Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với Tổng thống Trump

Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với Tổng thống Trump
Lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với Tổng thống Trump

Ngày 22/1, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã trở thành lãnh đạo nước ngoài đầu tiên điện đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông nhậm chức.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) trong nhiệm kỳ đầu và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman trong cuộc gặp ở Washington DC., ngày 20/3/2018. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo tờ The Times of Israel, quyết định điện đàm đầu tiên với lãnh đạo Saudi Arabia cho thấy ưu tiên của chính quyền Tổng thống Trump.

Thái tử Bin Salman nói với ông Trump trong cuộc điện đàm rằng Saudi Arabia muốn mở rộng các khoản đầu tư vào Mỹ trong bốn năm tới lên 600 tỷ USD. Con số này có thể tăng thêm nếu có thêm các cơ hội.

Truyền thông Saudi Arabia không nêu rõ nguồn gốc của số tiề.n 600 tỷ USD, liệu đó là chi tiêu công hay tư, hoặc cách thức triển khai số tiề.n này.

Ông Trump khẳng định với Thái tử Saudi Arabia rằng ông mong muốn hợp tác với nước này để thúc đẩy các lợi ích chung.

Video đang HOT

Theo hãng tin Reuters, ông Trump đã duy trì quan hệ chặt chẽ với các nước vùng Vịnh, trong đó có Saudi Arabia, trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Saudi Arabia đã đầu tư 2 tỷ USD vào một công ty do Jared Kushner, con rể và cựu cố vấn của ông Trump, thành lập sau khi ông rời nhiệm sở.

Ông Trump nói sau lễ nhậm chức ngày 20/1 rằng ông sẽ cân nhắc việc chọn Saudi Arabia làm điểm đến đầu tiên trong chuyến thăm nước ngoài nếu nước này đồng ý mua 500 tỷ USD sản phẩm của Mỹ, tương tự như những gì ông đã làm trong nhiệm kỳ đầu tiên.

“Tôi đã thăm Saudi Arabia lần trước vì họ đồng ý mua 450 tỷ USD sản phẩm của chúng ta. Tôi nói tôi sẽ làm điều đó nhưng các bạn phải mua sản phẩm của Mỹ và họ đã đồng ý”, ông Trump nói, nhắc đến chuyến thăm Saudi Arabia vào năm 2017.

Bài viết liên quan  Giá vàng chiều hôm nay (12-11): Tiếp đà giảm mạnh

Hiện Nhà Trắng chưa công bố thông tin về cuộc điện đàm này, nhưng hai nhà lãnh đạo có thể đã thảo luận về việc tiếp tục đưa phong trào Houthi ở Yemen vào danh sách Tổ chức Khủn.g b.ố Nước ngoài (FTO).

Nhà Trắng đã công bố quyết định trên ngay sau cuộc điện đàm. Đây là một bước đi mà Saudi Arabia đã kêu gọi vì nước này đã phải đối mặt với các cuộc tấ.n côn.g từ Houthi khi hỗ trợ chính phủ Yemen chống lại các nhóm đối lập trong cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm.

Cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh ông Trump bày tỏ mong muốn mở rộng Hiệp định Abraham với một thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và Saudi Arabia.

Thỏa thuận này có thể là một phần của hiệp định quốc phòng lớn mà Saudi Arabia đang muốn ký với Mỹ, theo đó Mỹ sẽ đảm bảo an ninh cho Saudi Arabia nếu nước này bị tấ.n côn.g và Saudi Arabia sẽ rót các khoản đầu tư lớn vào nền kinh tế Mỹ.

Tuy nhiên, Saudi Arabia từ lâu đã nhấn mạnh rằng một thỏa thuận như vậy cần bao gồm thiết lập một lộ trình hướng tới thành lập một nhà nước Palestine. Kể từ khi chiến tranh Gaza bùng nổ do cuộc tấ.n côn.g ngày 7/10/2023 của Hamas, Saudi Arabia đã tăng cường yêu cầu này. Một số người cho biết Thái tử Saudi Arabi sẽ không thể chấp nhận thêm các bước mang tính tượng trưng của Israel mà đòi hỏi các hành động cụ thể. Ngoài ra, Saudi Arabia cũng đã khẳng định rằng chấm dứt chiến tranh ở Gaza là điều kiện tiên quyết trước khi các cuộc đàm phán bình thường hóa có thể tiếp tục.

Ông Trump đề cử thông gia làm đại sứ Mỹ tại Pháp

Ngày 30/11, Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức đề cử ông Charles Kushner, cha của con rể ông là Jared Kushner vào vị trí Đại sứ Mỹ tại Pháp.

Đề cử này đã thu hút sự quan tâm rộng rãi, không chỉ vì mối quan hệ gia đình mà còn bởi lịch sử pháp lý của ông Kushner.

Bài viết liên quan  Danh sách 62 bệnh không cần giấy chuyển tuyến, được dân vẫn được hưởng BHYT 100%

Tổng thống đắc cử Donal Trump tại Georgia, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Charles Kushner, một doanh nhân bất động sản có tiếng, từng thành lập Công ty Kushner và phát triển tập đoàn này trở thành một trong những chủ sở hữu bất động sản lớn nhất tại New Jersey. Tuy nhiên, năm 2005, ông phải đối mặt với bản án hai năm tù sau khi nhận tội với 18 tội danh liên bang, bao gồm trốn thuế, can thiệp nhâ.n chứn.g và vi phạm quy định tài trợ bầu cử. Vụ án này, do Chris Christie – khi đó là luật sư Mỹ tại New Jersey – điều tra chính, đã làm suy giảm nghiêm trọng đến hình ảnh của ông Kushner trong giới kinh doanh.

Trong quá trình xét xử, một trong những cáo buộc đáng chú ý đến việc ông Kushner sử dụng các biện pháp gây áp lực đối với nhâ.n chứn.g. Điều này được luật sư Christie cho là “đáng quan ngại” và là một trong những vụ việc nghiêm trọng nhất mà ông từng xử lý. Sau khi thụ án và được trả tự do, ông Charles Kushner đã tập trung vào các hoạt động từ thiện và tiếp tục quản lý doanh nghiệp gia đình. Năm 2020, Tổng thống Trump đã ân xá cho ông, đán.h giá cao những đóng góp của Kushner trong lĩnh vực từ thiện và xã hội.

Đề cử lần này của ông Trump được giới quan sát nhận định là phù hợp với xu hướng lựa chọn các ứng viên có quan hệ thân thiết hoặc từng hỗ trợ đáng kể cho chiến dịch của ông. Ông Charles Kushner là một trong những người ủng hộ lớn của ông Trump, với các khoản đóng góp tài chính đáng kể cho các ủy ban hành động chính trị ủng hộ ông Trump. Ngoài ra, con trai ông – Jared Kushner, từng đảm nhận vai trò cố vấn cấp cao trong chính quyền ông Trump trước đây, phụ trách nhiều dự án quan trọng.

Bài viết liên quan  Cách phân biệt cà chua chín tư nhiên và cà chua phun hóa chất rất đơn giản: Chỉ cần nhìn điểm này

Mặc dù ông Trump ca ngợi Charles Kushner là một “nhà lãnh đạo doanh nghiệp và nhà từ thiện xuất sắc”, sự đề cử này đã tạo ra không ít ý kiến trái chiều. Việc bổ nhiệm một cá nhân từng có tiề.n án vào vị trí đại sứ tại một quốc gia quan trọng như Pháp là điều hiếm gặp trong lịch sử chính trị Mỹ. Những người tiề.n nhiệm của ông Kushner tại Paris như Benjamin Franklin hay Thomas Jefferson đều là các biểu tượng với nhiều đóng góp lớn trong lịch sử Mỹ, khiến sự so sánh càng trở nên đáng chú ý.

Bên cạnh đó, sự chú ý còn tập trung vào khối tài sản khổng lồ của gia đình ông Kushner – ước tính tổng giá trị lên đến 7,1 tỷ USD. Gia đình ông còn sở hữu nhiều bất động sản, cổ phần tại Công ty Kushner và các khoản đầu tư công nghệ, trong đó có những dự án nổi tiếng như Instagram, Spotify và OpenAI. Những thành công này đã đưa gia đình ông Kushner trở thành một trong những dòng tộc có ảnh hưởng lớn trong cả lĩnh vực kinh doanh và chính trị.

Nếu đề cử ông Charles Kushner được phê chuẩn, đây có thể trở thành một cột mốc quan trọng trong quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Pháp. Dù được ông Trump đặt niềm tin, việc đảm nhận vai trò mới không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức lớn đối với ông Kushner, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều yêu cầu về tính minh bạch và trách nhiệm trong các vị trí công quyền. Quyết định này không chỉ phản ánh phong cách quản trị đặc trưng của ông Trump mà còn đặt ra những câu hỏi quan trọng về định hướng chiến lược ngoại giao của Mỹ trong thời kỳ sắp tới.

Cách ông Kushner đảm nhiệm vai trò này sẽ là phép thử không chỉ cho cá nhân ông mà còn cho cả cách thức vận hành ngoại giao của Mỹ.

Nguồn: https://vietgiaitri.com/lanh-dao-nuoc-ngoai-dau-tien-dien-dam-voi-tong-thong-trump-20250123i7365562/?campid=cWNfZmFjZWJvb2t8Y3BjfFZHVDAwMS1MaW5rXzIwMjUwMTIzfDE5OjM1OjA3