Hà Nội đề xuất tăng mức phạt so với Nghị định 168: Tài xế ngoại tỉnh “sợ” đi đường ở Thủ đô

Hà Nội đề xuất tăng mức phạt so với Nghị định 168: Tài xế ngoại tỉnh “sợ” đi đường ở Thủ đô
Hà Nội đề xuất tăng mức phạt so với Nghị định 168: Tài xế ngoại tỉnh “sợ” đi đường ở Thủ đô

Nhiều tài xế, doanh nghiệp vận tải cho rằng, hiện nay mức phạt tại Nghị định 168 đã thay đổi ý thức của người dân khi tham gia giao thông, tạo được sự răn đe. Vì vậy, cần cân nhắc trong việc tăng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm giao thông, chỉ nên tập trung vào các hành vi gây nguy hiểm tính mạng con người.

UBND TP.Hà Nội đang lấy ý kiến chuyên gia, người dân về dự thảo Nghị quyết quy định mức tiền phạt đối với một số hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo dự thảo, Hà Nội đề xuất nâng mức phạt vi phạm hành chính với 107 hành vi gấp 1,5-2 lần so với Nghị định 168/2024.

Tăng mức phạt, tăng áp lực cho người dân

Anh Đức Chiến (SN 2001, Phú Thọ) làm trong lĩnh vực bất động sản và thường xuyên phải di chuyển trên đường phố Hà Nội. Trước đây, quãng đường từ nhà anh VinSmart City đến khu vực Cầu Giấy mất nhiều thời gian do ùn tắc giao thông kéo dài, nhất là vào giờ cao điểm.

Anh Chiến cho hay, kể từ khi Nghị định 168 có hiệu lực đã mang lại những thay đổi tích cực, đặc biệt trong việc nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Mọi người đã chấp hành nghiêm quy định, còn rất ít trường hợp người dân đi vỉa hè, phóng nhanh vượt ẩu.

Việc tăng mức phạt như Nghị định 168 đang thực hiện, bản thân anh Chiến thấy rằng là phù hợp. Còn với đề xuất của UBND TP Hà Nội, anh bày tỏ quan điểm chỉ nên tăng mức phạt đối với những hành vi vi phạm giao thông nghiêm trọng như sử dụng rượu bia khi lái xe, vượt đèn đỏ…

“Với một số lỗi chưa đến mức nguy hiểm, việc nâng mức phạt quá cao có thể tạo thêm áp lực cho người dân, nhất là trong bối cảnh hạ tầng chưa đồng bộ, mức thu nhập của người dân chưa cao.

Việc các cơ quan chức năng đảm bảo an toàn giao thông là cần thiết, nhưng tôi nghĩ các quy định xử phạt cũng cần được cân nhắc sao cho hợp lý, phù hợp với thực tế và điều kiện của người dân”, anh Chiến nói.

Chị Nguyễn Thị Thoa (SN 1983, Hà Nam) bày tỏ lo ngại, nếu Dự thảo tăng mức phạt vi phạm giao thông tại Hà Nội được thông qua, người dân có thể sẽ gặp khó khăn. Đầu tiên là việc thu nhập của người dân Việt Nam chưa cao, nên việc gánh thêm mức phạt nặng có thể sẽ gây thêm áp lực đối với nhiều người, gia đình.

Bài viết liên quan  9 năm đi XKLĐ gửi tiền về nhờ bố mẹ chồng giữ hộ, ngày trở về quê hương, nhìn ngôi nhà to vật vã của bố chồng mà đầu óc tôi quay cuồng ngã quỵ

Hà Nội đề xuất tăng mức phạt so với Nghị định 168: Chuyên gia cho rằng cần chọn lọc và mang tính thực tế

“Bản thân tôi là một người có hơn 20 năm sinh sống tại Hà Nội, đến nay tôi đã thấy ý thức tham gia giao thông của mọi người thay đổi rất nhiều, nhất là khi Nghị định 168 đi vào cuộc sống”, Chị Thoa nói.

Cùng quan điểm trên, anh Hoàng Văn Ý (SN 1992, ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội), tài xế hãng taxi G7 cho biết, bản thân anh luôn chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, khi lái xe hằng ngày trên đường, đôi lúc chỉ một sơ suất nhỏ cũng có thể dẫn đến vi phạm giao thông. Thêm nữa, anh cho rằng mức xử phạt theo Nghị định 168 hiện tại đã rất cao, chỉ cần tài xế không may bị phạt là coi như mất trắng cả tháng lương. Nếu mức phạt tiếp tục tăng gấp đôi như trong dự thảo của Hà Nội, anh Ý lo ngại sẽ ảnh hưởng tới những người làm nghề chạy dịch vụ, tới đời sống của gia đình tài xế.

Theo anh, lái xe trên đường là một công việc đòi hỏi sự tập trung cao độ nhưng với hạ tầng và mức độ giao thông như hiện nay sẽ rất khó để người điều khiển phương tiện duy trì được sự tập trung sau cả ngày làm việc.

Hà Nội đề xuất tăng mức phạt so với Nghị định 168: Tài xế ngoại tỉnh “sợ” đi vào Thủ đô – Ảnh 3.
Anh Hoàng Văn Ý (SN 1992, ở huyện Ứng Hòa, Hà Nội) cho hay, kể từ khi Nghị định 168 có hiệu lực đã mang lại những thay đổi tích cực, đặc biệt trong việc nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Ảnh: Minh Tiến.

“Hiện nay, công việc của tôi đem thu nhập chính cho gia đình, với số tiền khoảng hơn 10 triệu đồng. Với điều kiện giao thông hiện nay, đường sá ùn tắc, biển báo chưa đồng bộ nếu chỉ tập trung vào việc tăng mức phạt mà không có giải pháp nâng cao hạ tầng giao thông thì tài xế như chúng tôi sẽ rất khó khăn”, anh Ý nói.

Bài viết liên quan  Công bố bảng giá đất mới nhất huyện Đan Phượng, Hà Nội

Vi phạm một lỗi, có thể mất thu nhập cả tháng

Trong khi đó anh Đặng Văn Sáu, lái xe taxi Grab ở Hà Nội cho biết thêm, hiện nay, khi lưu thông trên đường, anh quan sát thấy, người dân đã chấp hành luật lệ giao thông, đi ngay ngắn, dừng đúng vạch kẻ, còn rất ít trường hợp đi lên vỉa hè, lạng lách đánh võng, hoặc vượt đèn đỏ. Điều đó cho thấy, người dân ngoài việc thay đổi ý thức đã biết “sợ” bởi mức phạt cao, đánh thẳng trực tiếp vào túi tiền của mỗi gia đình.

Thêm nữa, hằng tháng, trừ chi phí, anh kiếm được hơn 10 triệu đồng lo cho gia đình gồm 4 người. “Như vậy, chúng tôi cũng như nhiều lái xe khác không ai dám đi ẩu, hoặc để vi phạm giao thông. Nếu như chúng tôi vi phạm một lỗi nào đó thì coi như tháng đó gia đình bị giảm thu nhập, thậm chí là rơi vào hoàn cảnh khó khăn”, anh Sáu chia sẻ.

Ngoài ra, theo anh, ngoài bị phạt tiền, hiện nay tài xế vi phạm giao thông lỗi vượt đèn đỏ hoặc đi lấn làn, ngược chiều còn bị trừ điểm giấy phép lái xe. Như vậy, khi bị trừ hết số điểm Giấy phép lái xe thì họ phải học lại lớp kiến thức về giao thông và có thể phải chờ tới 6 tháng.

“Nếu như lái xe dịch vụ mà vi phạm giao thông, rơi vào trường hợp này sẽ cực kỳ khó khăn. Họ làm gì để nuôi gia đình trong khoảng thời gian này? Thậm chí, có thể sẽ có trường hợp phải bỏ nghề chạy grab”, anh Sáu khoăn.

Ông Nguyễn Minh Hoàn, Giám đốc Công Ty TNHH Thành Cát Đại Lợi, đơn vị vận tải hàng hóa từ Hà Nội đi các tỉnh thành cho hay, hiện nay, người dân, lái xe đã chấp hành nghiêm quy định. Với lái xe tải, khi lưu thông trên đường cũng không dám chạy nhanh, vượt ẩu bởi hiện nay mức phạt tại Nghị định 168 rất nặng, đã tạo được sức răn đe.

Bài viết liên quan  7 bệnh vặt liên tục xuất hiện là dấu hiệu cảnh báo uпg thư

“Chúng tôi luôn tuyên truyền cho lái xe phải chấp hành, tuân thủ quy định khi tham gia giao thông, không được vi phạm quy định. Trường hợp lái xe vi phạm, họ không những bị phạt tiền, trừ điểm Giấy phép lái xe phải chờ học lại lớp kiến thức mà chúng tôi là doanh nghiệp thuê lái xe cũng bị ảnh hưởng, bị gián đoạn quá trình vận chuyển hàng hóa, thậm chí là phải tuyển lái xe khác trong thời gian chờ lái xe vi phạm được phục hồi lại số điểm”, ông Hoàn chia sẻ.

Theo ông Hoàn, cơ quan chức năng cần phải tuyên truyền, truyền thông nhiều hơn để người dân thay đổi ý thức khi tham gia giao thông. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần nghiên cứu sửa chữa, hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại.

Trên một số diễn đàn về giao thông trên mạng xã hội, đề xuất tăng mức xử phạt so với Nghị định 168 của UBND TP Hà Nội cũng nhận được nhiều bình luận.

Anh Công Bằng (TPHCM) chia sẻ: “Làm thế ai dám đến Hà Nội. Chẳng ai cố ý vi phạm nhưng đến chỗ lạ không quen đường phố, vô ý vi phạm là chuyện thường, nhất là hiện nhiều tài xế còn nhờ “bác google” dẫn đường”. Đồng quan điểm, tài khoản Nguyễn Lực cho rằng: “Phạt thế này tỉnh lẻ về Hà Nội đi taxi hoặc xe buýt cho lành. Nhiều chỗ cắm biển cấm rẽ theo giờ, chỉ chú ý đèn không nhìn khung giờ là … toang”.

Còn tài khoản Toàn Nguyễn đề xuất: “Coi trọng vào giáo dục ý thức mới cải thiện được gốc vấn đề chứ cứ tăng phạt thì tăng áp lực người dân càng sinh ra tiêu cực trong xã hội”.

Bên cạnh đó, có những độc giả đồng ý tăng nặng xử phạt các hành vi như lạng lách đánh võng, đi lùi, đi ngược chiều, … Tài khoản Nguyễn Gia Lâm đề nghị: “Tăng mức phạt cũng tốt, tuy nhiên chí ít phải nâng cấp cơ sở hạ tầng, chấn chỉnh người thực thi công vụ rồi hãy áp dụng. Đặc biệt là phải để người dân được quyền giám sát người thực thi công vụ”.

Nguồn https://danviet.vn/ha-noi-de-xuat-tang-muc-phat-so-voi-nghi-dinh-168-tai-xe-ngoai-tinh-so-di-duong-o-thu-do-20250205104002033.htm