ Khi Trời Quá Nóng Hoặc Lạnh

Thời tiết khắc nghiệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trẻ em dễ bị cảm lạnh khi ngồi trên xe máy trong thời tiết lạnh giá hoặc bị say nắng khi di chuyển dưới trời nắng gắt. Hãy chọn thời điểm di chuyển phù hợp và mặc quần áo che chắn đầy đủ cho trẻ để đảm bảo sức khỏe.

5. Hạn Chế Chở Trẻ Em Khi Đường Đông Hoặc Trời Tối

Những tình huống giao thông đông đúc hoặc đường tối tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn. Khi buộc phải di chuyển trong những điều kiện này, hãy giảm tốc độ, giữ khoảng cách an toàn với các phương tiện khác và tập trung cao độ khi lái xe.

6. Kiểm Tra Xe Trước Khi Di Chuyển

Trước khi chở trẻ, hãy đảm bảo rằng xe máy của bạn đang ở trong tình trạng tốt. Kiểm tra phanh, đèn, còi, lốp xe và hệ thống giảm xóc để tránh những sự cố không đáng có trong quá trình di chuyển.

7. Không Lái Xe Với Tốc Độ Cao

Trẻ em dễ bị giật mình hoặc mất cân bằng khi xe di chuyển với tốc độ cao. Vì vậy, hãy luôn giữ tốc độ ổn định, tránh tăng tốc đột ngột hoặc phanh gấp. Lái xe nhẹ nhàng sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn hơn.

8. Giữ Trẻ Tỉnh Táo Và Không Để Trẻ Ngủ Khi Xe Đang Chạy

Việc trẻ ngủ gật trên xe máy có thể rất nguy hiểm vì trẻ dễ bị mất thăng bằng và ngã khỏi xe. Nếu trẻ buồn ngủ, hãy dừng xe để nghỉ ngơi trước khi tiếp tục hành trình.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/cong-dong-hieu-luat/chay-xe-may-cho-tre-em-tren-6-tuoi-ngoi-truoc-bi-csgt-phat-10-trieu-vi-sao