Đi tìm giải pháp dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hoàn thiện phát triển trí não cho trẻ sinh mổ

Đi tìm giải pháp dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hoàn thiện phát triển trí não cho trẻ sinh mổ
Đi tìm giải pháp dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch và hoàn thiện phát triển trí não cho trẻ sinh mổ

Tỷ lệ mổ lấy thai đang gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới cũng như tại Việt Nam và tăng theo tỉ lệ thuận với sự phát triển của xã hội và khoa học công nghệ. Điều này đặt ra tầm quan trọng phải có những giải pháp dinh dưỡng đặc thù, phù hợp tạo bệ phóng cho trẻ sinh mổ tăng cường đề kháng và phát triển trí não.

Chuỗi sự kiện quốc tế bàn về can thiệp dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ

Mới đây, Hội Nhi khoa Việt Nam và Hội Phụ sản Việt Nam đã phối hợp cùng Mead Johnson Nutrition Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên gia với chủ đề “Can thiệp dinh dưỡng nhằm hạn chế ảnh hưởng của sinh mổ lên sức khỏe của trẻ” tại TP.HCM. Buổi hội thảo quy tụ 20 chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, sơ sinh, tiêu hoá và dinh dưỡng cùng chia sẻ kinh nghiệm và thảo luận về các hậu quả liên quan đến trẻ sinh mổ và các giải pháp dinh dưỡng trong giai đoạn đầu đời giúp cải thiện sức khỏe ngắn hạn cũng như lâu dài của trẻ. 

Hội thảo chuyên gia “Can thiệp dinh dưỡng nhằm hạn chế ảnh hưởng của sinh mổ lên sức khỏe của trẻ” được tổ chức tại TP.HCM với 20 chuyên gia đầu ngành về sản khoa, nhi khoa, sơ sinh, tiêu hoá và dinh dưỡng.

Hội nghị chuyên gia đã thảo luận và làm rõ nguy cơ ngắn hạn và lâu dài của việc sinh mổ, cơ hội tăng miễn dịch và trí não cho trẻ sinh mổ; đồng thời nhấn mạnh vai trò sớm của các chuyên gia Nhi khoa và Sản phụ khoa hàng đầu trong việc can thiệp dinh dưỡng cho trẻ sinh mổ. Hội nghị cũng đạt được  đồng thuận giữa Hội Nhi khoa Việt Nam và Hội Phụ sản Việt Nam về chiến lược can thiệp dinh dưỡng nhằm hạn chế ảnh hưởng của sinh mổ lên sức khỏe của trẻ, hỗ trợ trẻ cả khả năng miễn dịch và phát triển trí não.  Bổ sung các dưỡng chất cần thiết như MFGM, DHA, 2’-FL, PGX/GOS, Lactoferrin có thể làm giảm tác động của sinh mổ đối với hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch và phát triển não bộ lâu dài, đặc biệt giai đoạn đầu đời.

Tiếp nối chuỗi hoạt động mang tầm quốc tế, Hội Nữ Hộ Sinh Việt Nam đã phối hợp cùng Mead Johnson Nutrition Việt Nam tổ chức Hội thảo “2024 ASEAN Regional Nurse Nutrition and Brain Academy” tại Đà Nẵng. Tại Hội thảo này, các nhân viên y tế đã tiếp cận giải pháp hoàn thiện dinh dưỡng theo nhu cầu để cho bé sự khởi đầu toàn diện, đặc biệt là hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ sinh mổ thông qua dinh dưỡng.

 

Hội thảo “2024 ASEAN Regional Nurse Nutrition and Brain Academy” tại Đà Nẵng quy tụ 100 điều dưỡng hàng đầu tham dự.

Bài viết liên quan  Đề xuất hỗ trợ học phí, tiền sinh hoạt cho sinh viên y dược

Nguy cơ sức khoẻ miễn dịch và phát triển trí não ở trẻ từ tác động của sinh mổ

Theo BS. CKII. Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản Phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, do tác động lên hệ vi sinh đường ruột, mổ lấy thai là yếu tố nguy cơ bệnh tật trong giai đoạn sơ sinh và những năm tiếp theo của trẻ.

Hệ vi sinh đường ruột được hình thành ngay sau khi sinh và có nhiều vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt đối với trẻ sơ sinh. Trong đó, trẻ sinh mổ thường dễ bị loạn khuẩngây nhiều tác hại đến sức khỏe của trẻ.

Về ngắn hạn, các vi khuẩn có hại có thể gây nhiễm trùng, viêm ruột hoại tử ở trẻ. Trẻ sinh mổ có tỷ lệ nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng hô hấp, và nhập viện trong giai đoạn đầu đời cao hơn trẻ sinh thường. Trẻ sinh mổ có nguy cơ dị ứng cao hơn.

Về dài hạn, quá trình trưởng thành không hoàn thiện của hệ vi sinh đường ruột có thể gây rối loạn trục ruột – não, phổi, da. Do đó, mổ lấy thai làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến chuyển hóa.

Không những thế, mổ lấy thai còn ảnh hưởng đến quá trình phát triển não bộ của trẻ, thông qua việc làm chậm quá trình myelin hóa, giảm tính toàn vẹn trong vi cấu trúc chất trắng, giảm dẫn truyền kết nối thần kinh giai đoạn thơ ấu sớm, từ đó làm thay đổi nhận thức và hành vi của trẻ. .

Trẻ sinh mổ có nguy cơ cao bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột, dẫn đến nhiều bệnh tật trong giai đoạn sơ sinh và những năm tiếp theo. Với tỷ lệ mổ lấy thai ngày càng tăng cao, các giải pháp hỗ trợ nhằm cải thiện các bất lợi mà trẻ sinh mổ phải đối diện là rất cần thiết”, BS Nguyễn Bá Mỹ Nhi nhấn mạnh.

PGS.TS.BS. Nguyễn Anh Tuấn – Trưởng khoa Nội tổng quát 2, Bệnh viện Nhi Đồng, TP.HCM, Phó Trưởng Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM; Tổng thư ký Chi hội Tiêu hóa Gan mật và Dinh dưỡng Nhi khoa Việt Nam làm rõ hơn về mối liên hệ không thể tách rời của Trục Ruột – Miễn dịch – Não.

Đường ruột là cơ quan miễn dịch lớn nhất của cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột và hệ miễn dịch ở ruột tương tác chặt chẽ và liên tục với nhau để chống lại các dị nguyên hoặc các tác nhân gây hại.

Không những thế, ruột và não có tương tác qua lại chặt chẽ với nhau nhờ các chất dẫn truyền thần kinh và các chất hóa học trong hệ tuần hoàn. Trẻ sinh mổ tiếp xúc đầu tiên với vi sinh vật từ môi trường bệnh viện và nhân viên y tế, nên nhận các hại khuẩnDẫn đến loạn khuẩn ruột (dysbiosis) gây nhiều hậu quả, cả ngắn hạn và dài hạnTuy nhiên, can thiệp phù hợp sẽ giúp giảm thiểu sự khác biệt này.

Bài viết liên quan  4 con giáp cùng xuất hiện trong một gia đình thì gia đình đó cực kì may mắn và giàu có

Cần có chiến lược can thiệp dinh dưỡng hiệu quả ngay từ sớm

Từ những ý kiến trên có thể thấy, trẻ sinh mổ thường bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tăng hại khuẩn và giảm lợi khuẩn, dẫn đến một loạt bệnh lý thông qua các rối loạn trục ruột – miễn dịch – não. Vì vậy, trẻ sinh mổ cần được bổ sung các dưỡng chất cần thiết trong giai đoạn đầu đời để giảm tác động tiêu cực của mổ lấy thai trên hệ vi sinh đường ruột, từ đó cải thiện sức khỏe lâu dài. 

Vì vậy, theo TS.BS. Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương, các can thiệp dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu đời bằng cách nuôi con bằng sữa mẹ hoặcsữa công thức có bổ sung dưỡng chất đặc biệt có thể hỗ trợ phục hồi hệ vi sinh đường ruột cho trẻ sinh mổ.

TS.BS. Lưu Thị Mỹ Thục – Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Nhi Trung ương.

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tối ưu giúp định hình và phát triển hệ vi sinh đường ruột có lợi cho trẻ, nhờ chứa các chất dinh dưỡng (đa lượng và vi lượng) và nhiều chất khác có tính năng hoạt tính sinh học quan trọng (như probiotics, prebiotics, lactoferrin, cytokines (TGF-β), kháng thể (sIgA), lysozyme và MFGM). 

Các áp lực trong quá trình sinh mổ có thể ảnh hưởng đến việc tiết sữa của mẹ, trong các trường hợp không có sữa mẹ, hỗ trợ sữa công thức có thành phần gần giống sữa mẹ là một giải pháp giúp phục hồi hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ trục ruột – miễn dịch – não.

Cụ thể, các prebiotic 2’-FL, PDX/GOS giúp hỗ trợ phát triển lợi khuẩn không chỉ Bifidobacterial mà còn Lactobacilli tương tự trẻ bú mẹ, giúp làm giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm đáp ứng viêm, điều hòa miễn dịch, giảm tỉ lệ dùng thuốc kháng sinh. Các Protein liên kết MFGM (màng cầu chất béo) và DHA giúp cung cấp chất trung gian điều hoà miễn dịch cũng như kích hoạt, điều chỉnh đáp ứng miễn dịch, từ đó giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh về viêm đường hô hấp  tiêu hóa thường gặp, giảm số ngày sốt và nguy cơ sử dụng thuốc hạ sốt. Bổ sung dinh dưỡng có hàm lượng cao MFGM và DHA giúp trẻ đạt các cột mốc phát triển trí não sớm hơn 1-2 tháng và lâu dài đến 5,5 tuổi.

Bổ sung hệ dưỡng chất cần thiết MFGM, DHA, 2’FL HMO, PDX/GOS có thể giúp giảm tác động của việc sinh mổ đến sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, cải thiện sức khỏe cả miễn dịch, trí não ngắn hạn  lâu dài cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn đầu đời.

Bài viết liên quan  Người đàn ông nuốt con gà còn sống: Người tử vong, gà vẫn sống sót

Theo các chuyên gia, các can thiệp dinh dưỡng nhằm khắc phục tác hại của mổ lấy thai đối với hệ vi sinh đường ruột giai đoạn đầu đời được coi là chiến lược hiệu quả để cân bằng và phục hồi các loạn khuẩn ruột ở trẻ sinh mổ không được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ.

BS Nguyễn Thị Thu Loan giới thiệu giải pháp dinh dưỡng Enfamil C-Sec thiết kế phù hợp cho cả trẻ sinh mổ với hệ dưỡng chất C-Biome (MFGM, DHA, 2’FL HMO, PDX/GOS) được chứng minh lâm sàng giúp giảm tác động của việc sinh mổ đến sự thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hoàn thiện phát triển trí não ngắn hạn  lâu dài cho trẻ, đặc biệt là giai đoạn đầu đời.

Trẻ sinh mổ: Những điều cần biết

Theo các con số thống kê khác nhau, trên toàn cầu, tỷ lệ mổ lấy thai đã tăng gấp 3 trong 25 năm gần đây, từ 6,1% (1990) lên 19,1% (2014) và được dự đoán tiếp tục tăng trên quy mô toàn cầu đến 2030.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định tỷ lệ tăng này không hẳn là bình thường, vì tuy tỷ lệ mổ lấy thai cao, sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh không được cải thiện đáng kể.

Tại Việt Nam, tỷ lệ mổ lấy thai cũng gia tăng, nhất là ở các thành phố đông dân cư. Tỷ lệ mổ lấy thai cao ở cả bệnh viện công lập và ngoài công lập, bệnh viện tuyến quận/huyện và trung ương, và cao hơn ở người mẹ đã mổ lấy thai lần trước.

Theo những chuyên gia đầu ngành, thực tế chứng minh, so với sinh thường, mổ lấy thai có những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bà mẹ cũng như sự phát triển về thể chất lẫn trí não của trẻ sinh mổ. Tuy nhiên, xã hội, gia đình và bản thân những người mẹ cần nhìn nhận thực tế và tìm các biện pháp can thiệp hiệu quả để giảm tác hại cho trẻ sinh mổ bên cạnh việc cần có các giải pháp để giảm các trường hợp lạm dụng chỉ định mổ lấy thai khi không cần thiết.

Đáng lưu ý, mổ lấy thai làm tăng nguy cơ bệnh tật cả ngắn hạn và dài hạn. Ở người mẹ, mổ lấy thai có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, huyết khối và biến chứng cho thai kỳ sau. Ở con, mổ lấy thai làm tăng nguy cơ suy hô hấp sơ sinh, hạn chế về chậm quá trình myelin hóa (quá trình chất béo bao bọc dần xung quanh dây thần kinh), ảnh hưởng trí não, nhận thức và nguy cơ mắc các bệnh mạn tính về sau.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/mang-thai-ba-bau/di-tim-giai-phap-dinh-duong-giup-tang-cuong-he-mien-dich-va-hoan-thien-phat-trien-tri-nao-cho-tre-sinh-mo