Mẹo hay lấy loại nước thông dụng пày lau sàn nhà, sạch lại thơm tho cả tuần

Mẹo hay lấy loại nước thông dụng пày lau sàn nhà, sạch lại thơm tho cả tuần
Mẹo hay lấy loại nước thông dụng пày lau sàn nhà, sạch lại thơm tho cả tuần

Nhiều người chuyên nghiệp đã dùng nước xả vải để lau sàn nhà và công dụng cực kỳ bất ngờ.

Sàn nhà cần sạch bóng thơm tho tránh ruồi muỗi. Và nhiều người nghĩ cần nước lau sàn nhà chuyên dụng. Nhưng nhiều người dọn nhà chuyên nghiệp lại dùng nước xả vải lau sàn sau khi đã làm sạch bụi bẩn.

Công dụng nước xả vải trong lau sàn nhà 

Sàn nhà lâu ngày hay bị cũ, xước không bóng và bị mài mòn thì hãy dùng nước xả vải. Công dụng nước xả vải gây ngạc nhiên vì chúng giúp lấy lại độ sáng bóng tốt hơn. Trong nước xả vải có chất khử tĩnh điện làm mềm nước do đó khi dùng nước xả vải lau sàn nhà bạn sẽ thấy sàn lâu bị bám bụi hơn. Đặc biệt dịp cuối năm kiêng lau nhà trong mấy ngày Tết thì dùng nước xả vải dọn nhà càng hiệu quả.

Mang nước xả vải đi lau sàn nhà bạn thấy công dụng bất ngờ

Nhiều chuyên gia vệ sinh đã dùng nước xả quần áo để thực hiện dọn dẹp vệ sinh nhà cửa và đó là bí kíp mà không phải ai cũng biết. Đầu tiên để làm sạch nền nhà thì bạn cần quét dọn để làm sạch bụi loại bỏ rác to trên sàn nhà. Các bước sau là bạn dùng cây lau sàn lau bằng nước thông thường. Lần cuối cùng hãy dùng nước xả vải pha loãng để lau sàn. Lau sàn bằng nước xả vải giúp sàn trở nên sáng bóng hơn và đặc biệt lưu hương chống mùi hôi. Những ngày mùa xuân nồm ẩm, nhiều đồ ăn Tết rơi vãi thì lau sàn bằng nước xả vải còn giúp chống môc, chống hôi, đuổi ruồi muỗi. Không chỉ giúp làm sạch và bóng sàn, nước xả quần áo còn có thể dùng trong nhiều trường hợp để giúp bạn dọn dẹp nhà cửa thơm mát hơn.

Nước xả vải có thể dội khử hôi bồn cầu.

Nước xả vải lưu hương lâu nên chúng có thể dùng để cọ rửa tường nhà vệ sinh, bồn cầu để giúp khử hôi. Các chất tẩy rửa chuyên dụng thường là chất tẩy mạnh nên có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu vì mùi clo mạnh bay lên và cũng có thể diệt vi khuẩn có lợi trong bồn cầu. Nhưng khi dùng nước xả vải để cọ bồn cầu bạn sẽ thấy nhà vệ sinh thươm hơn mà lại mùi dễ chịu hơn và sẽ giảm mùi hôi. Bạn cũng có thể cho nước xả vải vào trong bồn cầu để dội rửa khử mùi.

Bài viết liên quan  Để vợ hai ở nhà chăm con riêng, một lần về sớm nhìn thấy cảnh tượng trong phòng khách, tôi bủn rủn đ/u/ổi luôn cô ta

Nước xả vải có thể khử hôi bồn cầu, tường nhà vệ sinh

Lau bề mặt gỗ như bàn, kệ sách lâu ngày bị hôi

Khi bạn dùng nước lau mặt bàn gỗ, kệ sách, sẽ thấy có mùi hôi khó khử. Nhưng sau đó nếu dùng nước xả vải lau lại thì sẽ khử mùi hôi và giúp thơm tho hơn.

Vệ sinh gương kính không để lại vệt loang

Khi dùng nước xả quần áo lau gương kính bạn sẽ thấy bề mặt sạch và giảm vệt loang hơn lau nước khoog.  Các vòi nước trong nhà vệ sinh để lâu thường bám cặn canxi gây loang lổ. Hãy dùng nước xả vải giặt rũ cũng sẽ thấy chúng sạch sẽ và không bị mùi hóa chất.

Nước xả vải giúp sạch vết keo dán, băng dính

Nếu bạn phải làm sạch vết keo dán, băng dính bám lên bề mặt gỗ, gương, cửa…. hãy pha nước xả vải với nước ấm rồi dùng hỗn hợp này lau lên bề mặt tường, tủ, kính, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ lớp băng kéo dính trên bề mặt đó.

Nước xả vải đuổi muỗi ruồi

Trộn nước xả vải với baking soda, nước sạch và dung dịch chống muỗi bạn sẽ thấy chúng có công dụng đuổi muỗi và lại có thêm mùi thơm dễ chịu hơn là chỉ dùng mỗi bình xịt muỗi không.

Nước xả vải làm mềm thảm chủi chân

Thảm chùi chân để lâu bị cứng và khó làm mềm. Do đó hãy gặt chúng rồi ngâm trong nước xả vải để mềm hơn, khi lau chân bạn sẽ thấy nhẹ nhàng êm ái hơn.

Nhỏ vài giọt dầu gió vào nước lau nhà, lợi ích bất ngờ nhà nào cũng cần

Bạn có biết rằng chỉ với vài giọt dầu gió, bạn có thể biến nước lau nhà thành một công cụ làm sạch cực kỳ hiệu quả? Không chỉ giúp sàn nhà sạch bóng, dầu gió còn mang lại những lợi ích bất ngờ khác mà bạn chưa từng biết đến. Dầu gió là một sản phẩm quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nổi bật với các công dụng như hạ sốt, giảm đau và điều trị tình trạng đầy hơi. Bên cạnh đó, dầu gió cũng được biết đến với hiệu quả đáng kể trong việc hỗ trợ điều trị cảm lạnh và cảm cúm.

Ngoài các lợi ích về sức khỏe, dầu gió còn có nhiều ứng dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày nếu được sử dụng đúng cách. Chẳng hạn, khi nhỏ một vài giọt dầu gió vào nước lau nhà, bạn sẽ nhận thấy nhiều hiệu quả bất ngờ, bao gồm:

Bài viết liên quan  Thêm 1 ca tử vong do mắc Cúm A/H1pdm ở Bình Định

Khử mùi hôi

Dầu gió thường được chế biến từ nhiều thành phần như tinh dầu bạc hà, tinh dầu cam hoặc menthol, mang lại hương thơm dễ chịu và đặc trưng. Khi hòa trộn vào nước lau nhà, các hợp chất này có khả năng át đi những mùi hôi khó chịu từ bụi bẩn, ẩm mốc hoặc thực phẩm trong không gian sống.

Các mùi không mong muốn như ẩm mốc trong phòng tắm, dầu mỡ trong bếp hay mùi hôi từ thùng rác sẽ được giảm thiểu đáng kể. Do đó, bên cạnh việc nhỏ vài giọt dầu gió vào nước lau nhà, bạn cũng có thể đặt một lọ dầu gió trong nhà tắm để khử mùi, hoặc nhỏ vài giọt vào nước lau bếp, hay xịt vào thùng rác để làm giảm mùi hôi.

Dầu gió thường được chế biến từ nhiều thành phần như tinh dầu bạc hà, tinh dầu cam hoặc menthol, mang lại hương thơm dễ chịu và đặc trưng

Tăng hiệu quả lau chùi

Các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, bụi bám lâu ngày và vết ố trên sàn nhà thường rất khó để loại bỏ chỉ bằng nước thông thường. Tuy nhiên, dầu gió lại có khả năng xử lý những vết bẩn này một cách dễ dàng.

Nguyên nhân là do dầu gió có tính năng làm mềm các vết bẩn và dễ hòa tan trong nước, giúp bạn lau chùi mà không cần tốn quá nhiều sức lực. Điều này không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao hiệu quả của quá trình lau chùi.

Hơn nữa, một số tinh dầu có trong dầu gió còn giúp làm sáng bóng cho sàn gỗ và các bề mặt khác, từ đó làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống của bạn.

Khả năng diệt khuẩn hiệu quả

Dầu gió chứa nhiều hợp chất như menthol và eucalyptol, nổi bật với tính năng kháng khuẩn và chống viêm nhẹ. Việc nhỏ vài giọt dầu gió vào nước lau nhà có thể giúp khử trùng bề mặt, giảm thiểu sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và các vi sinh vật có hại.

Các khu vực dễ bị ẩm ướt như góc tường, phòng tắm và nhà bếp có thể được bảo vệ nhờ vào khả năng kháng khuẩn của dầu gió, từ đó giảm thiểu vấn đề nấm mốc trong không gian sống.

Bài viết liên quan  Điều tra nữ đại gia huy động góp vốn đầu tư dự án, lừa 54 tỉ đồng

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả diệt khuẩn tối ưu, bạn nên kết hợp dầu gió với các chất tẩy rửa chuyên dụng như nước rửa sàn hoặc xà phòng, vì dầu gió không phải là một giải pháp tẩy trùng mạnh mẽ.

Dầu gió chứa nhiều hợp chất như menthol và eucalyptol, nổi bật với tính năng kháng khuẩn và chống viêm nhẹ

Đẩy lùi muỗi

Dầu gió chứa các thành phần như bạc hà và eucalyptol (tinh dầu bạch đàn), những mùi hương mà muỗi thường không ưa thích. Bằng cách nhỏ vài giọt dầu gió vào nước và sử dụng hỗn hợp này để lau sàn nhà, mùi thơm tự nhiên của dầu gió sẽ được lưu giữ trong không khí, giúp xua đuổi muỗi hiệu quả.

Không chỉ riêng muỗi, mà nhiều loại côn trùng khác như gián, kiến và chuột cũng rất không thích mùi hương này. Bạn có thể pha 1-2 giọt dầu gió vào 100ml nước, cho vào chai xịt và xịt vào những khu vực mà muỗi và gián thường trú ngụ, chẳng hạn như góc nhà, cửa sổ, hoặc trên các bề mặt như bàn và ghế, nhằm mục đích đẩy lùi chúng.

Tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu

Các tinh chất có trong dầu gió không chỉ giúp không gian trở nên sạch sẽ mà còn mang lại hiệu quả trong việc giảm căng thẳng, giúp cơ thể và tâm trí thư giãn. Mùi bạc hà có thể kích thích các giác quan, góp phần làm tăng cảm giác tỉnh táo và năng lượng. Chính vì vậy, dầu gió rất được ưa chuộng trong những lúc cần duy trì sự tỉnh táo.

Trong mùa thu đông, hương thơm từ dầu gió còn tạo cảm giác ấm áp cho không gian sống. Đó chính là lý do mà nhiều người chọn nhỏ vài giọt dầu gió vào nước để lau nhà.

Tuy nhiên, do mùi hương của dầu gió khá mạnh, việc sử dụng quá nhiều có thể khiến không gian trở nên ngột ngạt hoặc khó chịu. Vì vậy, nên nhỏ từ 3–5 giọt cho mỗi xô nước để đảm bảo cảm giác dễ chịu. Ngoài ra, việc lạm dụng dầu gió có thể để lại một lớp dầu mỏng trên sàn, gây trơn trượt khi đi lại.

Một số loại sàn gỗ có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần trong dầu gió. Do đó, trước khi sử dụng, hãy thử nghiệm với một phần nhỏ trên bề mặt sàn để đảm bảo không có tác dụng phụ như trầy xước hoặc mài mòn.