Giá vàng chiều hôm nay (12-11): Tiếp đà giảm mạnh

Giá vàng chiều hôm nay (12-11): Tiếp đà giảm mạnh
Giá vàng chiều hôm nay (12-11): Tiếp đà giảm mạnh

Giá vàng chiều hôm nay (12-11): Tiếp đà giảm mạnh

Theo cập nhật lúc 13 giờ 45 phút ngày 12-11, giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh, đặc biệt vàng PNJ giảm sâu đến 2,1 triệu đồng/lượng.

                

Chiều ngày 12/11/2024, giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo xu hướng của thị trường thế giới. Cụ thể, giá vàng miếng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 80,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 84,1 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 1,3 triệu đồng/lượng so với chốt phiên trước đó.

Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI cũng điều chỉnh giá vàng miếng SJC xuống còn 80,6 triệu đồng/lượng (mua vào) và 84,1 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 1,3 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều.

Giá vàng nhẫn tròn trơn của Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 83,08 triệu đồng/lượng (mua vào) và 84,93 triệu đồng/lượng (bán ra), giảm 240.000 đồng ở chiều mua và 190.000 đồng ở chiều bán so với phiên trước.

Giá vàng được cập nhất mới nhất.

Vàng SJC

Tại Hà Nội và Đà Nẵng, vàng SJC được niêm yết với giá 80,8 triệu đồng/lượng mua vào và 84,3 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 1,1 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều. Đây là mức điều chỉnh đáng chú ý, phản ánh sự sụt giảm đồng loạt trên toàn thị trường.

Vàng Phú Quý SJC

Vàng Phú Quý SJC giao dịch ở mức giá 80,8 triệu đồng/lượng mua vào và 84,1 triệu đồng/lượng bán ra, ghi nhận mức giảm 1,3 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều so với ngày hôm trước.

Vàng DOJI

Tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, vàng DOJI được niêm yết ở mức 80,8 triệu đồng/lượng mua vào và 84,3 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 1,1 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua và bán.

Bảo Tín Minh Châu

Tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, giá vàng miếng SJC giảm mạnh, giao dịch ở mức 80,8 triệu đồng/lượng mua vào và 84,1 triệu đồng/lượng bán ra, giảm 1,3 triệu đồng/lượng ở cả hai chiều. Đối với vàng nhẫn tròn trơn, giá niêm yết là 81,23 triệu đồng/lượng mua vào (giảm 1,85 triệu đồng/lượng) và 83,38 triệu đồng/lượng bán ra (giảm 1,55 triệu đồng/lượng).

Vàng PNJ

Tại cả Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, giá vàng PNJ cũng chứng kiến mức giảm mạnh. Cụ thể, giá mua vào giảm 1,9 triệu đồng/lượng xuống còn 81,2 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra giảm 2,1 triệu đồng/lượng xuống còn 82,8 triệu đồng/lượng.

Sự giảm giá này chủ yếu do ảnh hưởng từ thị trường vàng thế giới, khi giá vàng quốc tế giảm mạnh về ngưỡng 2.600 USD/ounce.

Chuyên gia dự báo: Giá vàng sẽ tăng nhẹ trước khi quay đầu giảm và rơi vào giai đoạn \’ngủ đông

Cuối năm 2024, bước sang năm 2025, diễn biến của các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán và bất động sản sẽ có sự dịch chuyển đáng kể.

Bài viết liên quan  Mách cách trồng Chanh trong chậu c:ực dễ cho cây sai trĩu quả, mọi nhà hái mỏi tay

Ngày 11/11/2024, báo An ninh tiền tệ đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Chuyên gia dự báo: Giá vàng sẽ tăng nhẹ trước khi quay đầu giảm và rơi vào giai đoạn \’ngủ đông\’”. Nội dung cụ thể như sau:

Đưa ra đánh giá về diễn biến của các kênh đầu tư trong giai đoạn tới, ông Ngô Thành Huấn, CEO Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư và Quản lý gia sản FIDT cho biết, sẽ có nhiều thay đổi lớn về sự hấp dẫn và tăng trưởng của vàng, chứng khoán và bất động sản.

Hiện, giá vàng nhẫn tiệm cận giá vàng SJC. Giá của cả 2 loại vàng này sẽ kết thúc trong năm ở mức 85 triệu đồng/lượng. Dự báo này đã được ông Huấn và các chuyên gia FIDT từng đưa ra từ thời điểm đầu năm 2024.

Biến động giá vàng SJC trong vòng 6 tháng qua.

Tiếp tục đưa ra nhận định về giá vàng trong tương lai, ông Huấn ước tính con số tăng của vàng chỉ dao động ở mức 5-10% trong nửa đầu năm 2025. Vị này lý giải, giá vàng sẽ không giảm ở thời điểm này do biến động địa chính trị trên thế giới vẫn đang tiềm ẩn rủi ro. Nền kinh tế toàn cầu trong trạng thái dần phục hồi, chứ chưa ngóc đầu lên. Thế nên vàng vẫn là kênh đầu tư ưa chuộng và được ủng hộ. Mặt khác, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vẫn còn lộ trình hạ lãi suất. Giá vàng và diễn biến của đồng đô sẽ trái ngược nhau. Theo dự báo, FED còn nhiều lần hạ lãi suất trong năm 2025 thì đồng nghĩa vàng sẽ có biên độ tăng trưởng nhẹ.

“Tuy nhiên, đến nửa cuối năm 2025, giá vàng sẽ quay đầu giảm nhẹ và đi ngang. Khi nền kinh tế phục hồi, tăng trưởng trở lại, giá vàng sẽ bắt đầu giai đoạn “ngủ đông”. Kịch bản này sẽ lặp lại như thời điểm trước…”, ông Huấn nhận định.

              Ảnh minh họa.

Đối với kênh đầu tư chứng khoán, kịch bản “side way” vẫn tiếp diễn trong năm 2025 do nền kinh tế đang hồi phục. Chứng khoán chưa thể cất cánh mạnh mẽ. Từ nay đến năm 2027, tỷ trọng dành cho kênh đầu tư này với chiến lược thận trọng cần được đưa ra.

Cũng theo ông Huấn, giai đoạn đẹp nhất của chị trường chứng khoán đã qua. Đó là thời điểm năm 2022, đầu năm 2023. “Như tôi từng nói vui rằng: Đây là giai đoạn nhắm mắt mua cổ phiếu đã có lời. Còn hiện tại, người đầu tư phải cẩn trọng, nghiên cứu và chậm lại. Chiến lược vẫn là mua rải. Còn nếu nhà đầu tư không chuyên muốn tích sản nên đầu tư trên thị trường…”

Bài viết liên quan  Hà Nội giải quyết chính sách cho 831 cán bộ dôi dư

Vị này còn cho rằng, với bất động sản, nhà đầu tư cần chờ một nhịp quan trọng, khi các phân khúc có nhu cầu dân sinh cao như nhà phố, căn hộ chung cư bắt đầu tăng trưởng trở lại. Tại Hà Nội và TP.HCM, bất động sản dân sinh tăng giá mạnh. Mặc dù thanh khoản chưa lớn nhưng giá không có dấu hiệu giảm. Điều này thể hiện sự ấm lại của thị trường địa ốc.

Ông Huấn lý giải thêm, giá bất động sản không thể giảm do nền kinh tế dần phục hồi, lãi suất thấp. Nhưng người mua khó xuống tiền vì thực tế giá đang cao cộng với lo ngại tín hiệu không tích cực của nền kinh tế. Thị trường đang diễn ra tâm lý trái chiều: Người mua không chấp nhận mua với giá cao vô lý và người bán không muốn giảm giá.

Theo dự báo của ông Huấn, 2 năm tới, thị trường bất động sản mới ấm trên diện rộng. Hiện, thị trường mới sốt cục bộ. Cơn sốt này sẽ lan dần từ vùng trung tâm như Hà Nội, TPHCM tại các phân khúc dân sinh như căn hộ sang các huyện vùng ven tập trung vào nhà đất riêng lẻ. Sự hồi phục của thị trường địa ốc sẽ đi kèm với sự tăng trưởng của nền kinh tế.

Về thời điểm rót tiền cho bất động sản, ông Huấn khuyến nghị người mua xuống tiền từ năm 2025 nhưng tránh khu vực và sản phẩm đã tăng giá quá cao. Những sản phẩm tại khu vực đã tăng giá 20-30% tính từ năm 2023 đến nay thì nên cân nhắc kỹ lưỡng.

Tiếp đó, báo Người Lao động đã đăng tải bài viết với tiêu đề: “Sẽ thiết kế chính sách hạn chế nắm giữ vàng”. Nội dung cụ thể như sau:

Quan tâm đến vấn đề này, đại biểu (ĐB) Lưu Văn Đức (đoàn Đắk Lắk) hỏi về việc thực hiện các giải pháp bình ổn thị trường vàng theo chỉ đạo của Chính phủ thời gian qua. Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết để thực hiện thu hẹp nhanh khoảng cách giữa giá vàng trong nước và quốc tế, NHNN đã chuyển sang bán trực tiếp qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty SJC. Nhờ vậy, chênh lệch giá vàng của trong nước và quốc tế đang ở 15-18 triệu đồng/lượng, giờ chỉ còn 3-4 triệu đồng.

Nêu câu hỏi ngay sau đó, ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho biết ngân hàng chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC, vậy khi người dân cần tiền có nhu cầu bán vàng thì bán ở đâu? ĐB Hòa cũng đề nghị làm rõ vì sao chỉ Hà Nội và TP HCM áp dụng chính sách bán vàng miếng tại ngân hàng mà không thực hiện trên cả nước.

Bài viết liên quan  Dự án xây dựng đường hầm qua sân bay lớn thứ tư Việt Nam có chuyển động mới

Về vấn đề này, Thống đốc nói NHNN độc quyền sản xuất vàng miếng, với bối cảnh hiện nay, chưa đặt vấn đề mua lại. Các ngân hàng thương mại nhà nước trong giai đoạn này chủ yếu thực hiện giải pháp tăng cung vàng. “Việc doanh nghiệp không mua vàng của cá nhân có thể vì một vài lý do như cân đối tiền”.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Ảnh: HỒ LONG

Dùng quyền tranh luận, ĐB Phạm Văn Hòa đánh giá việc ngân hàng bán vàng miếng mà không mua lại là “vấn đề hệ trọng”. Trên thị trường, theo ông Hòa, doanh nghiệp cũng không mua dẫn đến người dân phải bán ở “chợ đen”. Trả lời ĐB, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết tổ chức tín dụng thực hiện mua bán vàng theo chỉ đạo của NHNN để bình ổn thị trường. Tuy nhiên, vàng không như ngoại tệ, để kiểm định chất lượng, hàm lượng vàng rất phức tạp. 22 tổ chức tín dụng và 16 doanh nghiệp vẫn có chi nhánh mua bán và địa điểm giao dịch. Việc doanh nghiệp không mua vàng của người dân có thể do biến động của thị trường vàng lên – xuống, nên đề phòng rủi ro.

Về câu hỏi thành lập sàn vàng, Thống đốc nhấn mạnh việc thành lập sàn cũng sẽ có một số điểm tích cực như các giao dịch sẽ được minh bạch, nhu cầu mua bán của người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn. Nhưng đi kèm với đó, để thành lập được sàn vàng đòi hỏi sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và Việt Nam không phải quốc gia sản xuất vàng, nên phải phụ thuộc vào nhập khẩu. Vì vậy, NHNN sẽ phối hợp với các bộ, ngành đánh giá kỹ lưỡng các tác động, tham mưu đề xuất với Chính phủ ở một thời điểm phù hợp.

ĐB Trần Thị Hồng Thanh (đoàn Ninh Bình) chất vấn về giải pháp để vàng trở thành nguồn lực của nền kinh tế? Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh người dân khi đầu tư vào vàng, tài sản sẽ “nằm chết” ở đó. Bởi khi nắm giữ vàng, có thể giá trị vàng rất lớn, cũng đồng nghĩa với việc số tiền đó người dân không sử dụng được. Nhưng nếu chuyển hóa tài sản này ra Việt Nam đồng, lúc đó sẽ có cơ hội kinh doanh, đầu tư vào lĩnh vực khác, như gửi tiền vào ngân hàng, để ngân hàng dùng tiền đó cho vay sản xuất – kinh doanh, hay đầu tư vào cổ phần, cổ phiếu, thị trường chứng khoán phục vụ sản xuất – kinh doanh. Thống đốc NHNN cho biết đang đánh giá, tổng kết Nghị định 24 của Chính phủ, thiết kế chính sách để hạn chế nắm giữ vàng.