Chạy xe máy lên vỉa hè để nghe điện thoại, vào m:ua hàng có bị xử ph:ạt?👇👇👇👇

Chạy xe máy lên vỉa hè để nghe điện thoại, vào m:ua hàng có bị xử ph:ạt?👇👇👇👇
Chạy xe máy lên vỉa hè để nghe điện thoại, vào m:ua hàng có bị xử ph:ạt?👇👇👇👇

Ngày 08/01/2025 Tuổi trẻ online đưa tin “Chạy xe máy lên vỉa hè để nghe điện thoại, vào mua hàng có bị xử phạt?” với nội dung chính:

Hình ảnh người dân đi trên vỉa hè tại Hà Nội – Ảnh: HỒNG QUANG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại tá Nguyễn Quang Nhật – trưởng Phòng hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) – cho biết quy định hiện hành chỉ cho phép trường hợp chạy xe máy đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan…

Còn với các trường hợp điều khiển xe máy đi trên vỉa hè (biến vỉa hè thành đường) sẽ bị xử phạt theo quy định tại nghị định 168/2024.

Cụ thể, mức phạt hiện nay với hành vi tài xế xe máy đi trên vỉa hè là 4-6 triệu đồng.

Một số ý kiến đặt vấn đề: tài xế xe máy đang đi đường tấp xe vào vỉa hè để nghe điện thoại hoặc vào các cửa hàng mua đồ, làm một số công việc khác… có bị xử phạt không?

Ba chân kiềng hình thành văn hóa giao thông: Phạt ‘khủng’, hạ tầng tốt, tuyên truyền sâu

Trả lời nội dung này, đại tá Nguyễn Quang Nhật cho hay với các trường hợp trên, nếu tài xế leo xe máy lên, sau đó đỗ xe ở vỉa hè được phép đỗ thì hoàn toàn không bị xử phạt.

“Còn nếu tấp vào, leo lên vỉa hè rồi biến vỉa hè thành đường, chạy xe trên vỉa hè thì chắc chắn sẽ bị phạt”, đại tá Nhật nêu rõ.

Cũng theo nghị định 168 quy định phạt tiền 400.000-600.000 đồng đối với nhiều lỗi vi phạm như: dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông;

Bài viết liên quan  Tròn mắt trước khu vực sản xuất Bánh Cốm gia truyền Nguyên Ninh nổi tiếng nhất Hà Nội: Đồ nghề cá:;u b:;ẩn, nhà vệ sinh ngay bên cạnh, ai cũng phải r:;ùng m:;ình

Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường gây cản trở giao thông; tụ tập từ 3 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường, vỉa hè trái phép…

Dừng xe, đỗ xe trên điểm đón, trả khách, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;

Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi hành lang an toàn giao thông đường sắt…

Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ.

Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật…

Các trường hợp sẽ bị tịch thu phương tiện

Nghị định 168 cũng quy định tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm:

Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe.

Bài viết liên quan  Phát hiện 41 thi thể tại cơ sở tu tập Thái Lan

Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh.

Tái phạm hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng.

Bên cạnh đó, tịch thu phương tiện đối với chủ xe máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm: cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy); đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, tẩy xóa, đục sửa, đóng lại trái phép số khung, số động cơ (số máy) tham gia giao thông.

Tịch thu phương tiện đối với người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm đua xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, xe đạp trái phép trên đường giao thông.

Tịch thu phương tiện đối với hành vi điều khiển loại xe sản xuất, lắp ráp trái quy định tham gia giao thông. Theo đó, người thực hiện hành vi điều khiển, sử dụng xe không có chứng nhận đăng ký xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, không đúng số khung, số động cơ (số máy) của xe hoặc bị tẩy xóa mà không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ của phương tiện (không có giấy tờ, chứng nhận nguồn gốc xe, chứng nhận quyền sở hữu hợp pháp) thì bị tịch thu phương tiện.

Tăng mức xử phạt vi phạm giao thông để mọi người ‘đi đến nơi, về đến chốn’

Nghị định mới không phải để phạt được nhiều, mà mong muốn lớn nhất là giúp hạn chế các vi phạm giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông.

Ngày 10/01/2025 Vietnamnet đưa tin “Khi nào được đi xe máy lên vỉa hè mà không bị phạt 5 triệu đồng?” với nội dung:

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe có hiệu lực. Trong đó, mức phạt với hành vi điều khiển xe máy đi lên vỉa hè tăng cao so với Nghị định 100/2029.

Bài viết liên quan  Chủ động ứng phó với d:ịch b:ệnh do v:irus HMPV

Cụ thể, người điều khiển xe máy đi trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền 4 – 6 triệu đồng và trừ 2 điểm giấy phép lái xe.

Bạn Nguyễn Minh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ băn khoăn, trong trường hợp đi vào nhà, cơ quan, hàng quán… buộc phải đi xe máy lên vỉa hè thì có bị xử phạt không?

Tại Nghị định 168/2024 quy định rõ, trường hợp điều khiển xe đi qua vỉa hè để vào nhà, cơ quan thì không bị phạt. Ví dụ, người tham gia giao thông muốn vào cửa hàng, cơ quan, nhà ở… thì có thể qua vỉa hè. Còn điều khiển xe máy đi dọc vỉa hè như “đường đi” thì sẽ bị xử phạt.

Tương tự với mức phạt trên, người điều khiển mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy có hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển “cấm đi ngược chiều” và điều khiển xe đi vào đường cao tốc, cũng sẽ bị phạt từ 4 – 6 triệu đồng.

Một hành vi khác bị phạt nghiêm là sử dụng ô, thiết bị âm thanh khi điều khiển xe máy. Cụ thể, người lái xe mô tô hai bánh, mô tô ba bánh, xe gắn máy mà sử dụng ô, thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính) khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, bị xử phạt hành chính từ 800.000 – 1.000.000 đồng. Ngoài bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe.