Khuyến khích cán bộ dôi dư nghỉ ngay khi sắp xếp bộ máy

Khuyến khích cán bộ dôi dư nghỉ ngay khi sắp xếp bộ máy
Khuyến khích cán bộ dôi dư nghỉ ngay khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải có chính sách phù hợp, không để lao động hợp đồng phải thiệt thòi khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Không ai bị bỏ lại phía sau khi tinh gọn bộ máy

Ngày 17.12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ 4 Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW.

Tại phiên họp, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, đến nay, Bộ Nội vụ đã hoàn thành toàn bộ báo cáo tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW; Đề án sáp nhập, hợp nhất, điều chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và các văn bản liên quan cùng đề án kết thúc hoạt động Ban Cán sự đảng, thành lập Đảng bộ Chính phủ, Đảng bộ bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Theo Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, điều quan trọng nhất là sau khi sắp xếp phải có chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động liên quan ổn định cuộc sống.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày đề xuất về chế độ, chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp tinh gọn. Ảnh: TTXVN

Hiện Bộ đã hoàn thành dự thảo Nghị định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và lao động hợp đồng trong sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Dự thảo nghị định này đưa ra quan điểm và nguyên tắc rất quan trọng. Tinh thần của chính sách là nhân văn, công bằng, bảo đảm tương quan hợp lý giữa các đối tượng, nhằm ổn định cuộc sống, bảo đảm quyền, lợi ích cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để “không ai bị bỏ lại phía sau trong quá trình sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy”.

Bài viết liên quan  Cô gái 19 tuổi bị ‘xuống tay’ qua đời trong phòng trọ ở TPHCM: Anh rể là nghi can

Tập trung ưu tiên đặc biệt, nổi trội để khuyến khích các đối tượng nghỉ ngay và nghỉ trong 12 tháng kể từ khi cơ quan, tổ chức, đơn vị thực hiện sắp xếp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Việc xây dựng chính sách gắn với trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng công chức, viên chức nghỉ gắn tinh giản biên chế với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; yêu cầu quyết tâm duy trì, giữ chân cán bộ tốt, viên chức tốt, có năng lực, phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ, không để “chảy máu chất xám”.

Phiên họp Ban Chỉ đạo tinh gọn bộ máy của Chính phủ. Ảnh: TTXVN

Không để lao động hợp đồng chịu thiệt thòi

Phát biểu tại phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong quá trình tinh gọn bộ máy phải xây dựng, thiết kế chế độ chính sách nhất quán, có tính kế thừa các chính sách từ trước đến nay, và phải thiết kế chính sách cao hơn Nghị định số 29/2023/NĐ-CP của Chính phủ về tinh giản biên chế.

Việc này cũng tránh kiện cáo, hồi tố sau này và phải đảm bảo được công bằng, quyền lợi ích, hợp pháp của người lao động, phù hợp với tình hình chung.

Đối với số người lao động hợp đồng Thủ tướng Chính phủ yêu cầu sẽ phải có chính sách phù hợp, không để lao động hợp đồng phải thiệt thòi.

Bài viết liên quan  Chú rể và 15 cây v àng cưới cùng biến m ấ t trong đêm tân hôn, cả đời này tôi không bao giờ quên được đêm ấy

Theo người đứng đầu Chính phủ, phải xây dựng chế độ, chính sách làm sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của nền kinh tế đất nước.

Ngoài ra phải vừa đảm bảo được chính sách khuyến khích người có năng lực, sức khỏe, có trình độ làm việc trong khu vực Nhà nước, cũng như thu hút được người làm việc ở khu vực ngoài Nhà nước vào Nhà nước.

“Làm sao việc ra, vào của cán bộ công chức, viên chức bình thường, thuận lợi, làm ở ngoài cũng được mà làm trong nhà nước cũng được, thủ tục cần đơn giản, linh hoạt. Tinh thần chung đặt ra là phải tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho người lao động”, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh.

Nguồn: https://amp.laodong.vn/thoi-su/khuyen-khich-can-bo-doi-du-nghi-ngay-khi-sap-xep-bo-may-1436521.ldo