Giao thừa lặng lẽ ở Hàn Quốc: Không pháo hoa, không reo hò, chỉ có tiếng chuông cầu nguyện vang lên

Giao thừa lặng lẽ ở Hàn Quốc: Không pháo hoa, không reo hò, chỉ có tiếng chuông cầu nguyện vang lên
Giao thừa lặng lẽ ở Hàn Quốc: Không pháo hoa, không reo hò, chỉ có tiếng chuông cầu nguyện vang lên

Người Hàn Quốc đang trải qua những ngày vô cùng đau thương. Sự việc thảm họa máy bay rơi xảy ra hôm 29/12/2024 khiến 179 người qua đời, tức là chỉ cách thời điểm đón năm mới 2 ngày.

Đến hôm nay, 1/1/2025, các báo chí truyền thông đã đưa tin về khoảnh khắc giao thừa lặng lẽ của người Hàn Quốc. Không có đếm ngược, không có pháo hoa, không có reo hò, chỉ có tiếng chuông cầu nguyện vang lên lặng lẽ!

Tại Bosingak là một đình chuông lớn ở Jongno ở Seoul, Hàn Quốc – nơi thường đã diễn ra sự kiện đánh chuông đêm giao thừa suốt 70 năm qua – người dân đã tạm biệt năm 2024 trong một bầu không khí vô cùng lặng lẽ.

Khi con số trên màn hình đếm ngược chuyển về 0, người dân lặng lẽ ôm nhau vỗ về thay vì hò reo vui mừng. Tất cả những điều này đều phù hợp khi Hàn Quốc đang tiến hành quốc tang tưởng niệm 179 nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa máy bay lịch sử vào ngày 29/12 vừa qua.

Người Hàn Quốc đón giao thừa lặng lẽ với tiếng chuông cầu nguyện, ảnh: DSD

Bà Kim (50 tuổi) cho biết “Hầu như năm nào tôi cũng cùng gia đình đến dự lễ rung chuông đêm giao thừa nhưng không khí hôm nay thật khác. Mong năm 2025 tới, gia đình tôi vẫn có thể khoẻ mạnh bên nhau, đất nước phát triển.”

Park Young-ja (58 tuổi) (sống ở Geumcheon-gu) cho biết: “Mọi người dân trên cả nước Hàn Quốc đều đang sống trong không khí đau thương. Hy vọng năm mới sẽ khác.”

Bài viết liên quan  Thủ tướng bổ nhiệm lại nhân sự Bộ Quốc phòng

Vào năm nay, số lượng người tham gia lễ rung chuông chào năm mới tại Bosingak cũng ít hơn, cũng không có ánh đèn chiếu sáng rực rỡ sân khấu hay những màn biểu diễn trước đó.

Nỗi đau từ thảm kịch hàng không đã bao trùm lên toàn quốc, biến thời khắc giao thừa thành dịp để người dân hướng lòng về những mất mát, thay vì niềm hân hoan đón chào năm mới. Tiếng chuông cầu nguyện từ Bosingak vang vọng trong đêm là biểu tượng của hy vọng, cầu mong một năm 2025 an lành và không còn những đau thương.

Cảnh sát ước tính chỉ có 32.000 người tụ tập quanh khu vực Bosingak. Cơ quan Cảnh sát Thủ đô Seoul đã triển khai khoảng 300 cảnh sát đến hiện trường để duy trì trật tự cũng như chuẩn bị cho mọi tình huống khẩn cấp bằng cách vận hành bốn trạm y tế và bốn nơi trú ẩn chống rét.

Ban đầu, thành phố Seoul (Hàn Quốc) dự định tổ chức các buổi biểu diễn hoành tráng như biểu diễn Pixmob (công nghệ điều khiển không dây ánh sáng của vòng tay LED), Tháp ánh sáng… cho người dân tham dự sự kiện tại địa điểm này nhưng tất cả đều bị huỷ bỏ. 

Tổng giám đốc điều hành Jeju Air Kim E-bae xin lỗi sau tai nạn máy bay của hãng

Tổng giám đốc điều hành Jeju Air Kim E-bae ngày 29.12 đã xin lỗi và gửi lời chia buồn tới các thành viên gia đình nạn nhân, đồng thời thề sẽ cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết cho gia đình. “Bất kể nguyên nhân là gì, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với tư cách là CEO”, ông Kim nói. Jeju Air cam kết nỗ lực hết sức để hỗ trợ các gia đình còn sống, về mặt tài chính và mặt khác, với kế hoạch bảo hiểm trị giá 1 tỉ USD.

Bài viết liên quan  Vừa bước xuống khỏi xe đưa đón, bé gái 5 tuổi bị ôtô tải cán tử vong: Tạm giữ các phương tiện

Ông Kim sau đó cũng đã đến sân bay Muan để đích thân xin lỗi các gia đình nạn nhân nhưng vấp phải phản ứng giận dữ.

Cả Hàn Quốc chìm trong đau thương, tuyên bố quốc tang 7 ngày tưởng niệm các nạn nhân vụ nổ máy bay tại sân bay quốc tế Muan

Quyền Tổng thống Choi Sang-mok, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Chiến lược và Tài chính, đã tuyên bố quốc tang 7 ngày để tưởng nhớ các nạn nhân thiệt mạng trong vụ máy bay thảm khốc xảy ra tại sân bay quốc tế Muan, huyện Muan, tỉnh Nam Jeolla của nước này trong cuộc họp tại Khu phức hợp Chính phủ Seoul vào chiều ngày 29/12.

Theo đó, Quốc tang sẽ bắt đầu từ ngày 29/12 kéo dài đến đêm 4/1/2025. Lư hương chung sẽ được đặt tại nơi xảy ra tai nạn và tại 17 tỉnh, thành phố, bao gồm Jeonnam, Gwangju, Seoul và Sejong. Tất cả các bộ, chính quyền địa phương và các cơ quan công quyền sẽ treo cờ rủ và các quan chức sẽ đeo băng tang.

Quyền Tổng thống Choi cho biết: “Với tư cách là quyền người đứng đầu chính phủ chịu trách nhiệm về sự an toàn và tính mạng của người dân, tôi cảm thấy đau buồn và tiếc nuối khôn nguôi trước thảm hoạ này”.

Ông nói thêm, “Chính phủ sẽ tuyên bố Muan-gun là khu vực thiên tai đặc biệt và cung cấp mọi hỗ trợ cần thiết, đồng thời thành lập một trung tâm hỗ trợ tích hợp tại chỗ để hỗ trợ cho các gia đình tang quyến.”

Bài viết liên quan  Cà Mau: Chờ kết quả giám định 2 gói thầu liên quan Công ty AIC

Quyền Tổng thống Choi cho biết: “Trụ sở Kiểm soát Tai nạn Trung ương do Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải thành lập cùng với Ủy ban Điều tra Tai nạn Hàng không và Đường sắt sẽ điều tra kỹ lưỡng nguyên nhân vụ tai nạn, xác định những người chịu trách nhiệm và tiết lộ kịp thời và chính xác mọi thông tin” ông nói thêm: “Để ngăn chặn một vụ tai nạn thương tâm xảy ra lần nữa, chúng tôi sẽ đảm bảo chuẩn bị các biện pháp an trên toàn quốc để ngăn chặn sự việc tái diễn”.

Theo con số cập nhật mới nhất của nhà chức trách Hàn Quốc, vụ tai nạn máy bay thương tâm xảy ra tại sân bay quốc tế Muan đã khiến 177 người thiệt mạng, 2 người mất tích và 2 người được cứu.

Nguồn: https://www.webtretho.com/f/chuyen-cuoc-song-4690/giao-thua-lang-le-o-han-quoc-khong-phao-hoa-khong-reo-ho-chi-co-tieng-chuong-cau-nguyen-vang-len