Giá vàng hôm nay 10/12/2024: Thế giới tăng dựng đứng, vàng nhẫn bật theo

Giá vàng hôm nay 10/12/2024: Thế giới tăng dựng đứng, vàng nhẫn bật theo
Giá vàng hôm nay 10/12/2024: Thế giới tăng dựng đứng, vàng nhẫn bật theo

Giá vàng hôm nay 10/12/2024 trên thị trường quốc tế tăng dựng đứng trước bối cảnh bất ổn chính trị tại Trung Đông. Vàng nhẫn trong nước bắt đầu tăng mạnh trở lại với nửa triệu đồng/lượng.

Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 9/12, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.666,1 USD/ounce, tăng 1,25% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2025 trên sàn Comex New York giao dịch ở mức 2.679,3 USD/ounce.

Đầu phiên giao dịch ngày 9/12 (theo giờ Mỹ), giá vàng thế giới tăng dựng đứng sau khi chính quyền của Tổng thống Bashar Al-Assad ở Syria bị sụp đổ, khiến thế giới phải cảnh giác trước nhiều bất ổn chính trị tại Trung Đông. Điều đó thúc đẩy một số nhà đầu tư tăng cường mua vàng nhằm tìm nơi trú ẩn an toàn cho tài sản của mình.

Rich Checkan, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Asset Strategies International cho biết, trong thời gian vừa qua những dữ liệu kinh tế được công bố đang ủng hộ khả năng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và điều này có lợi cho vàng. Ông dự báo, giá sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới.

Bất ổn chính trị tại Trung Đông giúp vàng tăng mạnh trở lại. Ảnh: HH

Theo công cụ khảo sát Fedwatch tool của CME Group, giới đầu tư dự đoán xác suất Fed cắt giảm lãi suất trong tháng 12 tăng lên 87,1% và 12,9% khả năng giữ nguyên lãi suất như thời điểm hiện tại.

Mark Leibovit, chuyên gia của VR Metals/Resource Letter cũng có quan điểm cho rằng, vàng sẽ tăng trong những ngày tới. Tuy nhiên, ông cho rằng, về ngắn hạn vàng có thể sẽ giảm trước khi tăng trở lại.

Kevin Grady, Chủ tịch của Phoenix Futures and Options đánh giá, thị trường vàng đang rất mong manh trước thời điểm Mỹ công bố lạm phát mới nhất trong tuần này và sau đó là lễ nhậm chức của ông Donald Trump.

Grady cho biết thêm, vàng sẽ chịu tác động không đáng kể nếu Fed cắt giảm lãi suất lần thứ 3 vào tháng này. Ông cho rằng, vàng chỉ tăng nhẹ rồi sẽ đi ngang.

Tại thị trường trong nước, chốt phiên ngày 9/12, giá vàng miếng 9999 tại SJC là 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85,2 triệu đồng/lượng (bán ra). Doji niêm yết ở mức 82,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và 85,2 triệu đồng/lượng (bán ra).

Bài viết liên quan  Giá vàng sáng hôm nay (3-1-2025)

SJC công bố giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 82,7-84,2 triệu đồng/lượng (mua – bán).

Doji niêm yết giá vàng nhẫn tròn trơn 9999 ở mức 83,5-84,5 triệu đồng/lượng (mua – bán); tăng tới nửa triệu mỗi lượng so với đóng phiên hôm trước.

Dự báo giá vàng

Chủ tịch của Phoenix Futures and Options vẫn duy trì sự lạc quan về vàng trong năm 2025, với dự báo kim loại quý này sẽ chạm mốc 3.000 USD/ounce.

Theo Daniel Pavilonis, nhà môi giới hàng hóa cấp cao của RJO Futures, chỉ số giá sản xuất lẫn chỉ số giá tiêu dùng tới đây của Mỹ sẽ không có nhiều bất ngờ và sẽ không ảnh hưởng đến quyết định cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản của Fed tại cuộc họp sắp tới.

Jim Wyckoff, chuyên gia phân tích cấp cao của Kitco dự báo rằng, vàng sẽ tăng mạnh vào đầu năm 2025. Hiện vàng trong giai đoạn củng cố, chỉ cần một chất xúc tác quan trọng nào đó sẽ giúp giá vàng phục hồi.

Trung Quốc tăng mua vàng trở lại

Theo số liệu chính thức do Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) công bố, cơ quan này đã mua vàng trở lại sau 6 tháng tạm dừng. Tính từ cuối tháng 10 đến cuối tháng 11, dự trữ vàng của quốc gia này đạt 72,96 triệu troy ounce (2.280 tấn).

PBOC là đơn vị mua vàng chính thức lớn nhất thế giới vào năm 2023. Việc tiếp tục mua vàng có thể hỗ trợ nhu cầu của các nhà đầu tư Trung Quốc vốn đã chững lại kể từ khi PBOC tạm dừng chuỗi mua vàng kéo dài 18 tháng vào tháng 5.

Dự trữ vàng của Trung Quốc tăng từ 72,8 triệu troy ounce (2.275 tấn) cuối tháng 10 lên 72,96 triệu troy ounce (2.280 tấn) cuối tháng 11. Tuy nhiên, giá trị lại giảm từ 199,06 tỷ USD cuối tháng 10 xuống 193,43 tỷ USD.

Ảnh: AFP/GETTY IMAGES.

Năm 2023, PBOC đã bổ sung 225 tấn vàng vào kho dự trữ, mức tăng cao nhất kể từ 1977, theo Hội đồng Vàng thế giới (WGC). Họ cũng là ngân hàng trung ương mua nhiều vàng nhất thế giới năm ngoái.

Bài viết liên quan  3 loại rau củ này nên mua về phơi khô trữ ăn dần, dùng trong bữa cơm ngày Tết càng ngon

Tuy nhiên, đến tháng 5, cơ quan này kết thúc đợt mua vàng kéo dài 18 tháng khi giá cả tăng cao. Bất ổn tại Trung Đông, Ukraine và cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khiến giá liên tiếp lập kỷ lục mới năm nay.

Vào tháng 11, giá vàng thế giới mới ghi nhận tháng giảm đầu tiên kể từ tháng 6. Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ khiến vàng bị bán tháo. So với khi lập đỉnh 2.790 USD một ounce cuối tháng 10, giá hiện mất 5%, về 2.646 USD. Tuy nhiên, tính chung từ đầu năm, giá vẫn tăng 28%.

“Việc PBOC mua vàng trở lại phát tín hiệu họ đã quen với nền giá mới và sẵn sàng gây dựng tiếp khối dự trữ”, Ole Hansen, Giám đốc Chiến lược Hàng hóa tại Saxo Bank nhận xét.

Bên cạnh đó, việc ngân hàng trung ương mua vàng có thể vực dậy nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc. Giá tăng cao khiến nhu cầu trang sức tại Trung Quốc thời gian qua đi xuống. Ngược lại, vàng thỏi và vàng xu lại được săn lùng nhiều trong 3 quý đầu năm, khi nhà đầu tư tìm cách bảo vệ tài sản trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc đi xuống.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng là nước tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới, sử dụng 1.100 tấn vào năm 2021. Kim loại này có ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nhưng khoảng 80% vàng được sử dụng trong công nghiệp được sử dụng cho thiết bị điện tử, nhờ đặc tính dẫn điện và khả năng chống xỉn màu của nó. Trung Quốc là nhà sản xuất thiết bị điện tử lớn nhất thế giới, cung cấp 36% tổng sản lượng hàng năm.

WGC nhận định nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương toàn cầu đã tăng mạnh trong 2 năm qua, nhờ tính an toàn, thanh khoản cao và khả năng sinh lời. Động thái này đã hỗ trợ đáng kể cho giá vàng gần đây.

Bài viết liên quan  Xe chở 57 người lao xuống vực sâu 200 mét khiến hàng chục người t.ử v:ong, nạn nhân nhỏ nhất mới 2 tuổi

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương trên toàn cầu mua ròng 60 tấn vàng trong tháng 10 vừa qua, mức bổ sung lớn nhất trong một tháng của năm nay.

WGC cho hay, con số 60 tấn vàng mua ròng trong tháng trước lớn hơn tổng mua ròng vàng của các ngân hàng trung ương trong cả quý II và quý III.

Đáng chú ý, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) dẫn đầu với 27 tấn vàng mua bổ sung vào kho dự trữ. Tiếp theo là Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ (CBT) và Ngân hàng quốc gia Ba Lan (NPB), lần lượt mua 17 tấn và 8 tấn vàng.

Bên cạnh đó, Ba Lan cũng đẩy mạnh mua vàng, với khoảng 69 tấn trong năm nay khi căng thẳng tiếp tục gia tăng ở các khu vực giáp biên giới với Nga.

Hồi đầu năm, Thống đốc NBP Adam Glapiński cho biết, NPB có kế hoạch nâng lượng vàng nắm giữ lên mức 20% tổng dự trữ ngoại hối. Tính đến tháng 10, vàng chiếm 17% trong danh mục tài sản dự trữ của NBP. RBI, CBT và NPB chiếm 60% tổng lượng mua ròng vàng được báo cáo của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu trong năm nay.

Ngoài ra, một số nước khác cũng góp phần vào làn sóng mua vàng trong tháng trước. Kazakhstan đảo ngược chuỗi bán ròng kéo dài 5 tháng, mua 5 tấn vàng trong tháng 10.

Ngân hàng Quốc gia Czech (CNB) bổ sung thêm 2 tấn, đánh dấu tháng mua ròng thứ 20 liên tiếp. Kyrgyzstan báo cáo lượng mua hàng tháng cao nhất trong một năm, với 2 tấn được bổ sung. Ghana mua 1 tấn trong tháng 10, nâng tổng trữ lượng vàng lên 28 tấn, tăng đáng kể so với mức dưới 9 tấn vào tháng 5/2023.

Với bối cảnh lãi suất giảm, căng thẳng địa chính trị leo thang và sự bất ổn kinh tế, triển vọng tăng giá cho vàng trong dài hạn vẫn rất tích cực. Việc vàng duy trì trên các ngưỡng hỗ trợ quan trọng sẽ tạo tiền đề cho một đợt tăng trưởng mới, hướng tới mục tiêu 3.000 USD trong năm 2025.

An Nhiên (Theo Bloomberg, Reuters)