Công ty Long Hưng có vô can vụ lao động đi Nga trốn về?

Công ty Long Hưng có vô can vụ lao động đi Nga trốn về?
Công ty Long Hưng có vô can vụ lao động đi Nga trốn về?

Điện Biên – Liên quan vụ hàng chục công nhân xuất khẩu lao động sang Nga bỏ về nước, Công ty Long Hưng vừa có văn bản khẳng định “không liên quan”.

Công ty Long Hưng có vô can?

Sau khi Lao Động đăng bài phản ánh “Vỡ mộng xuất khẩu lao động, hàng chục công nhân bỏ về nước“, mới đây, Công ty Cổ phần Quốc tế Long Hưng (Công ty Long Hưng) đã có văn bản số 11/2024 gửi các cấp chức năng và Báo Lao Động khẳng định, nhân vật chính của vụ việc – bà Triệu Thị Hằng – không phải người của công ty. Do đó, việc bà Hằng lấy danh nghĩa công ty để đến Điện Biên tuyển dụng là hành vi “lừa đảo, vi phạm pháp luật”.

Bên cạnh đó, Công ty Long Hưng viện dẫn lý do từ tháng 11.2023, công ty làm hồ sơ đổi giấy phép mới nên từ đó đến tháng 6.2024, công ty dừng mọi hoạt động tuyển dụng lao động.

“Chúng tôi cũng khẳng định chưa tuyển dụng được bất cứ lao động nào trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong suốt thời gian qua”, công văn nêu.

Tuy vậy, cũng trong văn bản số 11/2024, Công ty Long Hưng thừa nhận tháng 6.2023 đã ban hành văn bản số 81 giới thiệu bà Triệu Thị Hằng và 2 cán bộ khác là các ông Bạch Văn Định, Trương Văn Cương đến thị trường Điện Biên để tuyển dụng lao động đi các nước như Nga, Romania, Hàn Quốc, Singapore…

Bài viết liên quan  Làng cổ trăm tuổi ở cao nguyên đá Hà Giang trước nguy cơ xóa sổ

Lý do để Công ty Long Hưng thoái thác hoàn toàn sự liên đới là khi cấp phép, Sở LĐTBXH Điện Biên chỉ chấp thuận hồ sơ của các ông Định, Cương, còn Hằng thì không.

Bởi sau khi tra soát, Sở LĐTBXH Điện Biên phát hiện bà Hằng khi đó đồng thời là cán bộ của Công ty Vinaco – cũng đang có các hoạt động tuyển dụng trên địa bàn tỉnh.

PV Báo Lao Động trao đổi thông tin với các công nhân đi xuất khẩu lao động tại Nga đã bỏ về nước. Ảnh: Quang Đạt

Cần làm rõ vai trò của ông Trương Văn Cương

Theo tìm hiểu của Lao Động, tháng 3.2023, bà Triệu Thị Hằng đã đến địa bàn huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên để tuyên truyền, tuyển dụng lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn với tư cách là cán bộ của Công ty Cổ phần Hợp tác nhân lực quốc tế Vinaco.

Tháng 5.2023 khi làm việc tại xã Sín Chải, bà Hằng giới thiệu thị trường lao động Nga với công việc là làm may, chế biến thực phẩm, cơ khí, xây dựng… Đã có nhiều lao động đến gặp bà Hằng để đăng ký đi xuất khẩu lao động tại Nga.

Tuy nhiên tại thời điểm đó, Phòng LĐTBXH huyện Tủa Chùa xác định Công ty Vinaco không có giấy phép tuyển lao động cho thị trường Nga nên đã yêu cầu dừng tuyển dụng.

Chỉ ít ngày sau, bà Hằng lại xuất hiện và tiếp tục tuyển dụng người đi Nga nhưng với tư cách là cán bộ tuyển dụng của Công ty Long Hưng kèm văn bản số 81 như đã đề cập ở trên.

Bài viết liên quan  Bắttạitrận3gáimạidâmđangphụcvụquýông,hélộchândung’túbà’điềuhành
Bà Triệu Thị Hằng có tên trong danh sách giới thiệu cán bộ tuyển dụng của cả Công ty Long Hưng và Công ty Vinaco. Ảnh: Văn Thành Chương.

Trao đổi với PV Lao Động, các nhân chứng khẳng định trong hành trình tuyển dụng người đi Nga, ngoài bà Triệu Thị Hằng còn có ông Trương Văn Cương.

Tại thị chấn Tủa Chùa, bà Hằng cùng ông Cương thậm chí còn tổ chức các lớp tập huấn cho lao động tiếp cận máy may công nghiệp trước khi xuất khẩu sang Nga.

Đến giữa tháng 10.2023, đã có 19 lao động đủ điều kiện và được xuất cảnh sang Nga thành 2 đợt. Sau khi 19 công nhân được đưa xuống Hà Nội để hoàn thiện thủ tục xuất cảnh theo hướng dẫn của bà Hằng thì họ đã được đưa sang Nga và chia thành 4 đợt (không phải 2 đợt như dự kiến).

Sau đó, với nhiều lý do khác nhau, bà Triệu thị Hằng đã không nộp lại hồ sơ của 19 lao động cho Phòng LĐTBXH huyện Tủa Chùa. Đến đầu tháng 4.2024, Phòng LĐTBXH nhận được phản ánh của nhiều công nhân đang làm việc tại Nga về điều kiện lao động khác xa so với cam kết của đơn vị tuyển dụng và có 16 người đã phải bỏ trốn về nước.

Sau vụ việc này, Sở LĐTBXH tỉnh Điện Biên cũng khẳng định, đơn vị tuyển dụng (Công ty Long Hưng) không có giấy phép đưa lao động đi may tại Nga, không có thỏa thuận cung ứng lao động. Cùng với đó, 19 người đi xuất khẩu lao động tại Nga cũng không nằm trong danh sách của Cục Quản lý lao động ngoài nước.

Bài viết liên quan  Nghi ngờ bố ngoại tình ở tuổi 70, chị em tôi rình theo đến tận nhà nghỉ. Khi cánh cửa phòng bật mở thì chao ôi trước mặt tôi là…

Trước đó, Báo Lao Động đã có loạt bài phản ánh, mặc dù đi xuất khẩu lao động theo “đường chính ngạch” nhưng hàng chục công nhân tại huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên sau khi sang Nga làm việc đã phải bỏ về nước do bên sử dụng lao động không thực hiện đúng cam kết của nhà tuyển dụng.

Theo cam kết của đơn vị tuyển dụng, chế độ làm việc của công nhân tại Nga là 8-10 giờ/ngày (bao gồm cả thời gian tăng ca). Ngoài ra, một tháng được nghỉ từ 3-4 ngày; được bao ăn, bao ở, được đi chợ và đi ra ngoài. Tiền lương, đối với lao động chưa có tay nghề 3 tháng đầu mỗi tháng được hưởng từ 12-13 triệu đồng, các tháng tiếp theo từ 23-35 triệu đồng.

Để có tiền đi xuất khẩu lao động, nhiều gia đình đã phải bán hết tài sản và vay mượn với chi phí mỗi người lên tới khoảng 50 triệu đồng, trong đó phải đặt cọc trước 15 triệu đồng, số tiền còn lại sẽ được trừ dần sau khi sang Nga làm việc.

Tuy nhiên, khi sang Nga, thực tế công việc, tiền lương và chế độ nghỉ ngơi lại hoàn toàn không như cam kết. Thời gian làm việc kéo dài đến 16 giờ/ngày; tiền ăn, tiền ở cũng bị trừ khoảng 4 triệu đồng/người/tháng. Điều này trái ngược hoàn toàn với những gì đại diện đơn vị tuyển dụng đã cam kết trước đó.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/ban-doc/cong-ty-long-hung-co-vo-can-vu-lao-dong-di-nga-tron-ve-1422264.ldo