Hà Nội không còn là thành phố trực thuộc trung ương rộng nhất Việt Nam

Hà Nội không còn là thành phố trực thuộc trung ương rộng nhất Việt Nam
Hà Nội không còn là thành phố trực thuộc trung ương rộng nhất Việt Nam

Từ ngày 1/1/2025, Hà Nội không còn là thành phố có diện tích lớn nhất nước ta.

TP. Hà Nội – Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là trung tâm đầu não về chính trị – hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Đây cũng là thành phố có diện tích lớn nhất cả nước, với diện tích hơn 3.359 km2, theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê.

Sáng ngày 30/11/2024, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội XV đã thông qua Nghị quyết thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương với 458/461 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Từ ngày 1/1/2025, cùng với TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hải Phòng, TP. Đà Nẵng và TP. Cần Thơ, Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam.

Theo Nghị quyết, TP. Huế là thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là hơn 4.947 km2, và quy mô dân số là 1.236.393 người của tỉnh Thừa Thiên Huế. Theo Nghị quyết số 1314/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025, TP. Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện và 133 đơn vị hành chính cấp xã.

Như vậy, sau khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, Hà Nội không còn là thành phố rộng nhất Việt Nam về diện tích.

Bài viết liên quan  Động đất kinh hoàng 6,8 độ richter, ít nhất 53 người thiệt mạng

Tại Lễ công bố Nghị quyết vào tối 29/12/2024, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, trong lịch sử dựng nước và phát triển, TP. Huế luôn giữ một vai trò và vị thế đặc biệt quan trọng; là cửa ngõ của hành lang kinh tế Đông Tây; là một trong những trung tâm lớn về văn hoá, du lịch, giáo dục, đào tạo, y tế chuyên sâu.


Bên cạnh đó, TP, Huế còn là một cực tăng trưởng của vùng động lực miền Trung và có vị trí trọng điểm về quốc phòng, an ninh của cả nước; là vùng đất văn hiến, văn hóa đặc sắc, là nơi duy nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có Di sản thế giới được UNESCO công nhận từ năm 1993 và trở thành thành viên chính thức của mạng lưới di sản quốc tế. Những điều này chính là yếu tố, tiêu chuẩn đặc thù của thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của Việt Nam.

Phát biểu tại Lễ công bố, ông Lê Trường Lưu – Bí thư Thành ủy TP. Huế nhấn mạnh, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, TP. Huế bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn xây dựng và phát triển với tâm thế là thành phố di sản văn hóa đầu tiên của Việt Nam.

Đây là nền tảng quan trọng, tạo động lực, khí thế mới để Huế tiếp tục phát huy truyền thống lịch sử và cách mạng vẻ vang, xây dựng và phát triển thành một đô thị di sản thông minh và giàu bản sắc, tiếp tục phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế, tạo bứt phá để phát triển nhanh và bền vững; khẳng định vai trò, vị thế các trung tâm của vùng và cả nước về văn hóa, du lịch; y tế chuyên sâu, giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ.

Bài viết liên quan  Lỗi đánh máy làm dự án đường ven biển tăng 100 tỉ đồng

Theo quy hoạch, đến năm 2030, Huế là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Địa phương đặt ra mục tiêu đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 9 – 10%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 6.000 USD. Tỷ lệ tăng dân số trên địa bàn bình quân đạt 1,38%/năm; đến năm 2030, dân số toàn tỉnh đạt khoảng 1,3 triệu người.

Tầm nhìn đến năm 2050, Huế là thành phố trực thuộc trung ương phấn đấu là đô thị di sản đặc trưng của Việt Nam; một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; trung tâm kinh tế biển mạnh của cả nước; quốc phòng, an ninh được đảm bảo vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần người dân đạt mức cao.

Bài viết liên quan  Bã cà phê đổ đi chẳng khác gì vứt tiền, những công dụng của bã cà phê nhà nào cũng cần